Trung thực là gì? Sống trung thực có thật sự tốt và ý nghĩa
Mục Lục
Trung thực là đức tính mà ta đã được ông bà, cha mẹ dạy từ thời thơ ấu. Nhưng với nhịp sống xô bồ của xã hội ngày nay thì liệu đức tính ấy có còn được lưu truyền như trước kia nữa hay không? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn trung thực là gì và sống trung thực có thật sự tốt và ý nghĩa trong thời đại ngày hôm nay hay không nhé!
Có thể bạn chưa biết: kỹ năng mềm là gì
I. Trung thực là gì?
Trung thực là một khía cạnh của nhân cách đạo đức con người được hiểu với nghĩa là sự ngay thẳng, thật thà, luôn nói lên sự thật. Trung thực chính là tôn trọng lẽ phải, không dối trá từ lời nói đến hành vi. Có thể hiểu đơn giản người trung thực là người không biết nói dối, họ sẵn sàng dũng cảm nói lên sự thật và sẵn sàng nhận lỗi khi phạm sai lầm.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Kế toán:
– Nhân viên Kế toán Kho Trung Tâm Bách Hóa Xanh
– Nhân viên Kế toán Chi Nhánh Bách Hóa Xanh
II. Tại sao cần phải trung thực?
– Được mọi người yêu quý: Trung thực sẽ giúp bạn nâng cao được giá trị của bản thân. Từ đó, sẽ được nhiều người yêu mến và lấy đó làm gương để họ có thể noi theo và học hỏi.
– Được tín nhiệm, tin tưởng: Một người trung thực là người luôn bảo vệ cho sự thật dù bất cứ giá nào. Chính vì thế, họ sẽ nhận được một sự tin tưởng nhất định trong lòng của người khác. Nhờ vậy, những người trung thực sẽ ngày càng được coi trọng và tín nhiệm vào một vị trí nhất định.
– Nhận được sự kính trọng: Người có đức tính trung thực sẽ không bao giờ làm những việc trái với đạo đức lương tâm. Thế nên, họ sẽ nhận được sự kính trọng của mọi người dù ở bất kỳ độ tuổi nào.
– Duy trì và phát triển các mối quan hệ: Được làm bạn với một người có đức tính trung thực sẽ làm cho đối phương cảm thấy an tâm, dễ chịu cũng như không cần phải qua suy nghĩ, cân nhắc về mối quan hệ này. Vì thế, khi bạn có tính trung thực bạn sẽ dễ dàng duy trì và phát triển các mối quan hệ của bản thân với mọi người xung quanh.
– Nuôi dưỡng các giá trị đạo đức tốt đẹp: Trung thực là đức tính mà ông cha ta đã truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó nuôi dưỡng giá trị tinh thần của con người trong suốt bao năm qua. Nếu bạn vẫn duy trì được đức tính tốt này tức bạn đang nuôi dưỡng các giá trị đạo đức tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại.
– Góp phần xây dựng môi trường văn minh: Nếu muốn mọi thứ xung quanh mình trở nên tốt đẹp thì mình cần phải sống tốt, rèn luyện tính trung thực ở bản thân. Từ đó, lan truyền đức tính này đến mọi người xung quanh để họ đối xử với nhau một cách chân thành không vụ lợi.
– Tôi luyện bản thân trở nên dũng cảm: Khi bạn dám đứng lên để bảo vệ sự thật, dẹp tan những mưu đồ dối trá thì bạn thật sự đã rất dũng cảm rồi. Bởi vì chỉ có những người trung thực mới dám đứng về phía công lý, dám nói sự thật và phê phán những điều dối trá. Thế nên, khi bạn có tính trung thực tức bạn đang tôi luyện bản thân ngày càng trở nên dũng cảm hơn.
– Luôn cảm thấy yên bình trong tâm hồn: Người trung thực sẽ không biết nói dối và họ không cần phải suy tính quá nhiều lý do để che giấu sự thật hay phải cố gắng làm hài lòng một ai. Điều này sẽ giúp tâm hồn họ luôn cảm thấy thanh thản, yên bình.
III. Cách nhận diện người trung thực
1. Người trung thực không quan tâm có được yêu quý hay không?
Có thể nói người trung thực sẽ khá thẳng thắn, họ sẽ nói những gì thuộc về lẽ phải mà họ cho là đúng, cũng không cần nói giảm nói tránh để lấy lòng bất cứ ai. Họ không hề ái ngại khi lời nói và hành động của mình sẽ không được lòng người khác. Người trung thực sẽ chẳng mấy để tâm đến cảm xúc của người nghe chỉ nói ra những điều mà họ cho là đúng và cần thiết.
2. Người trung thực không nịnh bợ, không thảo mai, không nói dối
Những người thường lo lắng về việc lời nói của mình có làm hài lòng người khác hay không thường là những người tự ti, giả tạo. Họ sẽ nói những điều dối trá chỉ với mục đích lấy lòng người khác. Nhưng những người trung trực thì lại khác, họ không nịnh bợ, không thảo mai hay không cố đặt điều nói dối với bất cứ lý do gì. Mặc dù vậy, nhưng họ không phải là một người quá bất lịch sự. Họ vẫn có thể khen một người nào đó nếu như họ xứng đáng được khen hay tuyên dương.
