Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ

Phòng Đào tạo

– Trưởng phòng: TS. Nguyễn Minh Tuấn

  Điện thoại: 0292.3898167

  Email:[email protected]

– Phó Trưởng phòng: ThS. Cao Thị Bé Oanh

  Điện thoại: 02923.898167

  Email:[email protected]

– Giảng viên kiêm nhiệm: ThS. Nguyễn Phan Tú

  Điện thoại: 02923.898167

  Email: [email protected]

– Chuyên viên: Nguyễn Bình Trọng

  Điện thoại: 02923.898167

  Email: [email protected]

– Chuyên viên: Lê Huỳnh Nhật Đăng

  Điện thoại: 02923.898167

  Email: [email protected]

– Giảng viên kiêm nhiệm: Võ Thị Phương Loan

  Điện thoại: 02923.898167

  Email: [email protected]

A. Chức năng:

              Tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy.

B. Nhiệm vụ:

1. Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo

           Nghiên cứu và đề xuất phương hướng phát triển của trường về mục tiêu và định hướng phát triển các trình độ và loại hình đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chương trình đào tạo và các nguồn lực phục vụ đào tạo.

2. Xây dựng văn bản quản lý đào tạo 

            a) Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các văn bản, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo.

            b) Soạn thảo các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến công tác đào tạo, trình Hiệu trưởng ký ban hành.

3. Quản lý đào tạo chính quy

3.1. Tổ chức xây dựng, quản lý chương trình, giáo trình 

          a) Nghiên cứu, đề xuất và tổng hợp nội dung, chương trình và mục tiêu đào tạo các ngành, chuyên ngành do các khoa dự thảo, đề xuất đổi mới chương trình, nội dung, phương thức, phương pháp đào tạo.

            b) Quản lý thống nhất nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo các ngành, chuyên ngành thuộc bậc đại học, cao đẳng hệ chính quy.

           c) Phối hợp với các khoa, đơn vị liên quan xây dựng đề cương, nội dung chương trình môn học, giáo trình, bài giảng. Lập kế hoạch và hợp đồng biên soạn, in giáo trình, bài giảng.  Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện kế hoạch in, xuất bản giáo trình, bài giảng đã được phê duyệt.

3.2. Tổ chức tuyển sinh 

             a) Xây dựng nội dung thông tin, xúc tiến các hoạt động giới thiệu, tư vấn tuyển sinh.

             b) Phối hợp Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng:

              – Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, chấm thi và quản lý bài thi tuyển sinh hàng năm, lên phương án xét tuyển, trình Hiệu trưởng quyết định.

              – Nhập liệu, lưu trữ dữ liệu, thông tin thí sinh, kết quả thi… trên hệ thống Quản lý tuyển sinh của trường và thực hiện các nhiệm vụ sau tuyển sinh.

3.3. Xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy 

              a) Xây dựng kế năm học, bố trí phòng học, phối hợp các khoa lập kế họach giảng dạy của giảng viên, lập thời khóa biểu học tập cho sinh viên và các lớp sinh viên theo từng học kỳ, giám sát việc thực hiện thời khóa biểu và lịch trình giảng dạy.

              b) Phối hợp Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng xây dựng kế hoạch thi, chấm thi và quản lý bài thi học kỳ của các lớp sinh viên.

             c) Thống kê giờ giảng của giảng viên theo học kỳ, năm học chuyển về Phòng Tài chính – Kế toán và các phòng, ban có liên quan để thanh toán cho giảng viên; Phối hợp phòng Tài chính – Kế toán thực hiện các thủ tục thanh toán kinh phí hợp đồng cho các giảng viên thỉnh giảng.

             d) Phối hợp với các khoa, Ban Thanh tra giáo dục, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế về giảng dạy, học tập, thi kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

              đ) Phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán xây dựng và quản lý các hợp đồng đào tạo, hợp đồng giảng dạy, lập kế hoạch giao kinh phí cho các khoa và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

3.4. Quản lý quy trình và kết quả học tập 

               a) Thực hiện các quy trình cho sinh viên đăng ký học tập trên mạng.

             b) Phối hợp Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng nhập điểm sinh viên vào hệ thống quản lý điểm của trường, công bố trên mạng, in và gửi kết quả học tập của sinh viên theo yêu cầu của phụ huynh.

             c) Xét điều kiện thực hiện Luận văn tốt nghiệp, Tiểu luận tốt nghiệp; phối hợp với các khoa để tổ chức các hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp; xét điều kiện công nhận tốt nghiệp, lập danh sách và chuẩn bị các quyết định công nhận tốt nghiệp.

               d) Cấp chứng nhận kết quả học tập, cấp bảng điểm trích sao, chứng nhận tốt nghiệp theo yêu cầu của sinh viên và phụ huynh.

3.5. Quản lý in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ 

                a) Quản lý sử dụng phôi các loại văn bằng, chứng chỉ theo quy định phân cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

                b) In bằng tốt nghiệp, bảng điểm tốt nghiệp, trình Hiệu trưởng ký các loại văn bằng tốt nghiệp thuộc hệ đại học và cao đẳng chính quy.

                c) In và cấp bản sao bằng và bảng điểm tốt nghiệp, các loại chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận kết quả học tập.

                d) Quản lý thông tin văn bằng, chứng chỉ, đưa công khai trên mạng.

3.6. Hỗ trợ công tác quản lý kinh phí đào tạo 

                a) Đề xuất các mức học phí, lệ phí và học bổng khuyến khích học tập.

                b) Thống kê học phí sinh viên phải đóng từng học kỳ.

                c) Xét học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên từng học kỳ.

                d) Tính toán các loại kinh phí chi chuyên môn trong đào tạo (kinh phí giờ giảng, tổ chức thi, thực tập, duyệt đồ án, hội đồng tốt nghiệp, chương trình, giáo trình,…).

4. Các nhiệm vụ khác 

           – Quản lý, duy trì, phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị sử dụng và khai thác hệ thống phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm quản lý hành chính điện tử, phần mềm quản lý nhân sự – tiền lương, hệ thống thông tin trên Trang thông tin điện tử của Trường: www.ctuet.edu.vn , Trang thông tin điện tử của Phòng Đào tạo www.pdaotao.ctuet.edu.vn hệ thống thư điện tử: mail.ctuet.edu.vn  

            – Phối hợp với các đơn vị trong trường thực hiện nhiệm vụ liên quan khác theo phân công.


07/09/2020