Trường Đại học Bạc Liêu
A. Thông tin các khoa
1. Khoa Sư phạm
– Lịch sử hình thành: Khoa Sư phạm được thành lập vào ngày 12 tháng 6 năm 2007 trên cơ sở sáp nhập các khoa thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu, với nhiệm vụ đào tạo các ngành sư phạm và các ngành ngoài sư phạm trong trường n
hằm đào tạo nguồn nhân lực cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội không chỉ của riêng tỉnh Bạc Liêu mà còn đáp ứng cho cả khu vực Bán đảo Cà Mau.
– Khoa có 89 cán bộ giảng viên, trong đó có 04 tiến sĩ , 53 thạc sĩ 32 cử nhân và được chia thành 04 tổ chuyên môn: Tổ Khoa học cơ bản, Tổ Việt Nam học, Tổ Ngoại ngữ, Tổ Tiểu học – Mầm non.
– Thực hiện đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ tất cả các ngành của bậc đại học và cao đẳng các ngành: Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Toán, Sư phạm Hóa, Sư phạm Sinh, Việt Nam học, Sư phạm Anh, Sư phạm Tiểu học, Sư phạm Mầm non.
– Mục tiêu: Đào tạo giáo viên có thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo, yêu nghề, yêu học sinh. Có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học ở trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở và Mầm non.
2.
Khoa Công nghệ thông tin
– Lịch sử hình thành: Khoa Công nghệ thông tin được thành lập năm 2007 Tiền thân của Khoa CNTT là Khoa Tự nhiên – Công nghệ thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu trước đây, với nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội không chỉ của riêng tỉnh Bạc Liêu mà còn đáp ứng cho cả khu vực Bán đảo Cà Mau.
– Khoa có 20 cán bộ giảng viên, trong đó có 03 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, 02 cao học và 02 cử nhân và được chia thành 02 Bộ môn: Bộ môn Khoa học Máy tính và Bộ môn Hệ thống Thông tin.
– Thực hiện đào tạo chính quy và liên thông theo hệ thống tín chỉ bậc đại học, cao đẳng các ngành Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Tin học
– Mục tiêu: Sau khi tốt nghiệp, người học có được kiến thức, kỹ năng về CNTT để xây dựng mô hình và áp dụng vào thực tiễn. Nắm vững quy trình xây dựng phát triển phần mềm và có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học; phân tích và thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao. Những kiến thức về CNTT và các lĩnh vực liên quan như khoa học máy tính, quản lý dự án giúp cho người học phát huy khả năng tư duy tổng hợp, khả năng thích ứng cao, có khả năng phục vụ tốt, có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, hoàn thiện và phát triển bản thân.
3. Khoa Kinh tế
– Lịch sử hình thành:
Khoa Kinh tế được thành lập ngày 12 tháng 06 năm 2007 của Trường Đại học Bạc Liêu với nhiệm vụ cơ bản là đào tạo nguồn nhân lực cho vùng bán đảo Cà Mau và Đồng bằng Sông Cửu Long đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
–
Khoa có 35 cán bộ, giảng viên gồm 01 tiến sĩ, 08NCS, 26 thạc sĩ; gồm 04 bộ môn: Kinh tế cơ sở-Luật, Kế toán-Kiểm toán, Quản trị kinh doanh và Tài chính – Ngân hàng.
–
Khoa đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ 03 chuyên ngành Đại học chính quy gồm
Kế toán tổng hợp; Tài chính – Ngân hàng; Quản trị kinh doanh và 01 ngành Đại học Kế toán liên thông từ trình độ Trung cấp hoặc Cao đẳng. Ngoài ra, khoa còn đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng; chứng chỉ Khai báo, quyết toán thuế; thực hiện chức năng tư vấn các lĩnh vực: Tài chính, Luật, Kế toán, Quản trị doanh nghiệp.
– Mục tiêu:
cung cấp cho người học các chương trình đào tạo tiêu chuẩn về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý; chyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Qua đó đào tạo ra những người có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ cho xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho khu vực bán đảo Cà Mau nói riêng và cho công cuộc CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu nói chung.
