Trường hợp, thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính

Trường hợp hủy bỏ quyết định hành chính? Hủy bỏ quyết định hành chính tiếng Anh là gì? Thẩm quyền hủy bỏ quyết định hành chính?

    Quyết định hành chính được chủ thể nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện hoạt động quản lý trong lĩnh vực cụ thể. Các quyết định có thể được cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ. Trong từng trường hợp, căn cứ thẩm quyền sẽ xác định được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ quyết định. Cũng như xác định ý nghĩa, tính đúng đắn của quyết định đưa ra để thực thi hoặc hủy bỏ. Như vậy, đối với một quyết định hành chính được ban hành, cần quan tâm đến trường hợp, thẩm quyền hủy bỏ theo quy định.

    Căn cứ pháp lý:

    – Luật Khiếu nại năm 2011;

    – Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

    – Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

    – Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Quyết định hành chính là văn bản được chủ thể có thẩm quyền ban hành. Đây là các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Các quyết định mang đến tính quyền lực nhà nước, thực hiện quản lý nhà nước trong các vấn đề phát sinh cụ thể. Khi các quyết định được đưa ra, cung cấp ý chí thể hiện điều chỉnh của nhà nước. Cần quan tâm đến ý nghĩa của quyết định, hướng đến điều chỉnh vấn đề của hoạt động quản lý nhà nước.

    Các quyết định này có thể mang tính cá biệt hoặc quyết định quy phạm. Do đó có thể được áp dụng một lần, nhiều lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

    Quyết định được ban hành phải đảm bảo về ý nghĩa, nội dung và các điều kiện khác theo quy định pháp luật. Do đó một quyết định có thể được thu hồi, hủy bỏ nếu không đảm bảo. Vậy chủ thể nào có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ quyết định? Các trường hợp căn cứ thu hồi,, hủy bỏ quyết định là gì?

    1. Trường hợp thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính:

    Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 7 – Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể:

    “1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

    Như vậy,

    Các quy định pháp luật xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp có khiếu nại. Người khiếu nại lần đầu thực hiện các quyền khiếu nại của mình. Họ là người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp bị xâm phạm khi quyết định hành chính được ban hành. Do đó, họ thực hiện các quyền lợi của mình thông qua đơn đề nghị giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án. Điều đó giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    Các căn cứ thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính:

    Người khiếu nại lần đầu có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là:

    + Trái pháp luật.

    + Xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

    Nếu thực hiện các quyết định hành chính, có thể không đảm bảo khách quan, trung thực và hiệu quả quản lý nhà nước. Các quyền và lợi ích hợp pháp phải được nhà nước bảo vệ, thừa nhận.

    Trong quá trình khiếu nại hủy bỏ quyết định hành chính tiến hành với các giai đoạn sau:

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của luật tố tụng hành chính.

    Các trường hợp cụ hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính:

    Nội dung khoản 1 Điều 13 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, chủ thể có thẩm quyền phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Không đúng đối tượng vi phạm;

    – Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;

    – Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;

    – Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

    – Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

    – Trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

    – Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

    – Trường hợp không ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    Xem thêm: Quyết định hành chính là gì? Phân biệt với các loại quyết định khác?

    2. Hủy bỏ quyết định hành chính tiếng Anh là gì?

    Hủy bỏ quyết định hành chính tiếng Anh là Annul the administrative decision.

    Xem thêm: Quyết định hành chính là gì? Khái niệm, đặc điểm và phân loại?

    3. Thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính:

    3.1. Ai ban hành quyết định hành chính vi phạm thì được quyền hủy bỏ:

    Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 7 – Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể:

    “… người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án…”.

    Người đã ra quyết định hành chính phải đảm bảo ra quyết định điều chỉnh đúng, để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

    Trong nội dung Luật xử lý vi phạm hành chính xác định chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính như sau:

    Căn cứ khoản 3 – Điều 18 – Luật xử lý vi phạm hành chính:

    “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.”

    Như vậy,

    Quy định về thẩm quyền của các chủ thể trong thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính. Trong đó, thẩm quyền được xác định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Các chủ thể trong hoạt động quản lý của mình để giải quyết, đưa ra cũng như điều chỉnh quyết định phù hợp.

    Các cơ chủ thể có thẩm quyền ban hành phải kịp thời phát hiện các sai sót trong quyết định của mình. Từ đó nhanh chóng đưa ra biện pháp kịp thời giải quyết. Trong ý nghĩa ban hành quyết định hành chính, phải đảm bảo quyền và lợi ích cho các đối tượng liên quan. Bên cạnh việc tuân thủ và áp dụng đúng đắn các quy định pháp luật.

    Cách thức giải quyết nếu có khiếu nại:

    Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, để hướng dẫn về trường hợp trên, cụ thể:

    Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp được liệt kê.

    Do đó, từ những quy định trên có thể nhận thấy người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tự ban hành quyết định hủy bỏ quyết định nếu phát hiện có sai sót về thẩm quyền, trình tự, thủ tục,… Họ ban hành quyết định, nhận ra các sai sót để kịp thời giải quyết. Và đây chính là một chủ thể có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ quyết định hành chính.

    3.2. Cấp trên có thể bãi bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp dưới:

    Các cơ quan quản lý cấp trên phải đảm bảo hiệu quả của hoạt động làm việc của cấp dưới. Cả đối với các quyết định hành chính được cấp dưới ban hành. Do đó, đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND các cấp ban hành, qua kiểm tra phát hiện có sai sót, Chủ tịch UBND cấp trên cần đề nghị cấp dưới giải quyết trong thẩm quyền. Theo đó:

    + Trước tiên là đề nghị Chủ tịch UBND cấp dưới hủy bỏ quyết định hành chính đã ban hành.

    + Nếu Chủ tịch UBND cấp dưới không hủy bỏ thì Chủ tịch UBND cấp trên có thể căn cứ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để ban hành quyết định bãi bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp dưới. Tức là Chủ tịch UBND cấp trên thực hiện hủy bỏ quyết định đó.

    Thẩm quyền được xác định:

    Theo đó, hoạt động quản lý hành chính của cấp trên trực tiếp cũng được đảm bảo thực hiện. Các thẩm quyền được quy định trong tính chất phân công, phối hợp như sau:

    Căn cứ theo quy định tại khoản 5 – Điều 22 – Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh, cụ thể:

    “ Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cấp huyện”.

    Bên cạnh đó, quy định tại khoản 5 – Điều 29 – Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp huyện, cụ thể:

    “ Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.”

    Trong tính chất của các cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quản lý, giám sát đối với quyết định hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện. Và huyện là cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động ban hành quyết định ở cấp xã.

    3.3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

    Theo quy định tại khoản 1 – Điều 7 – Luật Khiếu nại năm 2011,

    Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các khiếu nại được khởi kiện tại Tòa. Phải xác định thẩm quyền, đối với quyết định hành chính cá biệt. Tòa án căn cứ các quy định pháp luật để giải quyết nội dung khiếu nại về quyết định hành chính được ban hành. Như xác định thẩm quyền của chủ thể ban hành quyết định. Hay nội dung quyết định có đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, mang đến quyền và lợi ích đúng cho các đối tượng liên quan không. Từ đó, Tòa án đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại.