Trung thu là ngày bao nhiêu? Ý nghĩa và quà tặng phù hợp
Đến giờ hẳn là vẫn có nhiều bạn chưa biết Trung thu là ngày bao nhiêu, trung trung là ngày nào. À mà cũng đúng thôi, Trung thu dựa vào Âm lịch để tính toán còn chúng ta sinh hoạt dựa trên Dương lịch. Do đó, hãy cùng cập nhật sớm ngày Trung thu để còn kịp lập kế hoạch ăn chơi vào ngày này.
Mục Lục
Trung thu là ngày bao nhiêu? Tết Trung thu là ngày nào?
Trung thu rơi vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày lễ dành cho trẻ em nên con được gọi là Tết thiếu nhi (Tết trông Trăng, Tết đoàn viên hay Tết hoa đăng).
Nếu dựa theo Dương lịch thì tết Trung thu là ngày bao nhiêu rơi vào Thứ Tư, ngày 21 tháng 09. Nghĩa là chúng ta đã sắp tới ngày Trung thu rồi đấy!
Tết Trung thu là ngày bao nhiêu, ngày Trung thu là ngày nào, ngày mấy tháng mấy là câu hỏi được đặt ra khá nhiều bởi chúng ta thường có xu hướng không cập nhật Âm lịch trong khi ngày lễ này lại rơi vào ngày Rằm tháng 8 (âm lịch)
Tết Trung thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore.
Đặc biệt, đây là lễ hội quan trọng tại 3 nước Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Do đó, người dân 3 nước này được nghỉ lễ như các ngày lễ lớn khác trong năm.
Nguồn gốc Tết Trung thu
Tính đến thời điểm hiện tại thì người ta vẫn chưa thể xác định Tết Trung thu bắt nguồn từ quốc gia nào. Tuy nhiên, theo wikipedia thì Tết Trung thu có thể bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam hoặc tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.
Nếu bắt nguồn từ Trung Hoa thì dựa trên truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Còn nếu bắt nguồn tại Việt Nam thì dựa trên truyền thuyết Chú Cuội lên về Sự tích chú Cuội mà các bạn đã được học từ thời học sinh.
Chưa có khẳng định nào cho nguồn gốc của Tết Trung thu
Có một dữ kiện về nguồn gốc Tết Trung thu là hình ảnh về Trung thu đã được in lên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo người Trung hoa cổ đại thì nó có từ thời Xuân-Thu.
Đây là ngày lễ ăn mừng kết thúc mùa màng bội thu, người dân được nghỉ ngơi sau của 2 nền văn minh lúa nước nổi tiếng thời bấy giờ là đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.
Ý nghĩa Tết Trung thu
Tết Trung thu là ngày lễ trọng đại của Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc (người dân được nghỉ để đón lễ) và là ngày lễ lớn của những quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Là lễ lớn nên các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á rất chú trọng Tết Trung thu
Vì là Tết của thiếu nhi nên trẻ con rất háo hức vì được người lớn tặng đồ chơi, bánh, kẹo. Những món mà các bé nhận được thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,… chúng còn được ăn bánh Trung thu, bánh dẻo, chè.
Ở một số nơi còn tổ chức đêm hội Trung thu có văn nghệ, múa lân, rước đèn, phá cỗ cho các em được vui chơi thỏa thích. Rằm tháng 8 cũng là đỉnh điểm của trăn tròn nên ngày hội càng thêm nhộn nhịp.
Các hoạt động ngày Tết Trung thu tại Việt Nam
Theo phong tục người Việt, Tết Trung thu là dịp để đoàn viên, tặng quà cho đối tác khách hàng và bày cỗ cho trẻ em. Hẳn là bạn cũng đã một thời chờ đợi đến ngày Trung thu để được ba mẹ tặng bánh, đồ chơi và được xem múa lân.
Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong lễ Tết Trung thu
1. Rước đèn Trung thu
Trẻ em và người lớn tổ chức rước đèn, múa lân quanh khu xóm, đặc biệt ở những vùng quê, nơi mà mối quan hệ hàng xóm khăn khít nên không khí càng thêm nhộn nhịp từ tối ngày 14 và ngày 15.
Tại một số tỉnh, thành phố (Phan Thiết, Tuyên Quang,…) còn tổ chức rước đèn quy mô lớn với sự tham dự của hàng ngàn học sinh các cấp bậc. Đây được xem là lễ Trung thu có quy mô lớn nhất nước.
Nếu như ngày nay có rất nhiều lồng đèn đủ các thể loại thì ngày xưa, các bé cùng nhau làm lồng đèn thủ công. Hẳn là những bạn thế hệ 8X, 9X tại những vùng quê đều sẽ nhớ khoảnh khắc này.
