Trường Mầm non Định Công: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non – Tin nổi bật – Cổng thông tin điện tử Quận Hoàng Mai

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non

       I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

     1. Lý do chọn đề tài:

     Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ. Vì thế, giáo dục trẻ mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Ngay từ lúc sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng, các em luôn phải chịu sự tác động rất lớn của môi trường xung quanh. Môi trường ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

     Để trẻ được mạnh khỏe, bình an có cuộc sống vui – khoẻ, thoải mái và bổ ích thì cần cho trẻ sống trong môi trường an toàn, vì  vậy nhiệm vụ trong tâm đối với ngành giáo dục mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân và môi trường sống của con người nói chung, để trẻ có hành vi ứng xử phù hợp giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập vào môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Cơ thể trẻ còn non yếu, rất dễ bị các yếu tố về môi trường tác động làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, trẻ em cần phải được sống trong một môi trường thật sự an toàn, không bị ô nhiễm. Muốn làm được điều đó thì trước hết chúng ta phải xây dựng cho trẻ tự ý thức về vệ sinh và biết bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt về bảo vệ môi trường chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non”

     2. Mục đích của đề tài

     * Đối với trẻ:

     Giáo dục bảo vệ môi trường giúp trẻ hiểu và hình thành, phát triển ở trẻ thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường.

     * Đối với cán bộ – giáo viên – nhân viên:

     Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cán bộ – giáo viên – nhân viên, qua đó lồng ghép trong các hoạt động trong ngày giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường.

     * Đối với phụ huynh học sinh:

     Giúp PHHS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó hướng dẫn trẻ bảo vệ môi trường.

     3. Đối tượng nghiên cứu:

     Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh trong trường mầm non Thành phố Hà Nội.

     4. Kế hoạch nghiên cứu

     Trong năm học 2018-2019 của trường mầm non tại Hà Nội.

     II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     1. Cơ sở lý luận

     Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng được rất nhiều sự quan tâm của người dân và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, nhưng tất cả là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia. Muốn được sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non.

     Môi trường chính là những yếu tố tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống phát triển của con người và sinh vật. Chính vì thế mà đối với cơ thể sống, môi trường là tập hợp tất cả những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể, cho nên trẻ em cần phải thực sự có một môi trường an toàn, xanh – sạch- đẹp, trẻ cần được sống trong một bầu không khí trong lành, muốn làm được điều đó thì người giáo viên phải đưa nội dung giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách hợp lí, rèn kỹ năng sống văn minh cho trẻ, xây dựng môi trường mầm non không bị ô nhiễm, an toàn đối với trẻ. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh để tuyên truyền phổ biến kiến thức, bảo vệ môi trường tại cộng đồng.

     Trường mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ rất quan trọng, trong đó chăm sóc sức khỏe giúp trẻ có cuộc sống an toàn là một điều cần thiết. Nếu một đứa trẻ sức khỏe tốt, có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ tuổi mầm non  là cơ sở cho sự phát triển về nhân cách. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non là phải kết hợp hài hòa giữa giáo dục nâng cao sức khỏe, ý thức bảo vệ môi trường để giúp trẻ phát triển toàn diện, vì đây là những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc hình thành nhân cách, thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Nếu trẻ được chăm sóc tốt từ lứa tuổi mầm non, trẻ sẽ được phát triển tốt, chính vì vậy là cán bộ quản lý trong trường mầm non tôi càng hiểu rõ trách nhiệm của việc chăm sóc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

     2. Thực trạng vấn đề

     Trường mầm non tôi công tác là một trường thuộc quận mới thành lập của thành phố Hà Nội. Mật độ dân cư đông, với đặc điểm vừa có dân cư truyền thống và dân cư trong khu đô thị mới, chính vì vậy việc nhận thức chăm sóc trẻ mầm non có phần hơi khác nhau, nhưng với nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục mầm non trong nhà trường nên chúng tôi luôn xác định cần quan tâm đến tất cả các trẻ trong trường. Xác định được tầm quan trọng đó và căn cứ thực trạng hiện nay ở trường hầu như trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường. Bản thân là cán bộ quản lý trước thực trạng như vậy tôi luôn trăn trở cần tìm nhiều biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

     2.1. Thuận lợi:

     Trường mầm non tôi công tác được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ UBND Quận, phòng GD& ĐT quận, cũng như UBND phường. Trường có khung cảnh sư phạm đẹp. Nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất với đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non.

