Trường hợp nào văn bản hành chính hết hiệu lực?
Trường hợp nào văn bản hành chính hết hiệu lực?
Trong hệ thống văn bản của nước ta có hai loại văn bản chính là Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Việc xác đinh hiệu lực của Văn bản quy phạm pháp luật thì được quy định tại Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định về hiệu lực của Văn bản hành chính.
Trên thực tế thì các văn bản hành chíng thường không có thời gian hết hiệu lực. Vì văn bản Hành chính có giá trị pháp lý thấp. Đối với văn bản hành chính cá biệt có giá trị ở phạm vi (không gian) nhỏ, còn với văn bản hành chính thông thường hầu như không có giá trị pháp lý. Căn cứ vào thẩm quyền của Người ban hành mà văn bản hành chính có giá trị chứng minh trong các trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ thì văn bản hành chính(đặc biệt là ở Văn bản hành chính cá biệt) vẫn có trường hợp hết hiệu lực như:
1. Có văn bản khác hủy bỏ văn bản hành chính đó.
2. Trong văn bản hành chính có ghi rõ thời gian có hết hiệu lực.
Thêm: Các loại văn bản hành chính được liệt kê trong Nghị định 110/2004/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 09/2010/NĐ-CP) bao gồm: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công.