Hoạt động rước đèn giúp không khí Trung thu thêm phần nhộn nhịp
2. Múa Lân
Múa Lân (miền Bắc gọi là múa sư tử) cũng là hoạt động nhộn nhịp trong 3 ngày 14, 15, 16. Đội ngũ các bạn trẻ múa Lân và luyện tập trước đó cả tháng trời chỉ để trình diễn trong 3 ngày này mà thôi.
Múa Lân với đủ các động tác. Đội Lân này sẽ đi đến từng nhà (nếu được mời vào) để nhảy nhót và xin lộc của gia chủ. Về phía gia chủ, Lân đến nghĩa là may mắn gõ cửa và cầu mong cho một năm làm ăn thuận lợi.
Nếu thuận lợi thì hoạt động múa Lân cũng mang lại tiền “kha khá” cho nhóm nhảy
3. Cùng gia tiên
Theo phong tục Việt Nam thì đúng vào tối 14 (trước đêm Trung thu), người ta thường cúng lễ gia tiên và sáng hôm sau đi chùa cầu bình an và may mắn.
4. Làm đồ chơi Trung thu
Cứ độ Trung thu về thì trẻ em đua nhau làm đủ loại trò chơi như lồng đèn, mặt nạ. Hàng quán cũng đua nhau cập nhật xu hướng bằng cách trang trí lại cửa hàng để thu hút khách hơn và để cho có không khí Trung thu đang về.
Các bạn nhỏ hăng say làm đồ chơi cho đêm Trung thu
5. Quà tặng trong ngày Trung thu
Không chỉ là Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên, Trung thu còn là dịp để tặng quà cho đối tác khách hàng. Quà tặng đặc biệt được coi trọng tại những quốc gia như Trung Hoa. Trong đó, bánh Trung thu và trà là 2 món quà tặng được ưa chuộng nhất trong dịp này.
Bánh Trung thu báo hiệu mùa Trung thu đã về
Những địa điểm vui chơi Trung thu tại Sài Gòn
Ngoài Trung thu là ngày bao nhiêu thì những địa điểm vui chơi Trung thu ở Sài Gòn cũng được giới trẻ săn lùng. Cùng cập nhật ngay những địa điểm chơi Trung thu đang hot trend hiện nay nhé!
1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học
Trải dài trên con đường Lương Nhữ Học (quận 5), nơi đây bày bán đầy đủ các vật dụng trang trí cho ngày Trung thu. Nhờ cách bày trí nhiều lồng đèn đã biến nơi đây thành một khu phố đặc Trung thu hút khách đến tham quan và chụp hình.
Khi phố lồng đèn “lên đèn” thu hút nhiều bạn trẻ
2. Nhà thiếu nhi TP.HCM
Vì là Tết thiếu nhi nên Trung thu đến những nơi vui chơi dành cho các bạn nhỏ như là Nhà thiếu nhi TP.HCM thì sẽ có rất nhiều hoạt động. Tại đây, các bạn nhỏ được tham gia vào các trò chơi và nhận quà từ ban tổ chức.
Nhà văn hóa thiếu nhi là điểm đến phù hợp dành cho các bạn nhỏ
3. Khu du lịch Bình Quới
Khu du lịch Bình Quới là điểm tới lui của nhiều gia đình đang sinh sống tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nằm tại quận Bình Thạnh, khu du lịch này có đầy đủ những trải nghiệm về câu cá và ẩm thực để cả gia đình vui chơi ngày Trung thu.
Bình Quới nổi tiếng với các khu du lịch, trải nghiệm dành cho đội nhóm và gia đình
4. Tòa nhà Landmark 81
Nếu là các bạn trẻ thì có thể dẫn bạn bè, người yêu đến Landmark 81, trực thuộc khu đô thị Vinhomes Central Park quận Bình Thạnh. Là trung tâm thương mại lớn nhất, đẹp nhất,… Landmark 81 hứa hẹn là điểm vui chơi ý nghĩa và “săn sale” ngày hội này với hàng loạt thương hiệu thời trang đình đám hội tụ.
Còn gì tuyệt vời khi được trải nghiệm mua sắm tại Landmark 81 vào Trung thu
5. Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên
Các bé luôn thích đến những nơi có nhiều động vật thiên nhiên hoang dã để được khám phá. Do đó, những địa điểm như Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên luôn thu hút lượng lớn các bà mẹ, ông bố dẫn con đi chơi vào dịp Trung thu.12+ Quà tặng trung thu ý nghĩa cho khách hàng, người yêu và cho bé
Có thể bạn quan tâm:
12+ Quà tặng trung thu ý nghĩa cho khách hàng, người yêu và cho bé
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
Nguyễn Thanh Thùy
was last modified: