Trường mầm non Đông Hải tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho …
Với khẩu hiệu:” Môi trường hôm nay- Cuộc sống ngày mai”
Tuổi trẻ cần có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường bởi tuổi trẻ là lớp người thụ hưởng hoặc hứng chịu chất lượng môi trường sống trong tương lai do chính cách hành xử của mình với môi trường từ hôm nay.
Giáo dục môi trường có ý nghĩa quan trọng sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường. Giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách con người, do đó giáo dục mầm non có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục môi trường.
Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc phát triển nhân cách sau này. Đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu.
Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Vì vậy giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
Giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào trong các hoạt động hằng ngày nhằm củng cố và hệ thống hoá các kinh nghiệm mà trẻ đã tích luỹ được trong cuộc sống hằng ngày, trong lúc trẻ quan sát, học tập, vui chơi và lao động, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
Vậy việc lồng ghép tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động là hết sức thiết yếu, mà đặc biệt là bậc học mầm non nhằm hình thành cho trẻ ngay từ tấm bé những hiểu biết ban đầu về môi trường, trẻ dần dần có thói quen, kỹ năng hành động và thái độ tích cực phù hợp với môi trường. Bởi bảo vệ môi trường là việc làm không những chỉ “Cho hôm nay mà cho cả ngày mai’’
Trong thực tế việc hướng dẫn tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia tích cực của trẻ. Bên cạnh đó còn gặp một số khó khăn như sau:
– Việc quy hoạch sân trường chưa hoàn thiện, hệ thống cây xanh ít.
– Cơ sở vật đã có song chưa phong phú, Chất lượng đồ chơi chưa cao, một số đồ chơi tự làm chưa bền, mức độ thẩm mỹ thấp .Nhà vệ sinh khép kín tuy nhiên vẫn chưa theo đúng quy cách của trường mầm non đạt chuẩn, nơi làm vệ sinh như rửa tay, lau mặt, đánh răng của trẻ còn chung với nhà vệ sinh.
– Giáo viên chưa quan tâm tới đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong họat động bảo vệ môi trường gây cho trẻ mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán.
– Bên cạnh đó đa số phụ huynh ở lớp là thành phần lao động nên hoạt động trò chuyện cùng trẻ về thế giới xung quanh trẻ còn hạn chế chưa được quan tâm, chủ yếu là cô cung cấp kiến thức cho trẻ. Cũng vì lý do đó mà việc tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên còn hạn chế.
– Trẻ ở trường khoảng 75% cháu chưa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, ăn trái cây, uống sữa xong còn quăng ném vỏ hộp bừa bãi, chưa có ý thức trong việc giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, chưa biết tiết kiệm nước uống cũng như nước sinh hoạt, chưa có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình còn chạy nhảy ra ngoài nắng, mưa để chơi. Khi được giáo viên cho ra dạo chơi ngoài trời vẫn còn nhiều trẻ chạy bẻ cành lá để chơi.
Việc giáo dục môi trường là một việc làm rất cần thiết “Cho hôm nay và cho cả ngày mai”. Nhằm xây dựng một trường học “xanh-sạch-đẹp” và một xã hội trong lành.
Giáo dục bảo vệ môi trường thì giáo viên có kiến thức về việc bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiểm môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, các bậc Phụ huynh và cộng đồng.
– Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp gọn gàng ngăn nắp, biết thu gom, phân loại rác, tiết kiệm giấy, tái sử dụng nguyên vật liệu cũ, biết trồng và chăm sóc cây xanh, chăm sóc các con vật nuôi, biết sử dụng tiết kiệm điện, nước…. Hình thành cho trẻ thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: Vứt rác bừa bãi nơi công cộng, dẫm đạp lên cây xanh, sử dụng lãng phí điện, nước…. .
– Bên cạnh giúp cho các bậc cha mẹ và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường. Tích cực tham gia các hoạt động làm “xanh-sạch-đẹp” môi trường và làm gương cho trẻ, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường:
* Giải pháp 1: Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ
– Giáo dục trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung như: không vứt rác bừa bãi, không nhổ bậy, không bẻ cành, hái hoa, đi tiểu tiện đúng nơi quy định
– Tiết kiệm trong tiêu dùng: Tiết kiệm điện, nước, tích cực tham gia cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu từ thiên nhiên .
