Trường mầm non Cẩm Hải > Trang chủ
BÀI DỰ THI
“Bộ đội Hậu cần làm theo lời Bác Hồ dạy”
BÀI DỰ THI
“Bộ đội Hậu cần làm theo lời Bác Hồ dạy”
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho các chiến sĩ quân đội, Người rất quan tâm đến ngành Hậu cần Quân đội. Người dạy: “Tổng cục Cung cấp có trách nhiệm xây dựng quân đội. Các ngành và cán bộ nên ký kết với nhau những giao ước thi đua để mọi người đều ra sức làm tròn nhiệm vụ”.
Đối với ngành hậu cần quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều tình cảm, sự quan tâm chăm lo lãnh đạo, dạy bảo ân cần với những tư tưởng rộng lớn và sâu sắc. Mỗi bước trưởng thành, mỗi thành quả của ngành hậu cần quân đội đều gắn liền với sự giáo dục, rèn luyện, chỉ dạy của Bác. Những tư tưởng về hậu cần quân đội, hậu cần nhân dân, những lời dạy bảo sâu sắc của Bác là di sản tinh thần vô giá, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động về công tác hậu cần quân đội, trở thành bản chất, truyền thống của ngành hậu cần quân đội trong 70 năm qua. Ngành Hậu cần Quân đội là lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt việc tham mưu đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng bảo đảm hậu cần cho Quân đội trong mọi tình huống; cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biến giới, diễn tập, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, hội thi, hội thao của các cấp và tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế.
Hậu cần quân đội là một mặt công tác quan trọng, có liên quan trực tiếp đến sức mạnh chiến đấu và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của toàn quân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận: Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận”; “Các chú phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ”.
Bộ đội Hậu cần là các hoạt động quân sự nhằm bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải… cho lực lượng vũ trang hoạt động. Cụ thể các hoạt động này bao gồm: Thiết kế, bảo quản, tàng trữ, phân phối các trang thiết bị quân sự; Di chuyển, hộ tống, đưa quân nhân đi chữa trị; Cung cấp các dịch vụ quân sự. như vây cả trong thời kì cách mạng và thời kì xây dựng đất nước Bộ đội hậu cần luô hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tổng cục Cung cấp có trách nhiệm xây dựng quân đội. Các ngành và cán bộ nên ký kết với nhau những giao ước thi đua để mọi người đều ra sức làm tròn nhiệm vụ”, từ năm 1995 đến nay, Tổng cục Hậu cần đã chủ động tham mưu với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng toàn quân triển khai thực hiện thắng lợi phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Với mục tiêu, yêu cầu đúng đắn, xuyên suốt; nội dung cụ thể, thiết thực; phong trào được đông đảo cán bộ, chiến sỹ toàn quân nhiệt tình hướng ứng, nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát triển sâu rộng, vững chắc từ đơn vị cơ sở đến cơ quan Bộ Quốc phòng.
Sau 20 năm phát động, phong trào đã đạt được những kết quả to lớn, có ý nghĩa quan trọng trực tiếp bảo đảm nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phong trào không chỉ góp phần tạo ra những giá trị vật chất to lớn như: Phát huy nội lực, đẩy mạnh tăng gia, sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ thông tin… mà còn tạo ra một luồng sinh khí mới, làm chuyển biến mạnh mẽ diện mạo của các đơn vị. Từ doanh trại, kho trạm, sân đường, vườn, ao, chuồng, đến thao trường bãi tập, tất cả đều được quy hoạch, củng cố, từng bước xây dựng chính quy, xanh, sạch, đẹp; góp phần cải thiện đời sống vật chất và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội. Phong trào cũng đã góp phần làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, được lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm, chăm lo đúng mức đối với việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người làm công tác hậu cần ngày càng vững mạnh; xây dựng đội ngũ điển hình tiên tiến đông đảo, làm nòng cốt thúc đẩy việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong mọi tình huống.
Lịch sử hình thành Tổng cục Hâu cần:
Tháng 01/1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ III của Đảng nhận định: “Cuộc kháng chiến có nhiều tiến bộ về phương diện tác chiến cũng như phương diện xây dựng lực lượng. Cơ sở chính trị của ta mạnh, hậu phương ta vững, mặt trận dân tộc của ta thống nhất, tinh thần quân dân ta cao”…
Tháng 01/1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ III của Đảng nhận định: “Cuộc kháng chiến có nhiều tiến bộ về phương diện tác chiến cũng như phương diện xây dựng lực lượng. Cơ sở chính trị của ta mạnh, hậu phương ta vững, mặt trận dân tộc của ta thống nhất, tinh thần quân dân ta cao”. Tình hình thế giới biến chuyển có lợi cho ta: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Liên Xô, Trung Quốc và một số nước XHCN Đông Âu công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… Vì vậy, Đảng ta chủ trương: “Cần phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, lợi dụng sự lúng túng của địch, gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị… làm chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta”. Về quân sự, Đảng ta xác định: “Một mặt chiến đấu để tiêu diệt địch, một mặt gấp rút bồi dưỡng xây dựng Quân đội nhân dân ngày càng tinh nhuệ… tăng cường việc tiếp tế và hỏa lực của quân đội ta một cách chắc chắn”.
Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, ngày 22/6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra nghị quyết về kiện toàn bộ máy chỉ đạo quân sự Trung ương và chấn chỉnh tổ chức Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh. Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 121/SL quy định tổ chức Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh gồm 3 cơ quan: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần). Theo đó, nhiệm vụ của Tổng cục Cung cấp (TCCC) là: Quản trị, trang bị, cấp dưỡng quân đội và sản xuất quốc phòng. Về tổ chức TCCC gồm các cục: Quân lương, Quân trang, Quân y, Quân giới, Vận tải, Quân vụ và Phòng Quân khí. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 123/SL bổ nhiệm Đồng chí Trần Đăng Ninh (tức Nguyễn Văn Đáng) Ủy viên Trung ương Đảng- Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm TCCC.
Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch thực hiện Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối tháng 7/1950, Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh đã triển khai việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác. Đối với TCCC, do mới thành lập, lại đang phải khẩn trương chuẩn bị mọi mặt bảo đảm cho chiến dịch Biên giới nên việc sắp xếp tổ chức biên chế mới thực hiện được một bước.
Để chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới, từ đầu năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ thị cho Liên khu Việt Bắc: “Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc thật đầy đủ để khi có điều kiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét sạch địch ra khỏi đường số 4; đánh bại quân địch trong vùng Đông Bắc; việc chuẩn bị phải triển khai trên phạm vi rộng lớn, huy động nhiều người, trong đó có việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm tiếp tế cho bộ đội đến đánh”. Tháng 5/1950, Trung ương Đảng chỉ thị cho Liên khu ủy Việt Bắc về việc sửa đường và vận tải: “Hiện nay, đường giao thông liên lạc giữa nước ta và nước ngoài, đặc biệt với Trung Quốc là rất cần thiết nên cần phải sửa gấp những con đường lớn trong Liên khu Việt Bắc từ biên giới vào”. Đồng chí Trần Đăng Ninh được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Đặc phái viên Chính phủ phụ trách công việc này. Theo chỉ thị của Trung ương, các địa phương cử những cán bộ có năng lực phụ trách và huy động mọi khả năng tham gia làm đường. Sau 3 tháng tích cực chuẩn bị, các con đường chủ yếu trên địa bàn mở chiến dịch được sửa chữa, nâng cấp.
Tháng 7/1950, Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, giải phóng một phần biên giới Việt- Trung (từ Cao Bằng đến Thất Khê), mở thông đường giao thông quan trọng với Trung Quốc và các nước XHCN, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Đây là Chiến dịch có vai trò rất quan trọng, vì vậy, Bộ Tổng tư lệnh đã huy động toàn bộ quân chủ lực cơ động của ta (Đại đoàn 308, Trung đoàn 209 và 174, Trung đoàn pháo 95) cùng lực lượng vũ trang địa phương, tổng quân số tham gia chiến dịch trên 3 vạn người. Nhu cầu chiến dịch cần trên 3.000 tấn (trong đó có 2.700 tấn gạo, 200 tấn vũ khí đạn), số thương binh dự kiến 2.500 người. Dự kiến trung tuần tháng 9 nổ súng, nên công tác chuẩn bị rất gấp, trong khi đó, địa bàn chiến dịch ở rừng núi, nguồn lực tại chỗ rất hạn chế, đường sá cơ động rất khó khăn…
Để khắc phục khó khăn trên, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định tổ chức Cơ quan Cung cấp Chiến dịch và cử đồng chí Trần Đăng Ninh – Chủ nhiệm TCCC trực tiếp phụ trách công tác hậu cần, có nhiệm vụ chỉ đạo việc huy động nhân tài, vật lực ở Liên khu Việt Bắc, nhất là Cao Bằng, Lạng Sơn phục vụ chiến dịch; quan hệ với Trung Quốc về yêu cầu và tổ chức tiếp nhận viện trợ. Sau khi nhận nhiệm vụ, đồng chí Trần Đăng Ninh đã gấp rút tổ chức sắp xếp công việc của cơ quan Tổng cục ở hậu phương, điện triệu tập hội nghị Ban Chỉ huy Cung cấp Chiến dịch và lên Cao Bằng trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác chuẩn bị, bảo đảm cho Chiến dịch… Một số quân y viện, trạm sửa chữa vũ khí, nhiều cán bộ nhân viên kỹ thuật được TCCC điều đi tham gia Chiến dịch. Công việc của Tổng cục ở hậu phương do đồng chí Tạ Quang Bửu- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Trần Hữu Dực, Phó Chủ nhiệm TCCC điều hành.
Cuối tháng 8/1950, các đơn vị tham gia Chiến dịch đã đến vị trí tập kết. Các bệnh viện, trạm sửa chữa, các kho hậu cần- kỹ thuật, 1.745 dân công… đã triển khai sẵn sàng bảo đảm cho phương án đánh Cao Bằng, rồi tiến đánh Đông Khê, Thất Khê. Sau khi nghiên cứu tình hình, để đảm bảo chắc thắng, ngày 21/8/1950, Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định tập trung tiêu diệt địch ở Đông Khê trước. Hậu cần chiến dịch gấp rút điều chỉnh thế bố trí, di chuyển kho trạm sang hướng Đông Khê, và làm 30 km đường (Quảng Uyên- Phục Hoà-Thuỷ Khẩu), vận chuyển gấp gạo từ Bình Ca lên khu vực Thất Khê. Do gần đến ngày nổ súng nên mọi công việc phải làm gấp và chủ yếu vào ban đêm. Từ tổng kho vào đến các kho trung tuyến cấp phát cho bộ đội đều phải vận chuyển bằng sức người trên đường mòn nhỏ hẹp, nhiều dốc, mưa trơn. Để tránh ùn tắc, hậu cần Chiến dịch tổ chức 2 binh trạm ở 2 đầu mối giao thông quan trọng là Canh Man và Thuỷ Khẩu. Mỗi binh trạm phụ trách một số đơn vị và tuyến vận tải, kho gạo, vũ khí vừa tiếp nhận hàng vừa điều hoà dân công đi các hướng. Trường hợp các đại đoàn không bảo đảm được, binh trạm chuyển thẳng cho các trung đoàn… Nhờ đó, chỉ trong thời gian ngắn, hậu cần Chiến dịch đã cung cấp đủ vật chất cho các đơn vị ở vị trí tập kết mới.
Ngày 16/9/1950, Chiến dịch mở màn bằng trận tiến công cứ điểm Đông Khê. Sau đó, ta chuyển sang vận động tiến công và truy kích tiêu diệt 2 binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa-giơ. Trong 8 ngày đêm liên tục tiến công, cán bộ, chiến sỹ hậu cần luôn cố gắng bám sát bộ đội bảo đảm và cứu chữa, vận chuyển thương binh về phía sau, tiếp tế cơm nước cho bộ đội… Tuy nhiên, việc tiếp tế gạo, cơm nước cho các mũi cơ động tiến công rất khó khăn, dù đã sử dụng cả chiến lợi phẩm, nhưng có đơn vị vẫn bị đứt bữa. Đầu tháng 10/1950, ta tiếp tục phát triển tiến công truy kích địch trên đường số 4, giải phóng Thất Khê, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu… hậu cần Chiến dịch dựa vào các cơ sở hậu cần bố trí trước, hậu cần nhân dân tại chỗ để bảo đảm cho tác chiến.