4. Khoa Nông nghiệp
– Lịch sử hình thành: Khoa Nông nghiệp được thành lập ngày 12 tháng 6 năm 2007.
– Khoa có 31 cán bộ, giảng viên gồm 05 tiến sĩ, 25 thạc sĩ 25 và 01 cử nhân; gồm 03 bộ môn: Chăn nuôi-Thú y, Khoa học cây trồng –Phát triển nông thôn và Thủy sản.
– Thực hiện đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ các bậc đại học, cao đăng các ngành: Đại học Nuôi trồng thủy sản, Đại học Bảo vệ thực vật, Đại học Chăn nuôi, Đại học khoa học môi trường, Cao đẳng dịch vụ thú y
– Mục tiêu: là đào tạo các kỹ sư là những người có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm; góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho khu vực bán đảo Cà Mau nói riêng và cho công cuộc CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu nói chung.
5. Bộ môn Giáo dục thể chất (GDTC)
– Lịch sử hình thành: Bộ môn được thành lập năm 2007, tiền thân là Bộ môn Giáo dục thể chất là Tổ bộ môn giáo dục thể chất và quốc phòng.
– Bộ môn có 09 GV gồm 01 nghiên cứu sinh, 06 thạc sỹ, và 02 Cử nhân.
– Thực hiện đào tạo chính quy và liên kết các ngành gồm: Đại học GDTC liên kết với ĐH Đồng Tháp, Cao đẳng chuyên ngành GDTC, Đại học và Cao đẳng không chuyên.
– Mục tiêu: đào tạo giáo viên GDTC có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học.
6. Bộ môn Lý luận Chính trị
– Lịch sử hình thành: Bộ môn Lý luận Chính trị được thành lập ngày 12/6/2007 (trước đây có tên là Tổ Mác – Lênin).
– Bộ môn có 08 GV: 03 thạc sĩ Triết học, 01 thạc sĩ Giáo dục học, 01 thạc sĩ chủ nghĩa xã hội khoa học, 01 thạc sĩ Kinh tế chính trị, 01 thạc sĩ Xây dựng Đảng và 01 thạc sĩ Lịch sử Đảng.
– Bộ môn Lý luận Chính trị có chức năng tham mưu cho Ban Giám hiệu công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên toàn trường; tổ chức, quản lý và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo nội dung, chương trình của Bộ GD – ĐT; tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác các hoạt động giáo dục theo kế hoạch chung của Nhà trường; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, bài giảng, đổi mới phương pháp dạy – học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
B. Thông tin về ngành đào tạo
1. Đại học Công nghệ thông tin
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 144
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Có thể tự học, tự nghiên cứu các tài liệu.
– Mục tiêu:
+ Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân; có khả năng tự học, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm; có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Nắm chắc các kiến thức cơ sở cơ bản và kiến thức chuyên ngành, có khả năng tiếp cận những kiến thức chuyên ngành mới, có khả năng nghiên cứu sáng tạo và có khả năng học tập nghiên cứu ở các cấp học cao hơn về khoa học Công nghệ thông tin.
+ Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, chú trọng rèn luyện kỹ năng và năng lực thực hiện công tác chuyên môn, có khả năng tìm kiếm và tham gia sáng tạo việc làm.
+ Cung cấp đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tiếp cận với Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Bạc Liêu, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới nề kinh tế nước nhà.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
+
Có thể làm các công việc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì gia công các phần mềm, các giải pháp xử lý thông tin, các hệ thống mạng tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học.
+
Đủ trình độ học bậc sau đại học
(thạc sĩ, tiến sĩ,…) chuyên ngành công nghệ thông tin tại các viện, trường trong và ngoài nước.
– Email: [email protected]
2. Đại học Quản trị kinh doanh
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 126
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
+ Đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, được trang bị đủ kiến thức cơ sở khối ngành kinh tế và kiến thức chuyên ngành, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh. Khi ra trường, sinh viên có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Có năng lực quản lý, kinh doanh, phán đoán xây dựng chiến lược kinh doanh trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Có khả năng làm việc ở các cơ quan, bộ phận tổ chức điều hành kinh doanh, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, hoạt động ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp dễ dàng học thêm bằng đại học thứ hai hoặc cao học.