VD : Trong khi trẻ rửa tay, có một trẻ rửa tay xong mà không vặn vòi nước vào ,cô gọi trẻ lại nhắc nhở trẻ đồng thời giáo dục các bạn khác.
– Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường theo gương Bác Hồ như Bác đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Giải pháp 2: Thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đầy đủ nghiêm túc.
– Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngay.
– Tận dụng các cơ hội để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
– Giáo viên phải là tấm gương cho trẻ noi theo trong việc thực hành bảo vệ môi trường
VD: trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi thấy ở sân trường có vài vỏ hộp sữa, vỏ bim bim…tôi đã nhặt ngay bỏ vào thùng rác đồng thời giáo dục trẻ không được vứt rác bừa bãi.
Giải pháp 3 : Bồi dưỡng nâng cao nhận thức
– Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các lứa tuổi, trong các hoạt động hàng ngày và ở mọi thời điểm, thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường bằng phương pháp hiện đại, đặt trọng tâm ở trẻ và cách tiếp cận học bằng việc làm cụ thể: Lúc nào cũng chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm cao đối với việc bảo vệ môi trường
– Mỗi cá nhân phải nhận thức môi trường là vấn đề của mỗi người
Giải pháp 4 : Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT trong các chủ đề:
Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình…mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi…..với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng ,hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môitrường trong và ngoài lớp học. Ví dụ:
* Chủ đề: “Trường mầm non thân yêu của bé”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề: Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt (Trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hoạt động ngoài trời, và khi tay bẩn).
Cô giáo còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp biết chăm sóc bảo vệ cây
Trẻ tham gia nhặt rác và tỉa lá úa của cây
Bên cạnh đó, cô giáo tổ chức cho trẻ trò chơi “Chọn những hành vi đúng , sai”: Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi…Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu một đội đánh dấu X vào vòng tròn các hành vi đúng và một đội đánh dấu X vào vòng tròn những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào đánh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng.
Trò chơi “ Chọn những hành vi đúng – sai
* Với Chủ đề: thế giới thực vật”: Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây ích lợi của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xẩy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người.Tôi cho trẻ chuẩn bị đồ dùng chai dầu ăn, dầu xả… cắt thành những hình ngộ nghĩnh, hấp dẫn và cho trẻ làm thí nghiệm “ Trồng cây”
Những bát hoa ngộ nghĩnh được làm từ chai, lọ
Trẻ được tự tay gieo trồng và mục đích của tôi là trẻ được thực hành, tìmhiểu và hàng ngày quan sát chăm sóc để trẻ biết quá trình phát triển của cây.Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè… về các loài cây để trẻ biết được íchlợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí biết chăm sóc bảo vệ cây xanh.( không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cỏ, hoa…). Bên cạnh đó tôi mở rộng tìm những video về những cây thực vật sống trong lòng Đại Dương, biển,đảo cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ônhiễm do khai thác chặt phá cây trồng ven biển và các loại tảo, rong biển quá mức..
Việc gìn giữ những trò chơi dân gian tận dụng từ lá cây luôn được các cô giáo chú ý và tận dụng thường xuyên. Các hoạt động này giúp trẻ biết được sự phát triển của cây xanh, tận dụng các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên làm một số đồ chơi: con trâu, chong chong, đồng hồ…
Con trâu, đồng hồ, chong chóng được làm từ lá đa, lá dừa
Trẻ biết mối quan hệ cây xanh với môi trường sống, biết rừng là nơi có nhiều cây,giúp chắn gió, ngăn lũ là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật. Thông qua hoạt động đi dạo chơi, tham quan: Trẻ được quan sát trực tiếp với môi trường tự nhiên, các địa danh xung quanh trường, lớp để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn và bảo vệ.
Cô và trẻ quan sát cây xanh
* Thông qua hoạt động lao động:
– Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ lòng tự hào và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp (trồng cây và chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, chăm sóc các con vật nuôi ở trong trường, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh trường, đồ dùng, đồ chơi, thu gom rác ở sân trường.