     Nhà trường có đủ các phòng chức năng phục vụ cho hoạt động trong ngày của trẻ.

     Ban giám hiệu có đủ, được phân công và làm việc đều tay, có trình độ chuyên môn và quản lý, luôn quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, luôn chú trọng tới việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

     Đội ngũ ổn định, trình độ giáo viên đứng lớp đạt chuẩn 100%, trong đó 76,7% giáo viên trên chuẩn. Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức và trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ.

     Được sự quan tâm và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đa số phụ huynh đều quan tâm chăm sóc giáo dục con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.

      2.2. Khó khăn

Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về bảo vệ môi trường nên kiến thức còn hạn chế nên chưa đi sâu giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, chính vì điều đó mà ý thức của trẻ chưa cao.

Công tác bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên về giáo dục trẻ bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Trong thực tế những tài liệu hướng dẫn giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ở trường mầm non còn ít. Điều đó cũng gây những khó khăn cho giáo viên trong việc thực hiện nội dung trên.

Nhận thức của một số phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chưa cao, chưa biết phối hợp với cô giáo để thực hiện.

Sự hợp tác giữa cha mẹ và cô giáo có những khó khăn như: nhiều phụ huynh chưa quan tâm việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó một số phụ huynh mải mê công việc của mình không quan tâm đến con mà giao cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc, và đưa đón con hàng ngày, nên trẻ thích làm gì đều đáp ứng ngay không cần biết điều đó có hại cho môi trường xung quanh.

     2.3. Khảo sát ban đầu:

     2.3.1. Giáo viên

Tổng số giáo viên

Độ tuổi

Dưới 30

Từ 30- 35

Từ 36- 40

Từ 41- 45

Từ 46- 50

64

27

19

12

4

2

 

Trình độ chuyên môn

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp

Nhận thức sự cần thiết bảo vệ môi trường

ĐH

TC

64

Nhiệt tình

   Bình thường

32

17

15

64

19

45

 

     3. Các biện pháp đã tiến hành

     Biện pháp 1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non:

Ngay từ đầu năm học căn cứ theo nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đạo tạo Hà Nội, cũng như phòng Giáo dục và Đào tạo quận tôi xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học, từ đó chỉ đạo Hiệu phó phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể thời gian, nội dung công việc, biện pháp thực hiện và người thực hiện cụ thể theo từng tháng.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng khối và từng lớp, phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế của lớp và của trẻ.

Tên

chủ đề

Nội dung

Hoạt động

1. Trường mầm non

 – Trẻ biết cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ sạch trường, lớp, không vẽ bẩn lên tường.

– Trẻ biết bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi.

– Trẻ biết yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi,sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định, biết cùng cô lau dọn đồ chơi, vệ sinh trong lớp.

– Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.

* HĐKP: Trường mầm non của bé

* HĐNT:Quan sát sân trường, giáo dục trẻ cần làm gì cho sân trường luôn sạch đẹp

* HĐ chiều: Trò chuyện sự cần thiết của vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, hướng dẫn cách đánh răng,  rửa mặt, rửa tay, về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt (trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hoạt động ngoài trời và khi tay bẩn…)

2. Bé và gia đình.

 

–  Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng.

– Trẻ biết ăn chin, uống nước sạch, biết ăn uống văn minh lịch sự.

– Trẻ biết sử dụng đúng đồ dùng cá nhân: Khăn mặt, ca, cốc…

– Trẻ biết mời ông bà, bố mẹ, chị em… trước khi ăn cơm.

– Trẻ biết quan tâm, giúp đỡ mọi người trong gia đình, biết chăm sóc em, không tranh giành đồ chơi với em …

* HĐKP: Cơ thể bé; Một số đồ dùng trong gia đình; Nhu cầu gia đình; Người thân yêu của bé.

