“Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác chống lại loài người”

Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc

Nhật báo đa ngôn ngữ Epoch Times, có trụ sở tại New York City, ngày 20/6/2019 vừa qua loan tin,

Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc

 hôm 17/6 đã công bố một

bản tuyên án

dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này.

Trong bối cảnh các cáo buộc về tội ác thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc ngày càng thu thập được nhiều chứng cứ, năm 2018, một tòa án độc lập đã được Liên minh Quốc tế chống Lạm dụng Ghép tạng tại Trung Quốc ̣̣(ETAC) hỗ trợ khởi xướng trong nỗ lực đưa tội ác thu hoạch tạng của chính quyền Trung Quốc ra ánh sáng quốc tế.

Người đứng đầu tòa án độc lập này là Sir Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và tư vấn luật miễn phí cho các nhóm nạn nhân khác nhau. Ngoài ra còn có nhiều thành viên thuộc các nước Hoa kỳ, Anh quốc, Malaysia và Iran và các chuyên gia về nhân quyền, kỹ thuật cấy ghép, và quan hệ quốc tế.

Trong các buổi làm chứng công khai, Tòa án độc lập đã nghe lời khai của 50 nhân chứng, kể cả các nhân chứng trực tiếp, các nhà điều tra, các chuyên gia…

Tòa cũng đồng thời xem xét một lượng tài liệu lớn làm bằng chứng từ những người từng làm việc trong chính quyền hay trong tổ chức y tế; bằng chứng về những người tham gia các cuộc đàn áp hay ngành công nghiệp cấy ghép tạng; bằng chứng về sự mất tích của các thành viên trong những nhóm bị đàn áp; và bằng chứng các băng ghi âm điện thoại tới các bệnh viện Trung Quốc, trong đó các thành viên của nhóm Pháp Luân Công được chào mời như một nguồn hiến tạng…

Ngoài ra còn có các số liệu liên quan trực tiếp tới ngành công nghiệp cấy ghép tạng hiện nay tại Trung Quốc như: 1000 bệnh viện đề nghị cấy ghép tạng, số liệu về các bệnh viện có nguồn cung tạng dồi dào (chẳng hạn16-17 ca một ngày), số lượng lớn các nhân viên cấy ghép tạng được đào tạo, số lượng các sơ sở y tế quân đội liên hệ mật thiết với các hoạt động cấy ghép và nghiên cứu cấy ghép, thời gian chờ tạng đột ngột sụt giảm lớn…

Nhân chứng

Một trong những nhân chứng trực tiếp là bác sĩ Enver Tohti Bughda. Từng tự tay phẩu thuật để lấy nội tạng từ tù Trung Quốc, bác sĩ Bughda đã tự nguyện làm chứng về tội ác thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại nhiều cơ quan quốc tế.

Trước Quốc hội Ireland tại Dublin năm 2017, ông từng chia sẽ: 

“….Họ bảo tôi chờ cho đến khi nghe thấy tiếng súng. Sau tiếng súng, chúng tôi vội vã lao tới, một người cảnh sát vũ trang chỉ vào góc xa, bên phải có một người đàn ông, mặc thường phục đang nằm trên mặt đất, trên ngực phải có một vết thương do đạn gâyy ra. Các bác sĩ trưởng yêu cầu và hướng dẫn tôi mổ lấy gan và hai quả thận. Người đàn ông vẫn còn sống, anh ta cố chống lại con dao của tôi, nhưng anh ta quá yếu không thể kháng cự được. Máu vẫn tiếp tục chảy, nhưng anh ấy vẫn sống. … “Thật không thể chấp nhận được khi tình trạng mua một tặng một lại tồn tại trong ngành cấy ghép nội tạng. Nếu bạn đã được hẹn ngày cấy ghép tim, điều đó có nghĩa là họ sẽ giết ai đó vì bạn. Có thể khuyến mãi nội tạng nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc có rất nhiều nội tạng Nội tạng vô hạn chỉ có được nếu chúng nằm trong cơ thể người sống và chờ đợi sẵn sàng bị lấy đi khi có yêu cầu”.

Ngày 13/12/2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch lên án việc Chính quyền Đảng Cộng sản Trung quốc thu thập mấu DNA, vân tay, quét mống mắt và mẫu máu của tất cả người dân Tân Cương trong đệ tuổi từ 12-65 thông qua cái gọi là một chương trình khám chữa bệnh miễn phí. Trước đó, Đảng Cộng sản Trung quốc cũng thu thập mẫu máu của tất cả những người tập Pháp Luân Công, dù đang bị giam giữ hay đang sống tự do với mục đích chính là xây dựng một ngân hàng nội tạng sống để Bắc kinh có thể thu hoạch khi cần thiết.

“Chúng tôi đồng thuận và chắc chắn, không chút hoài nghi, rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn… bởi các tổ chức và cá nhân do nhà nước tổ chức và cho phép.” Hội đồng Tòa án

Phán quyết tạm thời

Ngay sau phiên làm chứng đầu tiên diễn ra từ 8/12 đến 10/12 tại London, Anh Quốc, hội đồng uy tín của tòa China Tribunal đã thực hiện một bước đi bất thường là đưa ra phán quyết tạm thời với hy vọng phán quyết tạm thời này có thể kịp thời “cứu những người vô tội khỏi bị giết hại”:

“Chúng tôi đồng thuận và chắc chắn, không chút hoài nghi, rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn… bởi các tổ chức và cá nhân do nhà nước tổ chức và cho phép.”

Nhiều năm qua, các tổ chức nhân quyền vẫn luôn kêu gọi công chúng chú ý tới khoảng 1,5 triệu tù nhân đang bị chính quyền Trung Quốc giam giữ, nhiều người trong số họ trở thành một phần trong “Hệ thống trang trại người” (Human Farming system) của chính quyền Đảng Cộng sản Trung quốc.

Nay bản án dài 60 trang của Tòa án Quốc tế độc lập cũng đã khẳng định Trung quốc đã phạm Tội ác Chống lại loài người vì liên tục cưỡng chế thu hoạch nội tạng của hàng triệu tù nhân, đồng thời mở một thị trường đen y tế trị giá 1 tỷ USD mỗi năm. Quốc gia này hiện có khoảng hơn một triệu người bị bắt và giam giữ, họ có thể bị thu hoạch nội tạng bất cứ lúc nào. 

Báo mạng news.com.au của Úc ngày 19/6/2019 còn tiết lộ một

bản đồ

 về “trang trại người” đề thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc. 


Tội ác Chống lại loài người được định nghĩa trong Điều 7 của Đạo luật Rome về Tòa án Tội phạm Quốc tế (Rome Statute of the International Criminal Court), theo đó, tội ác này bao gồm việc “giết hại; hủy diệt; bỏ tù hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng tự do thể xác theo những luật pháp quốc tế cơ bản; tra tấn; cưỡng hiếp hoặc các hành vi bạo lực tình dục nghiêm trọng; đàn áp chủng tộc, quốc gia, dân tộc thiểu số, văn hóa hay các giá trị tín ngưỡng được công nhận phổ quát theo luật pháp quốc tế; và cưỡng bức bắt cóc.”

Theo cáo trạng này, hơn một triệu người đã bị vây bắt và bỏ tù trong các trại tra tấn với một mục đích của “loài ma quỷ”, đó là để lấy nội tạng cưỡng bức, và kỹ nghệ này vẫn đang tiếp diễn và ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa.

Cáo buộc chỉ ra rằng không chỉ tội phạm bị tử hình mới bị lấy nội tạng, mà cả tù nhân lương tâm (những người bị giam giữ chỉ vì tín ngưỡng của họ) – đặc biệt là thành viên phong trào tâm linh Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng, và một số tín đồ Cơ đốc giáo không cầu nguyện tại nhà thờ nhà nước – những người này đã bị kiểm tra sức khỏe và rất nhiều người đã bị cưỡng bức lấy đi nội tạng.

Những nội tạng này đã nuôi dưỡng một ngành kinh doanh cấy ghép nội tạng khổng lồ.

“… người dân, các nhà hoạt động, các chính trị gia” cần phải gây áp lực lên “chính phủ để họ phải thực hiện nghĩa vụ của họ khi đối mặt với một vấn đề đồi bại đến thế.” China Tribunal

Tra tấn tình dục tàn bạo

Chủ tọa tòa án độc lập Sir Geoffrey Nice cũng cho biết khi cáo buộc Trung quốc phạm tội ác chống lại loài người, Toà không chỉ lên án tội cưỡng bách thu hoạch nội tạng, mà còn cho rằng Trung Quốc vi phạm một lúc ít nhất 7 điều khác của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, trong đó có việc không tuân thủ luật pháp khi bắt giữ và xét xử, không tuân thủ cả quyền sống cơ bản nhất của con người, nhất là về vấn đê tra tấn, mà đáng chú ý là những hành vi tra tấn tình dục trong nhà tù tại Trung Quốc mà các nhà điều tra cho nhận định là những sự tàn bạo vượt quá giới hạn.

Đây là một trong số loạt bài của tờ

Epoch Times

phơi bày những phương thức tra tấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tù hoặc các trại giam, trại cải tạo lao động, trại tẩy não đối với những nhóm người bị chính quyền này nhắm đến.