– Email: [email protected]
3. Đại học Kế toán
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 122
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1
– Mục tiêu:
Đào tạo Cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được trang bị đủ kiến thức cơ sở khối ngành Kinh tế và kiến thức chuyên ngành. Khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
+ Có khả năng đề xuất, hoàn chỉnh chính sách, hạch toán kế toán- tài chính trong các ngành và các thành phần kinh tế quốc dân.
+ Có thể công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý các dự án. Thực hiện nghiệp vụ kế toán tổng hợp, quản lý về mặt kế toán, tài vụ, thống kê cho các cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Cử nhân kế toán có thể dễ dàng học thêm bằng đại học thứ hai hoặc học cao học của các ngành kinh tế khác.
– Email: [email protected]
4. Đại học Tài chính- Ngân hàng
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 125
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
Đào tạo Cử nhân tài chính – ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính – ngân hàng; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các ngân hàng, cơ quan tài chính ở địa phương hoặc doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp dễ dàng học thêm bằng đại học thứ hai hoặc cao học.
– Email: [email protected]
5. Đại học Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 137
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
Cử nhân Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam là người có được vốn kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn (ngôn ngữ, văn hoá, văn minh, kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam,…) và kiến thức nghề nghiệp đủ để hoạt động và công tác hiệu quả trong các lĩnh vực : văn hoá, xã hội, du lịch, báo chí, phát thanh-truyền hình, văn thư-lưu trữ,… và các lĩnh vực khác có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Có thể làm việc trong các cơ quan, tổ chức ở các lĩnh vực văn hoá, thông tin, thư viện, phát thanh, báo chí, truyền hình, bảo tàng; các cơ quan quản lý hành chính, giáo dục. Giảng dạy ở các trường THCS, THPT (nếu có chứng chỉ sư phạm).
– Email: [email protected]
6. Đại học Ngôn ngữ Anh
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 128
– Mục tiêu:
+ Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh; kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội và văn học Anh – Mỹ. Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
+ Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình. Cử nhân ngành ngôn ngữ Anh có thể học ngành 2 cùng khối; hoặc dự tuyển vào chương trình đào tạo sau đại học trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm, và tại các cơ quan văn hóa xã hội, du lịch, thư ký văn phòng, biên dịch, phiên dịch, báo chí, phát thanh truyền hình, xuất bản.
– Email: [email protected]
7. Đại học Nuôi trồng thuỷ sản
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 138
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
Chương trình giáo dục đại học ngành Nuôi trồng thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để sinh viên hình thành và phát triển nhân cách, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khả năng đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản trình độ đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội.
– Tốt nghiệp đại học, kỹ sư Nuôi trồng thủy sản có khả năng:
+ Hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật
của
Nhà nước,
làm việc hiệu quả trong môi trường tập thể, có ý thức và năng lực học tập suốt đời để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
+ Vận dụng kiến thức được đào tạo trong chương trình giáo dục để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong chuyên môn.
+ Sản xuất giống trong nuôi trồng thủy sản
+ Nuôi trồng thủy sản thương phẩm
+ Sản xuất thức ăn cho nuôi thủy sản
+ Quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản
+ Phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng thương phẩm, sản xuất thức ăn nuôi thủy sản và dịch vụ nuôi trồng thủy sản
+ Bảo tồn động thực vật thủy sản quý hiếm
+ Tư vấn kỹ thuật về quy hoạch và thiết kế cơ sở nuôi trồng thủy sản
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc
+ Cơ sở nuôi trồng thủy sản
+ Cơ sở sản xuất và dịch vụ giống, thức ăn nuôi trồng thủy sản
+ Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản
+ Cơ quan khuyến ngư và quản lý nguồn lợi
+ Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản
+ Cơ sở nghiên cứu nuôi trồng và kinh tế thủy sản
+ Các cơ sở đào tạo về nuôi trồng thủy sản
– Email: [email protected]
8. Đại học Chăn nuôi
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 131
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
+
Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi động vật; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với mọi công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp
.