Ngày 14/10/1950, Chiến dịch kết thúc thắng lợi giòn giã. Ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch, trong đó diệt gọn 8 tiểu đoàn (diệt và bắt 8.000 tên); thu 3.000 tấn chiến lợi phẩm (có 600 tấn vũ khí đạn, hơn 1.000 tấn lương thực và hơn 1.000 tấn quân trang, quân dụng)… giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập gồm 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân; bức địch rút khỏi 2 tỉnh Lào Cai và Hoà Bình. Đường giao thông nối với các nước XHCN được khai thông, thế bao vây cô lập của địch bị phá tan. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố, mở rộng, nối liền với Khu 3, 4. Sau chiến thắng chiến dịch Biên giới, ta chuyển sang phản công và tiến công chiến lược, buộc thực dân Pháp phải chuyển sang phòng ngự bị động.
Trong Chiến dịch, hậu cần đã bảo đảm 1.700 tấn gạo, 113 tấn ngô, 33 tấn muối, 530 con trâu bò; 200 tấn vũ khí đạn; cứu chữa 1.560 thương binh… Nhân dân Cao Bằng, Bắc Cạn và Lạng Sơn đã huy động: hàng trăm tấn gạo, 73 tấn ngô, 120.000 lượt người đi dân công (với 1,6 triệu ngày công)… Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá “Chưa bao giờ có những đoàn phụ nữ Kinh, Mán, Thổ, Nùng… đi tiếp tế vận tải đông đảo như vậy… Được như vậy, một phần do đồng chí Ninh và cán bộ Liên khu đã làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, một phần thì do đồng bào nồng nàn yêu nước, hăng hái hy sinh”. Nhân dân Cao Bằng, Bắc Cạn và Lạng Sơn đã “làm kiểu mẫu trong việc động viên nhân lực, vật lực, tài lực cho kháng chiến”.
Như vậy, những ngày đầu thành lập còn nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn, chưa hiểu hết vai trò vị trí của công tác hậu cần, một số cán bộ, chiến sĩ hậu cần chưa yên tâm công tác, coi công tác hậu cần là việc “bếp núc”, chỉ thích làm cán bộ quân sự, chính trị để được đi chiến đấu ngoài mặt trận. Bác đã viết thư thăm hỏi động viên và nói rõ vị trí tầm quan trọng của công tác cung cấp. Thư gửi lớp cán bộ cung cấp đầu tiên (tháng 9-1951), Bác viết: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận. Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận…
Những lời dạy bảo ân cần của Bác mãi mãi là ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho ngành quân y trong suốt chặng đường lịch sử của mình. Trong Hội nghị Cung cấp toàn quân lần thứ nhất năm 1952, Bác nhấn mạnh: “Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân. Đó là vinh dự cao nhất. Nếu có thành tích gì thì Chủ tịch và người nấu cơm phải chia nhau cái vinh dự ấy…”. Đồng thời, Bác thường xuyên nhắc nhở cán bộ hậu cần phải tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hóa, quân sự, chuyên môn, nghiệp vụ làm tốt công tác mình đảm nhiệm.
Lực lượng hậu cần vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ
Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đến thăm lớp học nghiệp vụ nấu ăn đầu tiên toàn miền Bắc năm 1961, Bác nhấn mạnh: “… có người nói: Làm việc bếp núc vất vả, không học tập được, không vẻ vang. Nói vậy không đúng. Ngày trước, Bác cũng đã làm phụ bếp. Lúc đó Bác là vong quốc nô làm phụ bếp cho thực dân Pháp. Công việc vất vả từ 5 giờ sáng đến 9, 10 giờ tối. Nhưng Bác vẫn học được văn hóa và chính trị. Có quyết tâm thì nhất định học được…”.
Theo Bác, công tác hậu cần là công tác cách mạng. Người làm công tác hậu cần cũng là chiến sĩ cách mạng của Đảng, thế nên phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng, gương mẫu và thật sự là đày tớ của nhân dân. Bác chỉ rõ: Muốn chống tham nhũng lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, tự phê bình và phê bình, làm cho mọi người tự phê bình mình và dám phê bình người. Bác căn dặn cán bộ hậu cần: “Phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ”. Đó là bổn phận cao quý nhất của cán bộ chiến sĩ, nhân viên ngành hậu cần quân đội. Khi đến thăm Đoàn xe của quân đội, Bác nhắc nhở căn dặn cán bộ chiến sĩ ngành vận tải quân sự “…xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu”. Về quan điểm tiết kiệm, Bác thường nhắc “lương thực, vũ khí là mồ hôi nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội. Vì vậy phải quý trọng, phải tiết kiệm, ngăn nắp, phải sử dụng hợp lý”. Cho nên cán bộ, chiến sĩ nhân viên ngành hậu cần phải tiết kiệm, chắt chiu, bảo vệ sử dụng mọi tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm đúng định lượng, tiêu chuẩn, chế độ quy định. Phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham ô lãng phí, cửa quyền, hách dịch, ăn bớt, ăn xén tiêu chuẩn của bộ đội, của đơn vị làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe và sức chiến đấu của bộ đội.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân uỷ và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã chỉ đạo ngành hậu cần nói chung, TCCC nói riêng phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc huy động nhân tài, vật lực từ xa đưa đến kết hợp với huy động tại chỗ; giải quyết đúng đắn quan hệ giữa hậu phương với mặt trận; hậu cần quân đội với hậu cần nhân dân; tổ chức bộ máy hậu cần hợp lý… đã bảo đảm được nhu cầu cho Chiến dịch thắng lợi. Những kinh nghiệm đó đã được kế thừa, phát huy trong những chiến dịch tiếp theo và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này.