* Hoạt động góc: “ Bé tập làm nội chợ”

* HĐ chiều: Giáo dục trẻ yêu thương mọi người trong gia đình, biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp dọn dẹp nhà cửa, biết  giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết chăm sóc vật nuôi trong gia đình…

3. Nghề nghiệp:

 

– Trẻ biết có nhiều nghề trong xã hội, trong đó có những người làm công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ  môi trường.

– Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tôn trọng những người làm sạch đẹp môi trường.

 

* HĐKP: Trò chuyện về bác lao công; Bé làm gì để bảo vệ môi trường.

* HĐNT: Cùng nhặt lá cây trong trường, không ngắt lá bẻ cành, hái hoa trong vườn trường.

* HĐ chiều: Vẽ tranh về bảo vệ môi trường; Trò chơi tìm những hình ảnh đúng sai về bảo vệ MT.

4.Thế giới động vật

 

– Trẻ biết yêu các con vật nuôi trong gia đình.

– Cần bảo vệ chăm sóc vật nuôi: Cho ăn, không đánh, ném con vật.

– Trẻ có ý thức bảo vệ những loài động vật quí hiếm: Nhắc mọi người không nên săn bắn động vật…

– Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh không ném rác xuống ao, hồ để bảo vệ môi trường sống của các con vật sống dưới nước…

*HĐKP: Khám phá các con vật nuôi trong gia đình; Tìm hiểu về con cá; Tìm hiểu về con chim…ích lợi của vật nuôi, động vật sống ở khắp nơi.

* HĐNT: Quan sát bể cá; Quan sát vườn trường …

* HĐ chiều: Vẽ những con vật em yêu thích; Nối thức ăn phù hợp với từng con vật nuôi…

5. Tết và mùa xuân.

 

– Trẻ biết chúc thọ ông bà ngày Tết.

– Trẻ biết quan tâm chúc Tết mọi người.

– Trẻ không vứt rác bừa bãi, không nói to nơi công cộng.

– Trẻ không hái lộc xuân bằng việc ngắt lá, bẻ cành.

– Trẻ biết hưởng ứng Tết trồng cây nhân dịp đầu xuân.

*HĐKP: trò chuyện về ngày Tết

* HĐgóc: Tận dụng nguyên vật liệu phế thải bưu thiếp chúc mừng năm mới.

* HĐ chiều: Trò truyện về ngày Tết…

6. Thế giới thực vật.

 

 

– Trẻ biết ích lợi của cây đối với đời sống con người: cây cho trái ngọt, cây làm cảnh, cho bóng mát, làm cho không khí trong lành, giữ cho đất không bị sói mòn…

 – Trẻ biết chăm sóc cây xanh  và bảo vệ cây xanh: Trồng, vun xới, tưới cây, lau rửa lá cây…

 

* HĐKP: Cây xanh và môi trường sống; ; Sự phát triển của cây; Tìm hiểu một số loại quả, tìm hiểu một số loại rau quen thuộc…

* HĐNT: Quan sát cây, vườn rau trong trường và ích lợi của chúng, chăm sóc cho cây. Dùng lá cây làm tranh khô, làm các con vật yêu thích…

*HĐ góc: Thực hành gieo hạt, theo dõi sự phát triển của cây, chăm sóc cây.

Nối các hành động đúng sai với cây xanh.

7.Phương tiện và luật lệ giao thông.

– Trẻ biết tiếng ồn của các động cơ, PTGT xả khói ra đường làm ô nhiễm môi trường.

– Trẻ biết cách tham gia giao thông đúng Luật và biết phòng tránh tai nạn giao thông.

* HĐNT: Trò chuyện quan sát PTGT xả khói ra đường.

 

* HĐ góc: Cho trẻ lối những hành động đúng sai khi tham gia giao thông.

8. Các hiện tượng tự nhiên.

 

 

– Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên: Gió, nắng, mưa, hạn hán lũ lụt.

– Trẻ biết tác hại của việc chặt phá rừng.

– Trẻ biết một số nguyên gây ra ô nhiễm môi trường nước, và tác hại khi môi trường nước bị ô nhiễm.