3. Người trung thực có ánh nhìn thẳng, đầy chính trực
Nghe có vẻ hơi cảm tính vì ta không thể nào đánh giá được bản chất của con người qua vẻ bề ngoài được. Đôi khi họ cố gắng diễn thật đạt để tạo nên một người đầy trung thực thì sao? Nhưng thực tế mà nói điệu bộ và thần thái của một người trung thực khó lòng mà bắt chước được. Họ luôn có ánh nhìn thẳng, đầy chính trực, hiên ngang. Họ không hề e ngại với việc nhìn vào mắt người khác với sự tự tin mãnh liệt.
4. Người trung thực có lời nói luôn đi đôi với hành động
Người trung thực thường sẽ có cách hành xử rất quy tắc. Mọi lời nói của họ đều đi đôi với hành động mà họ làm. Họ không thể nói suông mà không thực hiện được. Họ luôn đặt chữ tín và trách nhiệm lên hàng đầu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào hay làm bất kì công việc gì. Chính vì thế, họ luôn nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm từ mọi người xung quanh.
5. Người trung thực luôn tuân theo nguyên tắc sống của bản thân
Người trung thực là người luôn đặt ra những quy tắc riêng cho bản thân mình và những quy tắc đó không phải ai cũng thực hiện được. Mặc dù, bạn có dùng tiền hay bất cứ chiêu trò nào thì họ cũng không thể làm trái với quy tắc mà mình đặc ra cho bản thân họ. Họ luôn nghĩ rằng để trung thực thì cần phải tôn thờ sự thật, biết giữ chữ tín với người khác đặc biệt là chữ tín với chính bản thân của họ.
6. Người trung thực nhận biết rõ và công khai khuyết điểm bản thân
Đã là con người thì không một ai hoàn hảo, ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt. Con người ta thường chỉ thích lộ ra những ưu điểm của mình và tìm cách che lấp đi khuyết điểm của bản thân. Nhưng với người trung thực thì khác, họ biết hạn chế của bạn thân họ ở đâu và công khai khuyết điểm của mình cho mọi người để ngày càng hoàn thiện bản thân của mình hơn.
7. Người trung thực là những người tin cậy để chia sẻ, dựa dẫm
Nếu bạn có thể thoải mái chia sẻ những chuyện cá nhân, riêng tư với một người mà không cần phải đắn đo tức người đó đã tạo được một niềm tin vững chắc trong lòng của bạn. Với một người trung thực bạn sẽ dễ dàng để bạn chia sẻ, dựa dẫm vào khi bạn gục ngã hay gặp khó khăn vì họ sẽ khiến bạn an tâm khi chia sẻ cũng như giúp bạn hiểu rõ được sự thật của vấn đề hơn.
IV. Làm thế nào để sống trung thực?
1. Trong đời sống hằng ngày
Để sống trung thực trong đời sống hằng ngày bạn cần tin tưởng vào công lý, lẽ phải, dám đứng lên nói sự thật, lên án những việc làm sai trái, vi phạm đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, bạn cần có một góc nhìn xa trông rộng, không vì những lợi ích trước mắt mà đánh đổi cả danh dự, nhân phẩm hay tương lai của mình.
Ngoài ra, bạn cần phải tích cực học hỏi, trau dồi những hạn chế của bạn thân, không được che lấp khuyết điểm mà phải tìm cách để khắc phục nó. Những người trung thực sẽ không cần phải thảo mai, giả tạo để lấy lòng người khác, cứ nói những điều thuộc về công lý lẽ phải mà không cần phải sợ mích lòng ai.
Ngoài ra, bạn cần tạo nên một nguyên tắc riêng cho bản thân bởi người trung thực luôn tự tạo cho mình những nguyên tắc riêng để làm khuôn mẫu mà hành xử với mọi người. Không những thế, bạn cần phải đặt chữ tín lên hàng đầu trong mọi việc làm của bạn bởi vì chữ tín là một chữ khá quan trọng để hình thành nên một người trung thực, nói được làm được.
Lưu ý: Dù không thảo mai, giả tạo nhưng bạn vẫn phải đảm bảo được phép lịch sự tối thiểu trong cách hành xử với người khác để giá trị của bản thân ngày càng được nâng cao hơn.
2. Trong môi trường công sở
Công sở là môi trường luôn có sự cạnh tranh về mặt lợi ích. Vì thế, nếu bạn là một người trung thực trong chính môi trường làm việc thì sẽ được đánh giá cao và được nể trọng. Để trở nên người trung thực trong môi trường làm việc bạn cần luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn, không nên chậm trễ, bê tha trong công việc. Ngoài ra, bạn nên cạnh tranh công bằng với đồng nghiệp bằng sức năng lực thực sự của mình mà không dùng đến bất cứ chiêu trò nào. Bên cạnh đó, bạn luôn phải chủ động lắng nghe góp ý của người khác về những khuyết điểm của bản thân, luôn phải chấp nhận lỗi sai của mình và tìm cách khắc phục chúng. Trung thực còn thể hiện ở chỗ việc bạn dám nói dám làm, nói được thì sẽ làm được, không nên thất hứa hoặc nói suông. Không những thế, để trở thành một người trung thực bạn cần phải khiêm tốn với khả năng của bản thân, thể hiện sự chính trực, đặt lợi ích chung lên hàng đầu không vụ lợi chỉ vì lợi ích cá nhân.