Công tác hậu cần có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến tranh. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khẳng định điều đó; đồng thời, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành Hậu cần Quân đội.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là một trong những trận quyết chiến chiến lược có quy mô lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Để đáp ứng yêu cầu rất cao của chiến lược, công tác hậu cần (CTHC) phải đảm bảo hàng trăm nghìn tấn vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật trong điều kiện cơ động thần tốc của các đơn vị chủ lực và các chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, diễn ra liên tiếp, xen kẽ nhau, trong thời gian ngắn, trên không gian rộng, khắp chiến trường miền Nam, v.v. Đây là thách thức to lớn chưa từng có đối với CTHC và ngành Hậu cần Quân đội, nhưng với quyết tâm cao độ, hậu cần các cấp, các chiến trường đã chủ động phối hợp với các lực lượng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết hội nghị Quân ủy Trung ương (ngày 18-12-1972), Tổng cục Hậu cần đã xây dựng và triển khai Kế hoạch Hậu cần 3 năm (1973 – 1975), chủ động chuẩn bị cho “thời cơ lớn”. Trọng tâm là, củng cố, kiện toàn lực lượng hậu cần các cấp, tập trung xây dựng hậu phương, căn cứ địa tại chỗ; đẩy mạnh xây dựng, phát triển, hoàn thiện tuyến vận tải chiến lược, chiến dịch; điều chỉnh bố trí và mở rộng các căn cứ hậu cần; tổ chức vận chuyển, tăng cường chi viện vật chất hậu cần, kỹ thuật cho các chiến trường, v.v. Thực hiện chủ trương đó, việc chuẩn bị chiến trường về hậu cần được tiến hành toàn diện ở các cấp. Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký, chúng ta đẩy mạnh xây dựng, phát triển tuyến giao thông vận tải chiến lược, mở rộng, hoàn thiện mạng giao thông đường bộ, đường ống trên cả hai phía Đông và Tây Trường Sơn, đảm bảo cho vận chuyển bằng cơ giới quy mô lớn, liên tục trong cả năm; đồng thời, phát triển mạnh mạng đường chiến dịch trên các chiến trường. Chỉ trong 02 năm (1973 – 1974), Bộ đội Trường Sơn đã xây dựng thêm hàng nghìn ki-lô-mét đường bộ, đường ống; các chiến trường cũng mở thêm gần 6.000 km đường ô tô nối với tuyến vận tải chiến lược, tạo nên hệ thống giao thông vận tải cơ giới thông suốt từ hậu phương lớn miền Bắc đến tất cả các chiến trường, địa bàn tác chiến, liên hoàn giữa tuyến chiến lược với tuyến chiến dịch và giữa các chiến trường, tạo khả năng cơ động cao để bảo đảm hậu cần (BĐHC) cho tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Mặt khác, hậu cần chiến lược chủ động tạo chân hàng và chỉ đạo điều chỉnh tổ chức vận tải ở hậu phương và Tuyến 559 theo hướng tổ chức các sư đoàn, trung đoàn ô tô, thực hiện vận tải tập trung quy mô lớn, đẩy mạnh chi viện chiến lược, đưa nhanh vật chất, phương tiện kỹ thuật ra phía trước. Từ đầu năm 1973 đến hết tháng 4-1975, hậu cần chiến lược đã vận chuyển cho các chiến trường lượng vật chất gấp gần 02 lần khối lượng vận chuyển của 13 năm trước đó, tạo dự trữ lớn tiếp cận các địa bàn trọng yếu, sẵn sàng bảo đảm cho tác chiến quy mô lớn khi có thời cơ chiến lược. Trong giai đoạn này, Tổng cục Hậu cần cũng tăng cường cho các chiến trường hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên hậu cần, cùng phương tiện, trang bị, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nhất là cho xây dựng các binh đoàn chủ lực cơ động. Song song với chuẩn bị của hậu cần chiến lược, hậu cần các chiến trường cũng tập trung kiện toàn tổ chức lực lượng, đẩy mạnh xây dựng, củng cố căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần ở cả rừng núi và đồng bằng, tăng cường tạo nguồn, tạo nên thế vững, lực mạnh, nâng cao khả năng bảo đảm trên từng khu vực, hình thành thế trận hậu cần liên hoàn, vững chắc, cơ động cao, vừa bảo đảm cho tác chiến trước mắt, vừa chuẩn bị cho tiến công chiến lược khi có thời cơ, v.v. Đây là một thành công lớn về chuẩn bị và tổ chức chiến trường về mặt hậu cần, thể hiện rõ sự quán triệt và thực hiện phương châm “chủ động thấy trước, lo trước” trong CTHC; qua đó, tạo nên khả năng BĐHC to lớn cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Bám sát quyết tâm chiến lược và tình hình chiến trường, tháng 01-1975, Tổng cục Hậu cần chỉ đạo chuyển từ bảo đảm theo kế hoạch cơ bản năm 1975 sang bảo đảm theo kế hoạch thời cơ; trước hết tập trung chuẩn bị, bảo đảm cho Chiến dịch Tây Nguyên. Sau thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975. Quyết định đó đặt ra cho CTHC hàng loạt vấn đề phải giải quyết. Tuy nhiên, nhờ chuẩn bị lực lượng đủ mạnh, chuyển hướng kịp thời theo cách đánh thần tốc, táo bạo và bám sát các tình huống chiến dịch, chiến lược, nên lực lượng hậu cần đã khắc phục được khó khăn, giải quyết tốt vấn đề chiến trường “không gian rộng”, “thời gian ngắn”, “khối lượng vận chuyển lớn”, đáp ứng yêu cầu tác chiến cấp bách. Ở đây, một lần nữa hậu cần tại chỗ tiếp tục khẳng định vai trò hết sức to lớn và là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự “thần tốc” về BĐHC trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Trong 55 ngày đêm Tổng tiến công và nổi dậy, hậu cần chiến lược đã “thọc sâu, vươn xa” đến tất cả các hướng chiến trường, cùng hậu cần các quân khu, hậu cần các binh đoàn linh hoạt điều chỉnh tổ chức, chuyển hóa thế bố trí, đặc biệt đã vận dụng sáng tạo phương thức BĐHC tại chỗ và BĐHC cơ động trên cơ sở phát huy hậu cần tại chỗ kết hợp với bổ sung của tuyến chiến lược và tận dụng nguồn chiến lợi phẩm ngay trên chiến trường, nên bảo đảm kịp thời cho các cuộc hành quân thần tốc, các đòn tiến công chiến lược của các binh đoàn chủ lực và tiến công, nổi dậy ở địa phương, cơ sở trên khắp miền Nam. Trước tình hình vô cùng khẩn trương, phức tạp, chúng ta đã linh hoạt trong chỉ đạo tổ chức BĐHC