Trường Đại học Y Hà Nội

2.1. Y khoa

Mục tiêu chương trình:

 Đào tạo Bác sỹ đa khoa là đào tạo những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Nhiệm vụ:

– Khám chữa bệnh: chẩn đoán và xử trí một số cấp cứu thường gặp, một số bệnh thông thường. Thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm đơn giản phục vụ cho chẩn đoán ban đầu, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

– Điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà và cộng đồng.

– Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe: tham gia chi đạo và thực hiện các công tác dự phòng và các chương trình sức khoẻ tại địa phương, các chương trình y tế quốc gia, tham gia công tác giáo dục sức khỏe cho người dân

– Tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

– Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo: 219 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương: 41 tín chỉ gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và Các môn khoa học cơ bản (20 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 167 ĐVHT gồm các môn Cơ sở ngành (51 tín chỉ) và chuyên ngành (116 tín chỉ)

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Bác sỹ Đa Khoa.

– Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại các bệnh viện Trung ương và địa phương. 

Email: [email protected]

2.2. Y học cổ truyền

Thời gian học:

 6 năm.

Mục tiêu chương trình:

 Đào tạo Bác sỹ Y học cổ truyền có y đức, có kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp về Y học cổ truyền (YHCT) và Y học hiện đại (YHHĐ), có khả năng thừa kế và phát triển vốn YHCT, kết hợp hài hoà YHCT với YHHĐ trong phòng bệnh và chữa bệnh, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân

Nhiệm vụ:

– Chẩn đoán và xử lý các bệnh thường gặp và các trường hợp cấp cứu thông thường bằng YHCT và YHHĐ.

– Định hướng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa

– Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường

– Thực hiện được một số thủ thuật trong điều trị của YHCT và YHHĐ

– Đề xuất những biện pháp thích hợp để chăm sóc nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

– Phát hiện sớm các dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch bằng YHCT và YHHD

– Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo: 220 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương:  gồm 41 tín chỉ bao gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và Các môn khoa học cơ bản (20 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 168 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành: 53 tín chỉ và Chuyên ngành: 115 tín

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Bác sỹ Y học Cổ truyền.

– Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại khoa Y học cổ truyền của các bệnh viện Trung ương và địa phương. 

2.3. Răng Hàm Mặt

Thời gian học:

 6 năm.

Mục tiêu chương trình:

 Đào tạo Bác sỹ Răng Hàm Mặt (RHM) có y đức; có kiến thức và kỹ năng  nghề nghiệp cơ bản về y học và nha khoa, để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân và cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân.

Nhiệm vụ:

– Chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng, hàm mặt.

– Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh răng hàm mặt…

– Sử dụng kết hợp được một số biện pháp YHCT trong phòng bệnh và chữa bệnh RHM.

– Thực hiện công tác tư vấn, GDSK; phối hợp tổ chức việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe răng miệng.

– Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo: 219 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương:  gồm 42 tín chỉ bao gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và các môn khoa học cơ bản (21 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 166 ĐVHT, gồm các môn Cơ sở ngành (74 tín chỉ), chuyên ngành (84 tín chỉ) và kiến thức bổ trợ: 8 ĐVHT

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Bác sỹ Răng Hàm Mặt.

– Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại các phòng khám và các khoa Răng hàm mặt của các bệnh viện Trung ương và địa phương.

Email: [email protected]

2.4. Y học dự phòng

Thời gian học:

 6 năm.

Mục tiêu chương trình:

 Đào tạo BS Y học dự phòng có y đức, có kỹ năng nghề nghiệp để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức giải quyết các vấn đề cơ bản của sức khỏe cộng đồng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nhiệm vụ:

– Thu thập, phân tích thông tin về sức khỏe cộng đồng và YTCC.

– Phát hiện và giám sát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của các vấn đề SK cộng đồng và YTCC.

– Phân tích các vấn đề SK, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các chương trình can thiệp, truyền thông về SK cộng đồng và YTCC.