– Trẻ biết cách bảo vệ và nguồn nước, tiết kiệm điện, nước.

*HĐKP: Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên; Sự cần thiết của nước.

*HĐ chiều: Cho trẻ xem hình ảnh và đưa ra nhận xét một số hành vi đúng sai của con người với môi trường nước, một số hành vi , những điều nên làm để bảo vệ môi trường sống.

9. Quê hương, Đất nước, Bác Hồ.

– Trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ những di tích lịch sử tại địa phương.

– Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung khi được đi thăm các địa danh lịch sử: trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng.

 

*HĐKP: Tìm hiểu về đất nước Việt Nam và các danh lam thắng cảnh của Việt Nam, các danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội

* HĐ NK: Cho trẻ thăm quan Đài tượng niệm Bác Hồ của Phường, thăm quan và viếng nghĩa trang Liệt sỹ của phường.

     * Tóm lại: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường cần được cụ thể, tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế của lớp là rất quan trọng, vì qua đây giáo viên lựa chọn và lồng ghép các hoạt động trong ngày dễ dàng với lứa tuổi để kết quả giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao.

      Biện pháp 2: Bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc  giáo dục trẻ bảo vệ môi trường:

 Bồi dưỡng cho 100% giáo viên trong nhà trường nhận thức được nhiệm vụ giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Giáo viên mầm non cần luôn gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường. Trong thực tế giáo viên trong nhà trường không đồng đều, mỗi người có cách nhận thức khác nhau.

 Bồi dưỡng cho giáo viên về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, mỗi giáo viên cần thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời gian hiện nay, cũng như ươm trồng những lớp mầm non cho đất nước sau này. Người giáo viên cần có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp: Dù khó khăn cũng phấn đấu hoàn thành tốt với lòng yêu nghề tận tình phục vụ nhân dân và vì những lớp mầm non của đất nước.

 Nâng cao trách nhiệm và đạo đức nhà giáo: mỗi giáo viên cần phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ là phẩm chất, là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mỗi nhà giáo. Bởi đây là cơ sở, là động lực thôi thúc trách nhiệm và nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình.

Lồng ghép trong việc tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong thực tế của nhà trường: Mỗi giáo viên đều có tấm lòng nhân ái, như người mẹ thứ hai, thật sự yêu thương tận tâm với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Tuyên truyền phổ biến cho giáo viên biết việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cần phải kiên trì, liên tục, mọi lúc, mọi nơi mới đạt được kết quả.

Chỉ đạo giáo viên tổ chức các họat động vui chơi ngoài trời. Hạn chế xem tivi, video, khuyến khích trẻ tham gia lao động tự phục vụ, cô không nên bắt trẻ ngồi học quá nhiều, đồng thời phải thương yêu, khuyến khích trẻ chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường sống.

* Tóm lại: Việc bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, vì khi giáo viên nhận thức và hiểu nhiệm vụ từ đó sẽ quan tâm đi sâu giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

     Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục

Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển về tiềm năng tư chất, các năng lực tinh thần và thể chất.

Trẻ mầm non là lứa tuổi đầu tiên tiếp xúc với môi trường giáo dục. Cô giáo như mẹ hiền, thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ an toàn, giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cần phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ, kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ. Cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, âu yếm vỗ về trẻ, tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo môi trường đẹp, thân thiện để trẻ vui chơi cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng chơi với trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thích đến trường.

     3.1. Xây dựng trường học an toàn

Xây dựng môi trường an toàn với trẻ, không có bạo lực học đường, giáo viên là người mẹ thứ hai của trẻ, mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui của bé.

Xây dựng trong trường học không có khói thuốc.

     3.2. Xây dựng môi trường lớp học và góc thiên nhiên để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ:

Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Các góc thiên nhiên cần được thiết kế vừa tầm trẻ, có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ dùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng khoa học, đẹp mắt để giáo dục được trẻ và để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Đặc biệt ở trong các lớp có bảng phân công trực nhật và ở mỗi góc chơi tôi thường đề ra những nội qui nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội qui của từng góc chơi. Hàng ngày, hàng tuần, trẻ có thể tự giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây… từ đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng. Biết cất và lấy đồ chơi đúng quy định.