và tập trung giải quyết tốt khâu trung tâm, then chốt của CTHC đó là vận tải. Ngành Hậu cần đã huy động, sử dụng có hiệu quả mọi phương thức, phương tiện vận tải, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm cơ động chiến lược, kịp thời đưa các binh đoàn, sư đoàn chủ lực cùng binh khí kỹ thuật và hàng chục nghìn tấn vật chất vượt quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến các hướng chiến trường, đáp ứng thời cơ chiến lược và yêu cầu “thần tốc”, “chắc thắng”. Cùng với hậu cần chiến lược, hậu cần các chiến trường, các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, đơn vị đã có nhiều biện pháp, hình thức sáng tạo trong tổ chức BĐHC, nhất là việc tổ chức lực lượng hậu cần cơ động mạnh, luôn bám sát lực lượng tác chiến, bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho tiến công trong hành tiến và đột kích thọc sâu với tốc độ cao, v.v. Không những vậy, lực lượng hậu cần đã thực hiện tốt nhiệm vụ BĐHC cho hành quân vượt biển, tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các đảo ở phía Nam của Tổ quốc, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, để lại những kinh nghiệm quý về công tác BĐHC tác chiến biển, đảo.
Thành công của CTHC trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là tổng hợp của nhiều yếu tố. Về chiến lược, đó là kết quả của việc quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối quân sự của Đảng vào CTHC; kết quả của quá trình chuẩn bị chiến trường về hậu cần đúng hướng, kiên trì, toàn diện, chu đáo, với việc tập trung xây dựng hậu phương lớn miền Bắc, xây dựng các căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần tại chỗ ở khắp các chiến trường, tạo thế vững, lực mạnh, làm cơ sở kết hợp với hậu cần cơ động của các binh đoàn và hậu cần chiến lược tạo nên khả năng BĐHC to lớn, vững chắc, kịp thời. Đó còn là việc chủ động xây dựng và giải quyết tốt vấn đề giao thông vận tải trong chiến tranh; kết quả của việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, của hậu cần toàn dân và vai trò nòng cốt của Hậu cần Quân đội, v.v. Về chiến dịch và chiến thuật, đó là sự chỉ huy, chỉ đạo chuẩn bị trực tiếp và thực hành BĐHC linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, trên cơ sở bám sát quyết tâm chiến lược, các tình huống tác chiến và phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” trong Tổng tiến công và nổi dậy; sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất giữa hậu cần các cấp, sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương thức, biện pháp BĐHC phù hợp với yêu cầu tác chiến, nhất là kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả phương thức BĐHC tại chỗ với BĐHC cơ động, hình thành thế trận BĐHC theo khu vực hoàn chỉnh, vững chắc, đáp ứng yêu cầu tiến công đồng loạt, liên tục, với tốc độ cao, v.v. Có thể nói, CTHC trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã có bước phát triển nhảy vọt về chất, quy mô, hình thức tổ chức, đáp ứng kịp thời cho tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, khá hiện đại; nhiều vấn đề về chỉ huy, chỉ đạo, tổ chức BĐHC đã được nâng lên thành nghệ thuật, v.v.
Thành công của CTHC trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, đến nay còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, cần được nghiên cứu, kế thừa, phát triển phù hợp với điều kiện mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Lực lượng hậu cần trong thời kì xây dựng và phát triển đất nước:
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngành hậu cần quân đội luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc lời dạy bảo ân cần của Bác, góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thấm nhuần lời dạy của Người, cán bộ, chiến sĩ toàn quân nói chung, ngành hậu cần quân đội nói riêng đang quyết tâm thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Từ nhiều năm nay, phong trào thi đua vẫn luôn giữ vững, phát triển sâu rộng trong toàn quân, đạt hiệu quả cao, đồng thời luôn gắn chặt với Phong trào Thi đua Quyết thắng, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã giúp cho phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” phát triển lên tầm cao mới. Có lần nói chuyện với Thiếu tướng Phan Bá Dân, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần thì được anh cho biết: “Trong 20 năm qua, phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” luôn được Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và lãnh đạo, chỉ huy cơ quan hậu cần các cấp quan tâm sâu sắc. Đó là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy công tác hậu cần luôn thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Trong đợt sơ kết 5 năm lần thứ tư phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” mới đây cho thấy, các chỉ tiêu, nội dung của phong trào đã được hiện thực hóa khá sinh động. Đời sống của cán bộ, chiến sĩ ngày được nâng cao, trang phục của bộ đội ngày càng đẹp, chính quy, hiện đại. Các mặt bảo đảm, chăm sóc sức khỏe, vận tải, xăng dầu, ăn, ở sinh hoạt, đi lại của bộ đội và các đơn vị được cải thiện rõ rệt…” .
Nhiều năm công tác trong ngành hậu cần, chúng tôi cũng hiểu qua thực hiện phong trào thi đua đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho SSCĐ cả thường xuyên và đột xuất ở tất cả các đơn vị. Cũng trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, các chuyên ngành đã cụ thể hóa thành các phong trào thi đua của ngành mình như: Phong trào “Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”; phong trào “Xây dựng đơn vị Quân y 5 tốt”, phong trào “Quản lý sử dụng xăng dầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả”, phong trào “Xây dựng đơn vị Vận tải chính quy, an toàn, hiệu quả”, phong trào “Xây dựng Doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp”.