+
Người học có kiến thức và kỹ năng về chọn lọc, nhân giống, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và kinh doanh chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng suất và chất lượng cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Có kiến thức về chăn nuôi chuyên sâu, để ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất giống, chăn nuôi công nghiệp và trong quản lý các cơ sở kinh doanh chăn nuôi. Có thể làm việc tại các cơ quan như: Sở NN & PPNT, Trung tâm khuyến nông, Chi cục chăn nuôi các tỉnh, Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp, Công ty, Cơ sở sản xuất trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, trường đại học, cao đẳng.
– Email: [email protected]
9. Đại học Bảo vệ thực vật
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 129
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
+ Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ Đại học có kiến thức chuyên ngành bảo vệ thực vật vững chắc; có kỹ năng về quản lý sâu bệnh trên cây trồng và bảo vệ thực vật thành thạo; có thái độ lao động nghiêm túc, đúng đắn, yêu nghề và hết lòng cống hiến cho xã hội. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp kỹ sư có thể thích ứng với mọi công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất, dịch vụ, kinh doanh chuyên về bảo vệ thực vật.
+ Người học có kiến thức và kỹ năng về giám định dịch hại cây trồng và biết cách quản lý các đối tượng dịch hại như: côn trùng, mầm bệnh, cỏ dại và động vật gây hại trong sản xuất nông nghiệp, giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Có khả năng làm việc tại các cơ quan như: Sở NN & PPNT, Trung tâm khuyến nông, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Công ty, Nông trường, trang trại sản xuất giống cây trồng, kiểm dịch thực vật, các hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, các viện, trường đại học, cao đẳng.
– Email: [email protected]
10. Đại học Khoa học môi trường
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ:
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
Có kiến thức, kỹ năng khảo sát, đánh giá tác động, nhận dạng, quản lý và ứng cứu các vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Có thể làm việc tại các cơ quan như: Các Sở hoặc Phòng chuyên ngành Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; NN & PPNT, Các nhà máy chế biến nông, thuỷ sản xuất khẩu, Khu chế xuất và khu công nghiệp; Cơ quan kiểm định, quan trắc, đánh giá môi trường và dự án đầu tư phát triển, Cảnh sát môi trường, các viện, trường đại học, cao đẳng.
– Email: [email protected]
11. Cao đẳng Giáo dục Mầm non
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 106
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
Chương trình giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (GDMN) nhằm đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng được yêu cầu đổi mới của GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các GVMN được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình GDMN, có khả năng đáp ứng được sự phát triển của GDMN, có kỹ năng tự bồi dưỡng.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm mầm non có thể làm việc tại trường mầm non công lập, các trường tư thục chất lượng cao. Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
– Email: [email protected]
12. Cao đẳng Giáo dục Tiểu học
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 108
– Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt năng lực tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam – tương đương chuẩn B1.
– Mục tiêu:
Chương trình cao đẳng sư phạm (CĐSP) đào tạo ngành Giáo dục tiểu học nhằm đào tạo người giáo viên tiểu học (GVTH) đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của Giáo dục tiểu học (GDTH) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. GVTH phải có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực giáo dục, dạy học theo yêu cầu của chuẩn GVTH, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học mới cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của GDTH trong tương lai; có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học có thể dạy ở các trường công lập hoặc các trường tư thục chất lượng cao. Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
– Email: [email protected]
13. Cao đẳng Sư phạm Tiếng Anh
– Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 121
– Mục tiêu:
+ Có kiến thức chuyên sâu về phương pháp giảng dạy tiếng Anh; kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Anh, văn hóa, xã hội và văn học Anh – Mỹ. Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
+ Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường. Sau khi tốt nghiệp có thể dạy Tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông cơ sở, tiểu học, các trung tâm ngoại ngữ.
+ Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình. Cử nhân ngành sư phạm tiếng Anh có thể học ngành 2 cùng khối; hoặc dự tuyển vào chương trình đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
– Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp ngành học này, sinh viên có khả năng giảng dạy môn tiếng Anh trong các trường tiểu học, THCS; có kiến thức chuyên môn tiếng Anh tương đối hoàn chỉnh về các kỹ năng ngôn ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, dịch thuật; có kiến thức nghiệp vụ sư phạm; có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức vào quá trình giao tiếp với người nước ngoài, dịch thuật, có thể học đại học, có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty.
– Email: [email protected]