Góc thiên nhiên của các lớp rất thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm “Cây cần gì để sống”, Sự phát triển của cây”… Từ đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường.

Việc tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động là điều cần thiết, để đáp ứng nhu cầu của trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” trẻ được chơi, được khám phá, được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vận dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho trẻ, qua đó hình thành cho trẻ có tính thiện cảm về thiên nhiên, có ý thức  chăm sóc bảo vệ môi trường.

* Tóm lại: Việc xây dựng môi trường cho trẻ mầm non rất quan trọng vì trẻ mầm non còn rất nhỏ, trẻ rất nhạy cảm, cần được chăm sóc tốt và an toàn do vậy xây dựng môi trường xanh thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ có điều kiện gần gũi với thiên nhiên và cây xanh là rất cần thiết vì thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được củng cố lại kiến thức, hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp.

     Biện pháp 4: Đầu tư đồ chơi an toàn cho trẻ

     Đồ chơi với trẻ mầm non là điều trẻ yêu thích nhất, tuy nhiên đồ chơi phải đảm bảo an toàn, chính vì vậy trong toàn trường các giá góc cũng được đầu tư đồng bộ, màu sắc hài hòa, đồ chơi trong lớp đa dạng phong phú thu hút trẻ. Cùng với đồ chơi trong lớp khu vui chơi ngoài trời cũng rất quan trọng do vậy sân trường đã lựa chọn những đồ chơi chất liệu an toàn, sân chơi được trải thảm cỏ, tạo cho trẻ không gian vui chơi thân thiện.

     Khi trẻ chơi cùng đồ chơi ngoài trời trẻ cảm thấy vui cùng bạn, trẻ được gần gũi với vườn hoa cây cảnh, từ đó trẻ thấy yêu thiên nhiên và có ý thức chăm sóc và bảo vệ vườn trường.

     * Tóm lại : Việc đầu tư cho trẻ và  xây dựng môi trường giáo dục với đồ chơi phù hợp và an toàn cho trẻ là rất cần thiết, những khu vui chơi này giúp trẻ hoạt động ngoài trời thoải mái, hứng thú, trẻ được gần thiên nhiên, cây cảnh, từ đó giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.

     Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trong ngày

     5.1. Hoạt động khám phá khoa học

     Đây là một hoạt động rất quan trọng: Qua hoạt động này trẻ có thể khám phá về bản thân và mọi vật xung quanh, cùng tham gia hoạt động hoặc trả lời các câu hỏi.

* Ví dụ trong hoạt động tìm hiểu các giác quan; Giáo viên cho trẻ được trải nghiệm và cùng tham gia hoạt động, qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết phòng chống tai nạn cho chính trẻ.

* Trong hoạt động khám phá đồ dùng trong gia đình: Giáo viên nên cho trẻ được biết cách sử dụng, và giữ gìn đồ dùng, cho trẻ có cơ hội khám phá và trả lời câu hỏi của cô về tên đồ dùng, công dụng và ở nhà trẻ có thường dùng những đồ dùng đó không? Từ đó giáo dục trẻ  ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.

* Trong hoạt động khám phá các phương tiện giao thông: Giáo viên thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết tham gia giao thông an toàn, trẻ không được tự ý chạy ra đường, hoặc ngồi trên xe máy không được lô nghịch, vì rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

* Trong hoạt động khám phá thực vật: Giáo viên nên cho trẻ được tự chăm sóc một cây riêng, hoặc cho trẻ tự reo trồng một loại hạt gì đó. Qua đó trẻ tập trung chú ý vào sản phẩm của mình, qua đó giáo viên trò chuyện và khuyến khích trẻ được nói và trao đổi cùng các bạn trong lớp, giúp trẻ tích cực hoạt động và có ý thức bảo vệ môi trường.

* Trong hoạt động khám phá động vật nuôi trong gia đình: Giáo viên cho trẻ được nói về con vật được nuôi trong gia đình trẻ, giáo dục trẻ biết yêu thương và bảo vệ, chăm sóc vật nuôi.