– Thông qua các hình thức quan sát các hành động của trẻ hoạt động thực tiễn (hoạt động lao động vừa sức với trẻ), xem tranh ảnh, băng hình có nội dung về môi trường và các hành động của con người ảnh hưởng giữa giả định khác nhau, có thể xảy ra trong thực tiễn hoặc tận dụng các tình huống thực đang xảy ra, yêu cầu trẻ giải quyết… để kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ở trường mầm non.
Giải pháp 6: Biểu dương, tuyên truyền: Việc biểu dương , khen ngợi kịp thời , đúng lúc giúp trẻ tăng thêm hứng thú…VD: Trong giờ tạo hình: Bạn A biết nhặt giấy vụn rơi xuống lớp vứt vào thùng rác.VD: Giờ hoạt động góc: Bạn C tự lấy giẻ lau các đồ dùng, đồ chơi có bụi bẩn + Trong khi ăn: Nhiều bạn ăn hết suất, không để cơm rơi vãi, không nói chuyện riêng trong giờ ăn Một trong những đặc điểm của trẻ mẫu giáo là rất thích được cô khen ngợi, nêu việc lấy hành động của mình, của bạn để làm gương cho bạn khác sẽ làm cho trẻ phấn khích hơn, nhớ lâu hơn.
Giải pháp 7: Xử lý tình huống: Xử lý các tình huống thực: Giáo viên tận dụng các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống của trẻ để giáo dục bảo vệ môi trường như xử lý giấy vụn sau khi hoạt động tạo hình, khi thấy cây bị héo, khi trên bề mặt đồ dùng có bụi khi còn thức ăn thừa.
– Xử lý tình huống giả định: Giáo viên đử ra các tình huống giả định và trẻ đưa ra các phương án giải quyết như: “Cháu sẽ làm gì khi thấy nước chảy tràn ra ngoài? khi cháu muốn vứt vỏ mà không thấy có thùng rác”.
Giải pháp 8 : Sử dụng các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non:
– Đàm thoại, trò chuyện
– Đọc sách, nghe kể chuyện.
– Diễn tả
– Tổ chức môi trường sinh thái phù hợp trong trường mầm non như là một phương pháp giáo dục thái độ nhân văn của trẻ đối với môi trường.
– Quan sát
– Duy trì những điều kiện sống cần thiết cho các đối tượng phương pháp chủ yếu để giáo dục thái độ nhân văn của trẻ đói với môi trường.
– Lao động của trẻ.
– Sử dụng những phương tiện hình ảnh để giáo dục hứng thú, tình yêu của trẻ với môi trường.
– Thảo luận về các tình huống giả định và tình huống trong thực tế.
– Tấm gương của cô giáo
*Giải pháp 9: Tuyên truyền các bậc phụ huynh
Việc phối kết hợp với các bận phụ huynh chung tay giáo dục trẻ nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cungc rất quan trọng, Không phải phụ huynh nào cũng có ý thức, nhiều phụ huynh tầm nhận thức còn có hạn chế không có biện pháp kết hợp cùng cô giáo nên còn gặp nhiều khó khắn khi giáo dục trẻ. Vì vậy việc tuyên truyền giúp phụ huynh kết hợp cùng cô giáo phải thường xuyên liên tục, mọi lúc mọi nơi.
Như vậy: Cô giáo phải là người
Tổ chức thực hiện thường xuyên hoạt động ngoài trời và mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động có thể lồng ghép kịp thời cho trẻ tham gia. Có nghệ thuật khi tiếp xúc với trẻ, biết cách xử lí tình huống sư phạm.
– Khi đặt câu hỏi cần ngắn gọn và ở dạng câu hỏi mở để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, cho trẻ được nói nhiều.
– Thực hiện phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động. Sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động.
– Xây dựng môi trường học tập phong phú phù hợp với đặc điểm thực tế cửa lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quanh trẻ
– Phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ.
– Luôn có ý thức tìm tòi và sưu tầm những trò chơi mới lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm.
. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, giúp cuộc sống thêm yêu đời khi dược sống trong môi trường Xanh- Sạch- Đẹp. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này.