Trung tâm giáo dục thường xuyên – Cổng giao tiếp điện tử Quận Long Biên

Địa chỉ:

– Cơ sở 1: Ngõ 161 phố Hoa Lâm – P. Việt Hưng – Q. Long Biên – Hà Nội

– Cơ sở 2: Số 1 – Tổ 5 – P. Thạch Bàn – Q. Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ email: [email protected]

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

1. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Quận Long Biên trực thuộc UBND Quận Long Biên, là đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống giáo dục – đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề của Thành phố Hà Nội;

2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước; Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND Quận Long Biên; đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội.

3. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Quận Long Biên có chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên trên địa bàn Quận theo đúng quy định của pháp luật.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Nhiệm vụ:

a. Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

b. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

c. Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

d. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

          đ. Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.

e. Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.

g. Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

h. Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.

i. Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

k. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

l. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

m. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

n. Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

o. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

p. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn:

a. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

b. Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.

c. Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.

d. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo.

          đ. Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

          e. Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.

          g. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tổ chức bộ máy của Trung tâm GDNN – GNTX quận Long Biên có 04 tổ chuyên môn, nghiệp vụ gồm 31 đồng chí. Trong đó:

1. Tổ Hành chính – Tổng hợp: 9 đồng chí (02 biên chế, 03 hợp đồng 68, 04 hợp đồng thời vụ)

2. Tổ Đào tạo nghề – Hướng nghiệp: 3 đồng chí (03 biên chế)

3. Tổ Giáo dục thường xuyên: 15 đồng chí (03 biên chế, 15 hợp đồng thỉnh giảng)

4. Tổ Giáo vụ: 04 đồng chí (04 biên chế)

IV. LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM GDNN – GDTX

1. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Đinh – Giám đốc

Điện thoại liên hệ: 0912746746

Địa chỉ mail: [email protected]

2. Đồng chí Đinh Thị Mai Hương – Phó giám đốc

Điện thoại liên hệ: 0978774920

Địa chỉ mail: [email protected]

V. THÀNH TÍCH

Năm học 1999 – 2000 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba

Năm học 2003 – 2004 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì

Năm học 2004 – 2005 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tằng Cờ thi đua

Năm học 2008 – 2009 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất

Nhiều năm liền được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.