Thông qua phong trào thi đua đã củng cố và phát huy mạnh mẽ ý thức cần kiệm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng cơ sở vật chất hậu cần, tài chính, trong toàn quân đạt kết quả tốt. Đồng thời, phong trào thi đua đã góp phần xây dựng ngành hậu cần quân đội trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng với bề dày truyền thống 65 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của ngành. Chỉ tính trong giai đoạn 2010-2014, qua thực hiện phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, ở ngành quân nhu thực hành tiết kiệm được 62.304 triệu đồng, ngành quân y tiết kiệm được 50.000 triệu đồng, ngành xăng dầu tiết kiệm được 1.253.030 triệu đồng, ngành vận tải quân đội tiết kiệm được 36.370 triệu đồng, ngành doanh trại tiết kiệm được 1.071.667 triệu đồng. Phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” giai đoạn 2010-2015 là mốc son, sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu chặng đường 20 năm phát triển về thi đua của ngành hậu cần quân đội, khẳng định sự đồng tâm nhất trí của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành hậu cần nói riêng, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân nói chung về việc phấn đấu học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy.
Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị Tổng cục Hậu cần quân đội đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, ra sức rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thông qua Cuộc vận động đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu, mô hình hay, cách làm sáng tạo, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong Tổng cục và toàn quân; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo hậu cần sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.
Thiếu tướng Vũ Bá Trung, Ủy viên BTV, Phó Chính ủy Tổng cục cùng Thường trực UBKT Đảng ủy Tổng cục làm việc với Tạp chí Kiểm tra.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về Cuộc vận động được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thường xuyên với giáo dục theo chuyên đề, chủ đề hằng năm. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hướng vào nâng cao bản lĩnh chính trị; tích cực ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… Năm 2016, Tổng cục phối hợp với Báo Quân đội nhân dân mở chuyên mục “Bộ đội hậu cần làm theo lời Bác dạy”; năm 2017 phối hợp với Trung tâm Phát thanh, Truyền hình Quân đội tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật: “Tổng cục Hậu cần quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Những chuyển động”. Chào mừng kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019), năm 2019 Tổng cục tổ chức chương trình giao lưu: “Bộ đội Hậu cần khắc ghi lời Bác”… Các chương trình được xây dựng, chuẩn bị công phu đã gây ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh người chiến sĩ hậu cần; tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn quân; cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ Ngành Hậu cần Quân đội tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạn toàn diện.
Phát huy tốt vai trò của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và các tổ chức quần chúng trong quản lý, rèn luyện kỷ luật bộ đội, xây dựng nền nếp chính quy, Tổng cục đã đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động kết hợp với phong trào thi đua của các ngành, như: “Thực hiện nếp sống chính quy, rèn luyện kỷ luật và bảo đảm an toàn giao thông, an toàn trong mọi hoạt động”; “Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mẫu mực tiêu biểu”; “Xây dựng môi trường văn hoá tốt, đẹp, lành mạnh, phong phú”; “Xây dựng doanh trại chính quy sáng, xanh, sạch, đẹp”… Các phong trào, mô hình không ngừng được đổi mới, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực; tiêu biểu như mô hình: “Kho xăng dầu chính quy, an toàn, tiết kiệm”, “Nhà kho kiểu mẫu” của Cục Xăng dầu; “Nhà kho văn hóa, nhân viên văn hóa” của Cục Quân nhu. Hay các phong trào thi đua: “Xây dựng đơn vị vận tải chính quy, an toàn, hiệu quả” của Cục Vận tải; “Thanh niên Bệnh viện 354 thi đua, rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” của Bệnh viện 354; “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” của Công ty cổ phần 32…
Hướng Cuộc vận động vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm hậu cần toàn quân và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, Tổng cục đã tham mưu xây dựng, triển khai hiệu quả các kế hoạch, chương trình công tác hậu cần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội. Chỉ đạo duy trì nghiêm các chế độ hậu cần sẵn sàng chiến đấu; bảo đảm kịp thời cho các nhiệm vụ, chú trọng đối với các lực lượng, nhiệm vụ ưu tiên. Thực hiện phương thức tạo nguồn vật chất hậu cần gắn với thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội, tăng cường phân cấp cho đơn vị, mở rộng đấu thầu, huy động hàng tồn kho; chú trọng quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng, mẫu mã các mặt hàng phân cấp. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm tốt hậu cần thường xuyên; phát huy hiệu quả các trạm chế biến tập trung, khai thác tốt hậu cần tại chỗ; đẩy mạnh tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống bộ đội. Bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng quân trang cho các đối tượng, đáp ứng yêu cầu mang mặc thống nhất, chính quy trong toàn quân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội, từng bước thực hiện tự chủ về tài chính ở các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trong quân đội; nâng cao hiệu quả hoạt động kết hợp quân dân y và đề án “Phát triển y tế biển, đảo”. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình doanh trại; chấp hành nghiêm quy định đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ đạo tạo nguồn, bảo đảm đủ, kịp thời xăng dầu cho các nhiệm vụ; quản lý, sử dụng chặt chẽ, tiết kiệm. Thực hiện tốt công tác đối ngoại quân sự, tăng cường hợp tác hậu cần với quân đội các nước, nhất là trong khối ASEAN và những nước có quan hệ hữu nghị truyền thống để trao đổi học tập kinh nghiệm.
Tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp xây dựng, duy trì thực hiện quy chế lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đối với các mặt công tác trọng yếu như tài chính, xăng dầu, sản xuất tạo nguồn, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị kỹ thuật, tài sản công.