     5.2. Hoạt động tạo hình:

     Trong hoạt động tạo hình giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được tham gia tạo ra các hoạt động tạo nên những thông điệp bảo vệ môi trường, tạo các sản phẩm từ những nguyên vật liệu phế thải, các nguyên vật liệu thiên nhiên, hay các vỏ sò, lá cây, vải vụn…

     5.3. Hoạt động ngoài trời

     Với trẻ mầm non giáo viên cần cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoài trời, vì hoạt động ngoài trời giúp trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, qua hoạt động ngoài trời giáo viên có thể giáo dục trẻ yêu quý vật nuôi cây trồng

    Hoạt động ngoài trời là hoạt động trẻ rất yêu thích, cũng từ hoạt động này trẻ biết chăm sóc cây xanh, biết cây sống được là nhờ có nước, không khí, trẻ được gần gũi với môi trường bên ngoài, qua đó giáo dục trẻ biết yêu quí thiên nhiên, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường, rèn trẻ có kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường, từ đó giáo viên thường xuyên củng cố kiến thức bảo vệ môi trường để trẻ có thói quen ghi nhớ có ý thức về bảo vệ môi trường trong nhà trường, gia đình, xã hội.                              

     5.4. Hoạt động góc:

     Hoạt động góc giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Trong hoạt động góc trẻ phản ánh lại cuộc sống hàng ngày trẻ thấy xung quanh, trẻ đóng vai lại những hành động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy. Chính vì vậy, khi cho trẻ hoạt động góc giáo viên cần gợi mở cho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt động tích cực và luôn chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng nhằm thu hút trẻ chơi. Đặc biệt giáo viên cần đóng vai giao lưu với trẻ động viên trẻ trong các nhóm chơi giúp trẻ mạnh dạn. Thông qua đó giáo dục tính ngăn nắp gọn gàng, ý thức sắp xếp gọn gàng đồ chơi, giữ gìn môi trường sạch đẹp, biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và những người xung có phản ứng đúng với các hành vi khi tham gia bảo vệ môi trường.

     5.5. Hoạt động thăm quan dã ngoại:

     Với trẻ mầm non được tham gia thăm quan dã ngoại là điều rất cần thiết, vì trong hoạt động này trẻ được khám phá trải nghiệm nhiều điều mới, được tìm hiểu nhiều về di tích lịch sử hoặc các danh nam thắng cảnh…Qua hoạt động thăm quan dã ngoại trẻ được vận động một cách tích cực, qua đó giúp trẻ biết ơn những người đã hy sinh để cho trẻ được vui chơi, học tập           

     * Tóm lại: Việc xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục cho trẻ bảo vệ môi trường trong  hoạt động hàng ngày là rất cần thiết, vì trẻ qua đó trẻ biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống.

     Biện pháp 6: Kết hợp với cha mẹ học sinh

     Trong nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, bởi cha mẹ trẻ và những người thân trong gia đình là những người gần gũi và hiểu trẻ nhất. Họ là người có trách nhiệm theo suốt cuộc đời đối với sự phát triển và sự tiến bộ của trẻ. Đây là việc làm nhà trường xác định có tầm quan trọng rất lớn để đem đến kết quả trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ sau này.

     Do vậy, tôi chỉ đạo hàng ngày giáo viên thường xuyên trao đổi tình hình trẻ ở tại trường trong giờ đón trả trẻ, kết hợp tuyên truyền giáo dục cùng nhau bảo vệ môi trường.

     Qua giờ đón, trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên nhắc trẻ cất giầy, dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, khi nhìn thấy vỏ bánh kẹo nơi công cộng, ngoài sân trường phải nhặt bỏ vào thùng rác, đó cũng là một việc để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

     Tuyên truyền với phụ huynh học sinh về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường vì  trẻ cần được sống trong môi trường an toàn, bảo vệ môi trường sống tức là tạo được môi trường an toàn cho trẻ sau này.