– Lồng ghép phối hợp các hoạt động Y học dự phòng và YTCC.

– Phát hiện, xử trí bệnh thông thường và xử trí ban đầu một số cấp cứu ở cộng đồng.

–  Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo: 214 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương: 40 tín chỉ gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và Các môn khoa học cơ bản (19 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 163 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành (55 tín chỉ), các môn chuyên ngành 102 tín chỉ; Các môn tự chọn: 6 tín chỉ

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Bác sỹ Y học dự phòng.

– Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, cục Y học dự phòng của Bộ Y tế và các trung tâm Y học dự phòng của các tỉnh và thành phố.

Email: [email protected]

2.5.  Cử nhân Điều dưỡng

Gồm

Cử nhân điều dưỡng và cử nhân điều dưỡng chương trình tiên tiến.

2.5.1. Cử nhân Điều dưỡng

Thời gian học:

 4 năm.

Mục tiêu chương trình:

 Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng có y đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn năng lực nghề điều dưỡng ở trình độ đại học, có sức khoẻ; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nhiệm vụ:

– Thực hành chăm sóc và giáo dục sức khỏe. Thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh.

– Sử dụng thuốc hợp lý an toàn

– Tổ chức và thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc. Phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe người bệnh

– Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương, đề xuất các biện pháp phối hợp đề phòng chống dịch.

–  Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.

–  Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo: 149 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương: 40 tín chỉ gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và Các môn khoa học cơ bản (19 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 98 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành (28 tín chỉ), các môn chuyên ngành 54 tín chỉ; Các môn tự chọn: 16 tín chỉ

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Cử nhân Điều dưỡng.

– Công tác tại các cơ sở y tế; các bệnh viện Trung ương và địa phương.

2.5.2. Cử nhân Điều Dưỡng Chương trình tiên tiến

 Thời gian đào tạo

: 4,5 năm. (9 học kỳ)

 

Giới thiệu chung:

– Là chương trình tiên tiến ngành Điều dưỡng đầu tiên tại Việt Nam được Bộ GD&ĐT phê duyệt theo Quyết định 7853/QĐ-BGDĐT.

– Được xây dựng dựa trên khung chương trình hiện đại của trường Đại học Tổng hợp California, Long Beach (Hoa Kỳ).

– Chương trình bắt đầu triển khai từ năm học 2010 – 2011. Tính đến nay đã tuyển sinh khóa 10.

– Đào tạo đội ngũ nhân lực điều dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước.

Lợi thế khi học ngành điều dưỡng chương trình tiên tiến:

– Được học theo chương trình quốc tế (bằng tiếng Anh) với chi phí thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí đi du học ở nước ngoài.

– Được tiếp cận phương pháp đào tạo, giảng dạy, và quy trình kiểm tra, đánh giá tiên tiến.

– Được học tập trong môi trường hiện đại, tiên tiến.

– Được học trực tiếp bằng tiếng Anh với các giảng viên quốc tế và giảng viên uy tín thuộc trường ĐHYHN.

– Được thực tập ngoại khoá tại các bệnh viện quốc tế trong nước.

– Được trao đổi đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài.

 Cơ hội học bổng:

– Sinh viên CTTT ngành Điều dưỡng có nhiều cơ hội nhận học bổng du học ngắn hạn tại nước ngoài như Hoa Kỳ, Australia, Đan Mạch, Phần Lan, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản,… 

– Được tham gia các chương trình, hoạt động miễn phí như các lớp bồi dưỡng tiếng Anh, các lớp học ngoại khoá, các seminar khoa học với giảng viên nước ngoài;

– Ngoài ra sinh viên CTTT có rất nhiều cơ hội được giao lưu, học tập với các sinh viên quốc tế đến từ các nước như Hoa Kỳ, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan, Thái Lan, Australia, Singapore.

 Hình thức tuyển sinh:

 Sinh viên có nguyện vọng theo học Chương trình tiên tiến ngành Điều dưỡng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Trúng tuyển hệ đào tạo Cử nhân Điều dưỡng của Trường Đại học Y Hà Nội.

– Trúng tuyển các chuyên ngành khác của Đại học Y Hà Nội với số điểm bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn của hệ Cử nhân Điều dưỡng.

– Đạt điểm điều kiện thi tiếng Anh đầu vào do Nhà trường tổ chức.

 Mục tiêu chương trình:

 Chương trình tiên tiến ngành Điều dưỡng chuẩn bị cho các sinh viên tốt nghiệp có được các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với mục tiêu:

– Cung cấp các chăm sóc an toàn và thành thạo dựa trên những nhu cầu của bệnh nhân, phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội của người bệnh.

– Thể hiện được khả năng lãnh đạo trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và cộng đồng nhằm tối ưu hóa tình trạng thể chất, tinh thần và phúc lợi cho mọi người, khuyến khích từng cá nhân và cộng đồng hành động có trách nhiệm với sức khỏe của chính họ.

– Thực hành tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, tư duy thấu đáo và kĩ năng giải quyết vấn đề.

Chương trình đào tạo: 181 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục chung:

 Bao gồm các học phần cơ bản theo qui định của Bộ GD&ĐT

– Kiến thức cơ sở ngành:

 Gồm các học phần cơ sở của ngành, cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức ban đầu.

– Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 

Sinh viên được học các kiến thức cũng như các kỹ năng liên quan đến thực hành điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe.

– Tốt nghiệp:

 Cuối khóa sinh viên được đánh giá tốt nghiệp bằng hình thức khóa luận và thi lâm sàng.

(Học kỳ thứ nhất, sinh viên chủ yếu tập trung học tiếng Anh)

Yêu  cầu về Tiếng Anh sinh viên Chương trình tiên tiến

Kết thúc học kỳ 2: thi sát hạch trình độ lần 1: Đạt cấp độ ≥ B1 (theo Khung tham chiếu Châu Âu)  hoặc tương đương (tiếng Anh chung và tiếng Anh chuyên ngành)

Kết thúc học kỳ 8: kiểm tra chuẩn đầu ra tiếng  Anh trước khi tốt nghiệp: Đạt cấp độ ≥ B2 (theo Khung tham chiếu Châu Âu)  hoặc tương đương (tiếng Anh chung và tiếng Anh chuyên ngành)

Sau khi ra trường các em sẽ được:

– Cấp bằng Cử nhân Điều dưỡng Chương trình tiên tiến.

– Công tác tại các cơ sở y tế, các bệnh viện Trung ương, địa phương, các bệnh viện quốc tế ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

– Có thể trở thành điều dưỡng viên chuyên nghiệp tại các cơ sở y tế ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới;

– Có thể học sau đại học (trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ), thi chứng chỉ hành nghề ở nước ngoài;

Email: [email protected]

 

2.6. Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm y học

Thời gian học:

 4 năm.

Mục tiêu chương trình:

 Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Y học chuyên ngành xét nghiệm có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nhiệm vụ:

– Thực hiện thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng thông thường và ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành

– Thực hiện, kiểm tra, giám sát các quy chế vô khuẩn, qui định về sử dụng hóa chất và sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm

– Tham gia tổ chức và quản lý hoạt động một phòng xét nghiệm y sinh học. Thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng xét nghiệm.

– Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo: 152 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương: 33 tín chỉ gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và Các môn khoa học cơ bản (12 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 108 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành (22 tín chỉ), các môn chuyên ngành (80 tín chỉ); Các môn tự chọn (6 tín chỉ)

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Cử nhân Xét nghiệm y học.

– Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế; các bệnh viện Trung ương và địa phương.

Email: [email protected]

2.7. Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa

Thời gian học:

 4 năm.