Triển khai đồng bộ các biện pháp thực hành tiết kiệm trong công tác hậu cần như thực hiện tiết kiệm 10% hạn mức xăng dầu, 10% định mức điện năng, 2% giá trị đối với các gói thầu xây dựng, mua sắm và 5% đối với các gói thầu tư vấn được chỉ định thầu; đưa các chỉ tiêu trên vào nội dung của phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” và các phong trào, cuộc vận động khác trong Quân đội. Lãnh đạo duy trì nghiêm công tác sẵn sàng chiến đấu; công tác huấn luyện được tiến hành đúng phương châm, kế hoạch, bảo đảm an toàn. Tổ chức các cuộc diễn tập, hội thi, hội thao sát thực tiễn, chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học; bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, chiến sĩ từng bước đáp ứng cuộc cách mạng 4.0 trong hoạt động của Tổng cục và Ngành Hậu cần Quân đội.
Thực hiện tốt Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, mà còn có ý nghĩa lâu dài, trực tiếp góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong thời gian tời, Ngành Hậu cần Quân đội tiếp tục cụ thể hóa vận dụng sáng tạo các nội dung, chỉ tiêu của Cuộc vận động, lựa chọn đúng, trúng khâu đột phá, hướng vào việc khắc phục dứt điểm những hạn chế, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc vận hành hệ thống quy chế lãnh đạo, quy chế quản lý điều hành và quy chế dân chủ cơ sở; công tác quản lý và sử dụng tài sản, vũ khí trang bị; việc thực thi nhiệm vụ của các cấp, nhất là người đứng đầu. Cấp ủy, chỉ huy các cấp tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương; làm tốt việc sơ kết, tổng kết, gặp mặt tôn vinh từ cơ sở đến toàn quân, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”; quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt công tác đảm bảo hậu cần cho các nhiệm vụ, trong mọi tình huống.
Từ những lời Bác dạy, bằng hành động cụ thể, sáng tạo, tạo động lực mới trong công tác hậu cần và động viên khích lệ toàn ngành, từ đó phong trào thi đua đã lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, nhất là các vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở các địa phương.
Từ khi ra đời đến nay, ngành hậu cần quân đội không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần quan trọng bảo đảm cho quân đội xây dựng chính quy, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi; góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và làm tròn nhiệm vụ quốc tế. Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngành hậu cần luôn được sự quan tâm sâu sắc, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng, Bác Hồ.
Bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước và quân đội, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới, toàn Ngành duy trì nền nếp chế độ công tác hậu cần sẵn sàng chiến đấu; đổi mới mạnh mẽ phương thức bảo đảm vật chất hậu cần gắn với cải cách quản lý tài chính trong quân đội ở tất cả các cấp theo chủ trương tăng cường phân cấp cho các đơn vị. Trong mua sắm tập trung, các cơ quan, đơn vị mở rộng đấu thầu, nhất là hình thức đấu thầu rộng rãi, tiến tới mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung; đồng thời huy động khai thác triệt để hàng tồn kho và kết hợp các nguồn lực khác để tăng khả năng bảo đảm hậu cần.
Thấm nhuần lời Bác căn dặn: “Nếu bộ đội không được bảo đảm các nhu cầu về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe thì dù có quyết tâm đến mấy, tổ chức kỷ luật thế nào cũng không thể có đủ sức lực để hoạt động, để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng”, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành Hậu cần Quân đội luôn bảo vệ mọi tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật đúng chế độ quy định. Ðối với công tác bảo đảm quân nhu, để đáp ứng yêu cầu mang mặc chính quy, thống nhất trong toàn quân, ngành Quân nhu đã tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng, mẫu mã quân trang, tích cực sản xuất để tạo nguồn hàng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong tiếp nhận, cấp phát kịp thời, đầy đủ tiêu chuẩn; đồng thời thường xuyên duy trì và đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để giảm bớt gánh nặng từ ngân sách nhà nước. Các đơn vị đã xây dựng và duy trì mô hình tăng gia sản xuất khép kín, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ bữa ăn cho bộ đội.
Giai đoạn 2010 – 2015, ngành Hậu cần đã tập trung đột phá vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác hậu cần, bảo đảm kịp thời cho các nhiệm vụ: Sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, phòng chống cháy nổ, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đẩy mạnh xây dựng nền nếp chính quy ngành Hậu cần; chấp hành nghiêm các chế độ trực, giữ an toàn cơ quan, đơn vị, kho trạm hậu cần; giữ ổn định và cải thiện đời sống bộ đội. Công tác bảo đảm quân nhu đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp; tích cực cải tiến, chế biến nâng cao chất lượng bữa ăn bộ đội, chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn, định lượng ăn được bảo đảm, đời sống của bộ đội được giữ vững và cải thiện. Từ những cố gắng nỗ lực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, toàn quân đã tự túc được 95% định lượng rau, củ, quả; 68% định lượng thịt; 33% định lượng cá.
Là một bộ phận của lực lượng vũ trang cách mạng, ngành HCQĐ luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục, rèn luyện. Sinh thời, Người đã nhiều lần gửi thư, đến thăm hỏi, căn dặn, giáo dục cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ngành Hậu cần về mọi mặt, nhất là việc phấn đấu, rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng đáp ứng yêu cầu đặt ra. Người từng căn dặn “Cần, Kiệm, Liêm, Chính của ta là đạo đức của người quân nhân cách mạng. Các chú phải thực hiện đạo đức đó”1 và “… cán bộ cung cấp càng phải làm kiểu mẫu cần, kiệm, liêm, chính. Các cơ quan cung cấp cần phải thực hành kiểm tra, phê bình và tự phê bình, để cải chính dư luận bảo rằng: cán bộ cung cấp thường hủ hoá…”2.
Thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần luôn chú trọng giáo dục cán bộ, chiến sĩ về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức cách mạng của người làm công tác hậu cần.