V. Lợi thế của người trung thực trong công việc
– Sống tự tin và thoải mái: Người sống trung thực họ không phải bận tâm suy nghĩ quá nhiều về việc làm thế nào để hơn thua với người khác? Hay làm thế nào để lấy lòng của mọi người xung quanh. Họ luôn làm những việc họ cho là đúng, là phù hợp. Vì thế, những người có tính trung thực thường sống rất thoải mái và tự tin.
– Xây dựng uy tín và danh tiếng tích cực: Một người luôn đề cao chữ tín trong công việc chắc chắn sẽ luôn được sự tin tưởng, tín nhiệm của người khác. Không những thế, khi bạn nhận được sự tín nhiệm của người khác tức là bạn đã nhận được một sự tin tưởng nhất định trong lòng họ. Vì vậy, danh tiếng của bạn sẽ ngày càng được lan truyền rộng rãi và nhờ đó cơ hội hợp tác làm việc của bạn cũng ngày càng nhiều hơn.
– Nhận được yêu quý từ cấp trên, đồng nghiệp: Người trung thực sẽ luôn nhận được sự yêu mến từ người khác đặc biệt là cấp trên đồng nghiệp bởi vì được làm bạn với một người liêm minh, chính trực thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và không còn e dè nữa.
– Được khách hàng tin tưởng và trung thành: Người trung thực là người sẽ tạo được niềm tin với mọi người đặc biệt là khách hàng trong công ty hay doanh nghiệp của họ. Khi bạn làm việc có uy tín thì khách hàng sẽ hài lòng và sẽ trung thành với doanh nghiệp của bạn vì mang lại chất lượng tốt cho công việc của họ.
– Nhiều triển vọng nghề nghiệp: Trung thực sẽ giúp bạn có được một cái nhìn thiện cảm từ những nhà tuyển dụng hay cấp trên vì doanh nghiệp thường rất đề cao nhân sự có đức tính trung thực trong công việc.
VI. Luôn sống trung thực – liệu có tốt?
Trung thực là một đức tính tốt mà con người cần phải có nhưng liệu lúc nào cũng trung thực thì có thực sự tốt hay không? Hay nó trở nên thiếu tế nhị, bất lịch sự. Một ví dụ thực tế, nếu bạn được mời đi ăn tiệc, đồ ăn tại nhà hàng đó không hợp khẩu vị với bạn nhưng do người mời là người quan trọng với bạn nên bạn phải đi ăn cùng. Liệu trong trường hợp này nếu bạn trung thực chê đồ ăn ở nhà hàng này thì có phải rất thiếu tế nhị và bất lịch sự hay không? Vì thế, không phải lúc nào chúng ta cũng nên trung thực, chúng ta chỉ nên trung thực trong một số trường hợp nhất định, còn các trường hợp khác chúng ta nên cân nhắc thật kỹ trong lời nói và hành động của mình để không bị kém duyên nhé.
VII. Tổng hợp những câu nói hay về tính trung thực
Một số câu nói hay về tính trung thực mà bạn có thể áp dụng làm châm ngôn sống cho bản thân mình:
– “Trung thực là bước đệm đầu tiên thậm chí khi mà bạn không thấy tất cả các bậc cầu thang” (Martin Luther King – Mục sư và Nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi)
– “Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” (Thomas Jefferson – Chính khách, Nhà ngoại giao, Luật sư và Nhà triết học người Mỹ)
– “Lòng trung thực thường không mang tới sự đáp lại trong tình yêu, nhưng nó hiển nhiên là điều cần thiết để có được tình yêu” (Ray Blanton – Doanh nhân và Chính trị gia người Mỹ)
– Người thật sự trung thực là người luôn luôn tự hỏi mình đã đủ trung thực chưa.
– “Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời trung thực và can đảm. Đây là cách tính cách hình thành” (Anna Eleanor Roosevelt – Chính khách người Mỹ)
– “Nói lời phải giữ lấy lời.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”
– “Làm người suy chín xét xa
Cho tường gốc ngọn, cho ra vắn dài”
– “Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng”
Xem thêm
– Kế toán là gì? Công việc và các trường đào tạo ngành kế toán hiện nay
– Vai trò và công việc của kế toán tài chính trong doanh nghiệp
– Vai trò và chi tiết công việc của nhân viên kế toán kho phải làm
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu được Trung thực là gì? Sống trung thực có thật sự tốt và ý nghĩa như thế nào. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, vậy thì đừng quên chia sẻ với mọi người nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lòng_chính_trực