Mục tiêu chương trình: 

Đào tạo Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng thực hành để thực hiện chăm sóc sức khoẻ mắt ở cộng đồng, giải quyết các vấn đề về khúc xạ nhãn khoa; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nhiệm vụ:

– Thực hành chăm sóc mắt ban đầu, bao gồm: Xác định các bệnh cơ bản về mắt. Khám khúc xạ và cấp đơn kính. Khám và tư vấn các dịch vụ khiếm thị và phục hồi chức năng, các bài tập Thị giác hai mắt.

– Thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình khám mắt khi thăm khám người bệnh.

–  Phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe người bệnh.

– Tư vấn và giáo dục sức sức khỏe mắt cho người bệnh và cộng đồng

– Tham gia vào các hoạt động về cộng đồng như khám sàng lọc địa phương, tổ chức và xây dựng nghiên cứu về cộng đồng, đề xuất biện pháp phối hợp để phòng chống mù lòa.

Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo: 143 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương: 37 tín chỉ gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và Các môn khoa học cơ bản (16 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 95 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành (30 tín chỉ), các môn chuyên ngành 65 tín chỉ

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa.

– Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế; Khoa mắt các bệnh viện Trung ương và địa phương.

Email: [email protected]

2.8. Cử nhân Dinh dưỡng

Thời gian học:

 4 năm.

Mục tiêu chương trình:

 Đào tạo cử nhân Dinh dưỡng có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng lâm sàng – tiết chế, có khả năng độc lập thực hiện một số kỹ thuật cơ bản của chuyên ngành để phục vụ cho công tác dinh dưỡng dự phòng, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và cho cộng đồng; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng, chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Nhiệm vụ:

– Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, can thiệp dinh dưỡng, chế độ ăn điều trị cho các cá nhân và cộng đồng.

– Giáo dục truyền thông và tư vấn dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho cá nhân và cộng động.

– Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và dịch vụ chế biến thực phẩm. Xây dựng kế hoạch can thiệp và điều trị thích hợp và có hiệu quả về dinh dưỡng và thực phẩm.

– Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo: 134 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương: 32 tín chỉ gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và Các môn khoa học cơ bản (11 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 91 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành (21 tín chỉ), các môn chuyên ngành (61 tín chỉ); Các môn tự chọn (9 tín chỉ)

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Cử nhân Dinh dưỡng.

– Công tác tại: Các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, các bệnh viện Trung ương, và địa phương, các cơ sở đào tạo, các Vụ, Cục Bộ Y tế, các Viện nghiên cứu Dinh dưỡng và thực phẩm, các Viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe, Sở y tế; Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khoẻ; Chi cục Dân số – KHHGĐ, và cơ sở y tế khác có liên quan đến dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng. Các cơ sở chế biến thực phẩm và dinh dưỡng. Các công ty du lịch và các cơ sở, dịch vụ ăn uống, các trường học, nhà máy, xí nghiệp.

Email: [email protected]

2.9. Cử nhân Y tế công cộng

Thời gian học:

 4 năm.

Mục tiêu chương trình:

 Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng có y đức, sức khoẻ, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Nhiệm vụ:

  Xác định được các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, các vấn đề về sức khỏe ưu tiên của cộng đồng, đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp

Tham gia lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

– Theo dõi và tham gia đánh giá, giám sát được việc thực hiện các chương trình sức khỏe, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng. Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khỏe

– Lồng ghép phối hợp các hoạt động Y học dự phòng và YTCC.

– Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo: 159 tín chỉ

– Kiến thức giáo dục đại cương: 38 tín chỉ gồm các môn học chung (21 tín chỉ) và Các môn khoa học cơ bản (17 tín chỉ)

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 110 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành (23 tín chỉ), các môn chuyên ngành (63 tín chỉ); Các môn tự chọn (24 tín chỉ)

– Thi tốt nghiệp (11 tín chỉ): gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.

Sau khi ra trường, các em sẽ được:

– Cấp bằng Cử nhân Y tế Công cộng.

– Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, cục Y học dự phòng của Bộ Y tế, các trung tâm Y học dự phòng của các tỉnh và thành phố.

Email: [email protected]