Quán triệt sâu sắc chỉ thị, hướng dẫn của trên, căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần xác định nội dung toàn diện của CVĐ, đồng thời nhấn mạnh việc làm theo tấm gương đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác Hồ. Sau một thời gian thực hiện đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ trong Ngành đều thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Người và xác định đúng đắn rằng, làm theo tấm gương đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác là việc mà mọi người có thể làm được, miễn là phải có quyết tâm. Hãy noi gương Bác bắt đầu từ những việc cụ thể hằng ngày, như: tiết kiệm điện, nước; tiết kiệm thời gian và những chi tiêu không cần thiết; tận tuỵ và trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, v.v. Các đơn vị đã gắn việc thực hiện CVĐ với phong trào thi đua “Ngành HCQĐ làm theo lời Bác Hồ dạy” bằng việc cụ thể hoá thành các chỉ tiêu “Một tập trung, ba khâu đột phá” (Tập trung đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng cơ quan, đơn vị hậu cần vững mạnh toàn diện. Đột phá vào ba khâu: 1. Nâng cao chất lượng, tạo chuyển biến toàn diện, đồng bộ công tác quân trang; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống dịch bệnh; chống đầu tư dàn trải, thất thoát trong xây dựng cơ bản. 2. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí; chấp hành nghiêm chế độ, nguyên tắc công tác hậu cần, tài chính; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản công; bảo đảm tốt an toàn giao thông. 3. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức bảo đảm hậu cần). Quá trình thực hiện đã có những cách làm hay, việc làm tốt và những tấm gương tiêu biểu. Nhiều điểm sáng đã xuất hiện, như: Đoàn S.49 (Cục Vận tải), năm 2007 đã tiết kiệm được trên 4.000 lít nhiên liệu; tận dụng hàng trăm ngày công làm ngoài giờ của đội ngũ thợ kỹ thuật, tự sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện trị giá 500 triệu đồng. Công ty 28 đã phát huy nhiều sáng kiến, tiết kiệm được trên 6 tỷ đồng. Khối các bệnh viện có những chuyển biến rất tốt: Bệnh viện Quân y 5 (Quân khu 3) với phong trào “nói không với phong bì”, được mọi người tích cực hưởng ứng; Bệnh viện 354 (Tổng cục Hậu cần) thực hiện những ca mổ cứu sống bệnh nhân, nhờ kịp thời huy động nguồn máu từ cán bộ, chiến sĩ và nhân viên Bệnh viện, v.v.
Trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hạn chế trên, nếu không được kịp thời khắc phục, sẽ làm xói mòn phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, đảng viên. Nhất là, điều đó lại dễ xảy ra với những người mà công việc hằng ngày có liên quan trực tiếp đến vật chất, tiền bạc như cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, công nhân viên ngành HCQĐ nếu thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện. Vì vậy, việc đẩy mạnh học tập và nhất là làm theo tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác Hồ là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt để CVĐ trong ngành HCQĐ đi vào thực chất, có chiều sâu, giành được thắng lợi. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện CVĐ và làm theo tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho mọi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ngành HCQĐ về tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác với nội dung phong phú, hình thức đa dạng. Các tạp chí: Hậu cần Quân đội, Y học Quân sự tiếp tục có các chuyên trang, chuyên mục về CVĐ nói chung, về tập thể, cá nhân có cách làm hay, việc làm tốt theo tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác nói riêng, để nhân rộng trong toàn Ngành; đồng thời, phê phán kịp thời những cá nhân, tập thể làm chưa đúng với yêu cầu của CVĐ. Phát huy năng lực của Đoàn nghệ thuật, Bảo tàng Hậu cần, các thiết chế văn hóa trong Tổng cục và tiềm năng của đội ngũ văn nghệ quần chúng, xây dựng các chương trình biểu diễn, triển lãm lưu động, thông tin tuyên truyền về CVĐ và về tấm gương đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác. Cơ quan Chính trị biên soạn kỷ yếu Hội thảo khoa học về chủ đề: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác HCQĐ” làm tài liệu giáo dục trong toàn Ngành.
2. Xây dựng chuẩn mực đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” đối với từng đối tượng một cách phù hợp. Mỗi đối tượng khác nhau có các tiêu chí về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở 6 tiêu chí về phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên đã được Ban Chỉ đạo CVĐ của Tổng cục xây dựng, các ngành nghiệp vụ, bệnh viện, nhà trường, doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng cần cụ thể hoá thành tiêu chí của từng đối tượng cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ngành, nghề mình và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn đơn vị. Ví dụ: đối với ngành Y, tập trung vào những tiêu chuẩn y đức đã được Bộ Y tế và Cục Quân y ban hành, khắc phục triệt để những thói hư, tật xấu trái với chuẩn mực đạo đức, nhân cách của người thầy thuốc trong quân đội, xứng đáng với lời dạy của Bác: “… người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội”3. Qua đó, để mọi người phấn đấu làm theo lời Bác dạy; đồng thời, đó cũng là một căn cứ để nhận xét, đánh giá cán bộ, phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng, các tổ chức quần chúng hằng năm và là tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CVĐ của mỗi cá nhân, tập thể.
3. Gắn kết việc học tập và làm theo tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” với tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành HCQĐ làm theo lời Bác Hồ dạy” và phong trào thi đua Quyết thắng của mỗi cơ quan, đơn vị. Chẳng hạn như, phong trào xây dựng “Đơn vị Quân y 5 tốt” của ngành Quân y, phong trào thi đua “Quản lý, sử dụng xăng dầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả” của ngành Xăng dầu, v.v. Thực hiện tốt chỉ tiêu cụ thể của từng phong trào thi đua là từng bước thực hiện các mục tiêu của CVĐ. Chú trọng hơn nữa việc nêu gương “người tốt, việc tốt” trong tuyên truyền nội bộ của mỗi cơ quan, đơn vị và trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm phát huy và nhân rộng điển hình tiên tiến, phổ biến cách làm hay, việc làm tốt trong toàn Ngành.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra nhiều vấn đề lớn, cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là cho Quân đội – lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh đó, vai trò, trách nhiệm của công tác Hậu cần Quân đội là hết sức nặng nề. ngành Hậu cần Quân đội phải thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy: “Lương thực, vũ khí là mồ hôi, nước mắt của đồng bào, xương máu của bộ đội. Vì vậy phải quý trọng nó, phải tiết kiệm, ngăn nắp, sử dụng phải hợp lý”, “xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu”; đồng thời, tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng Ngành Hậu cần chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Cẩm Hải ngày 10 tháng 03 năm 2020
Người viết bài
Ban Thị Duyên