     Tuyên truyền với phụ huynh về việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải (Các chai, lọ nhựa, vải vụn, lịch cũ, bìa cattong…) phụ huynh cung cấp cho để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của trẻ, còn nhằm giúp cho phụ huynh biết tác dụng của việc bảo vệ môi trường.

     Giáo viên thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ những tiến bộ, trẻ có ý thức bảo vệ môi trường lớp và trường học, từ đó gia đình cùng động viên và làm gương cho trẻ về ý thức bảo vệ môi trường.

     * Tóm lại: Việc phối  kết hợp với cha mẹ học sinh về giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là rất cần thiết: Vì qua trao đổi thông tin hai chiều giáo viên và gia đình trẻ cùng ý thức bảo vệ môi trường và là những tấm gương cho trẻ.

     4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:

     Qua một số biện pháp Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non năm học 2018-2019 bản thân tôi nhận thấy đạt được những kết quả cụ thể như sau:

     + Đối với nhà trường:

     Năm học qua môi trường của nhà trường đã được nâng lên, cảnh quan sư phạm được cải thiện rõ từ sân trường, các sảnh chơi, đến các góc lớp.

     Chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường ngày càng tăng, tạo được niểm tin trong phụ huynh, cộng đồng dân cư và các cấp lãnh đạo.

     + Đối với trẻ:

     Phát huy được trí tưởng tượng sự tò mò của trẻ. Trẻ học hứng thú hơn không những trong hoạt động học mà trong các hoạt động khác trong ngày.

     Trẻ rất thích tham gia cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu.

     Trẻ có kỹ năng thói quen tốt bảo vệ môi trường biết đi vệ sinh đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, biết tiết kiệm nước và biết phân biệt hành động đúng , sai đối với môi trường.

     Trẻ yêu lao động và tạo ra cái đẹp

     Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường lớp, nhà trường cũng như gia đình.

     + Đối với giáo viên:

     Đội ngũ giáo viên được nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng chăm sóc,  giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, luôn đổi mới hình thức tổ chức giờ học, giờ chơi sinh động hấp dẫn hơn.

     100% giáo viên nắm vững và biết tổ chức hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. 

     Các giáo viên đã chủ động sáng tạo trong lựa chọn nội dung và cách thức tổ chức hoạt động linh hoạt, phong phú, hấp dẫn trẻ trong việc bảo vệ môi trường.

     100% các lớp đã xây dựng góc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh phong phú đa dạng. 

     Giáo viên tự tin hơn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

     + Với phụ huynh học sinh

     Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở lớp về tình hình học tập của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ hơn như thường xuyên dành thời gian để dạy trẻ về kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, dạy trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, biết phân biệt được hành vi đúng, sai, môi trường bẩn, môi trường sạch…

     Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp những chậu cây cảnh nhỏ, cây xanh, hạt giống để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn.

     Phụ huynh cung cấp thêm cho lớp những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi.

     Phụ huynh học sinh tin tưởng vào giáo viên của nhà trường, luôn cùng trao đổi thông tin hai chiều để công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.  

     III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

     1. Kết luận   

      Qua việc chỉ đao một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Bản thân tôi cũng như cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã rút ra một số bài học sau đây:

     Cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong các nhà trường hiện nay.

     Đổi mới trong nhận thức của ban giám hiệu và giáo viên và trog công tác bảo vệ môi trường hiện nay.  

     Giáo viên cần dành thời gian, chú ý giành  thời gian phù hợp để lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường phù hợp, luôn động viên khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích trẻ cố gắng thực hiện những nhiệm vụ giáo viên giao cho trong các hoạt động hàng ngày.

     Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong thời kỳ hiện nay, mỗi giáo viên, nhân viên càng phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và nhất là không ngừng tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

     Công tác phối kết hợp với gia đình và cộng đồng thống nhất trong phương pháp, nội dung chăm sóc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là rất cần thiết, vì khi giáo viên thực sự tâm huyết, cố gắng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thì nhận thức của trẻ và gia đình đều được nâng lên.

     2. Kiến nghị:

     Để thực hiện được đề tài này tốt hơn, tôi xin đề xuất với phòng GD & ĐT quận tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên nhân viên được tham gia những lớp chuyên đề giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.