Theo các nhà hoạt động nhân quyền, mặc dù việc tra tấn đã chính thức bị cấm ở Trung Quốc, nhưng nó vẫn đang được sử dụng rộng rãi và có hệ thống trong hàng loạt các nhà tù trên khắp đất nước này, trong đó, tra tấn tình dục diễn ra thường xuyên và cực kỳ tàn bạo với mục đích làm nhục và đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân trong tù hoặc các trại giam, trong trại cải tạo lao động, hoặc các trại tẩy não đối với những nhóm người bị chính quyền này nhắm đến.

“Theo những nạn nhân bị tra tấn còn sống sót, sự tàn bạo của một số người trong các cơ quan an ninh của Trung Quốc là không có giới hạn.” Ân xá Quốc tế

Các nạn nhân nữ thường bị cảnh sát hoặc cai ngục lạm dụng tình dục, hoặc bị lột trần và ném vào xà lim của tù nhân nam. Các lính canh còn nói rõ với các tù nhân nam rằng họ có thể hãm hiếp người phụ nữ đó mà không bị trừng phạt.

Trong khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết tra tấn tình dục đã được sử dụng đối với các tù nhân người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trong nhiều năm.

Phụ nữ Tây Tạng cũng không thoát khỏi bi kịch trên. Một nhóm nữ tu Tây Tạng đã từng bị lột quần áo, đánh đập dã man và tra tấn bộ phận sinh dục bằng dùi cui điện ngay trước mặt các tù nhân nam.

Theo trang mạng Status of Chinese People, ít nhất 100 phương pháp tra tấn tình dục khác nhau đã được sử dụng đối với các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công tại Trung Quốc, bao gồm hãm hiếp, quấy rối, sốc điện bộ phận sinh dục bằng dùi cui, cưỡng hiếp bằng vật lạ (như bàn chải nhà vệ sinh, dùi cui), đẩy ớt nóng vào âm đạo, véo và kéo núm vú cả nam và nữ thậm chí xé rách núm vú, đá vào bộ phận sinh dục, buộc dùng thuốc gây chấm dứt kinh nguyệt, ép phá thai, và nhiều những hình thức khác.

Trang mạng của tổ chức phi chính phủ̉ Ân xá Quốc tế cho biết: “Theo những nạn nhân bị tra tấn còn sống sót, sự tàn bạo của một số người trong các cơ quan an ninh của Trung Quốc là không có giới hạn”.

Ảnh hưởng của phán quyết tạm thời

Trong quá trình tòa án hoạt động, chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần từ chối hồi đáp các lời mời tham gia bào chữa tại tòa hay đưa ra bằng chứng chứng minh họ vô tội.

Tuy nhiên, tòa vẫn khẳng định Trung Quốc đã phạm Tội ác Chống lại loài người khi liên tục thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm trên quy mô lớn, và tòa cũng đề nghị cộng đồng quốc tế phải có biện phạp trước tội ác này.

Tòa cũng cho rằng quan trọng nhất là người dân, các nhà hoạt động, các chính trị gia cần phải gây áp lực lên “chính phủ để họ phải thực hiện nghĩa vụ của họ khi đối mặt với một vấn đề đồi bại đến thế”.

Theo trang mạng

trithucvn.net

, kể từ khi phán quyết tạm thời được công bố, phán quyết này đã trở thành một nền tảng quan trọng để cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên tiếng về tội ác thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc, đáng chú ý là chính phủ nhiều nước đã có các hành động lập pháp vào nửa đầu năm 2019: Nghị viện Canada ủng hộ dự luật chống buôn bán nội tạng, Hạ viện Bỉ thông qua dự luật cấm du lịch ghép tạng, Nghị viện Anh xem xét việc cấm du lịch ghép tạng tới Trung Quốc vv…

Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông uy tín trên thế giới cũng lần lượt lên tiếng như Forbes đăng tải chuỗi bài viết về nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc của một chuyên gia nghiên cứu diệt chủng, Wall Street Journal gọi nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc là “cơn ác mộng”, New York Post gọi tội ác thu hoạch nội tạng là việc giết người theo yêu cầu, còn Tờ La Croix cho rằng diệt chủng ở Trung Quốc là tội ác chưa từng có.

Tờ La Croix, một tờ báo lâu đời và là tờ báo có lượng lưu hành lớn nhất ở Pháp, mới đây còn đăng tải bài viết “Time to act against Chinese ‘criminal state’” (Tạm dịch: Đã đến lúc hành động chống lại “chính quyền tội ác” Trung Quốc). Tác giả bài viết, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh Benedict Rogers, kêu gọi cộng đồng thế giới phải hành động để chấm dứt việc cưỡng bức lấy nội tạng từ các tù nhân lương tâm.

Nghị sĩ Fiona Bruce, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh, kết luận: “Đây không phải trường hợp mà chúng ta không thể làm được gì… Tội ác này cần phải được giải quyết. Những ai không chịu hành động rồi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm [về sự thờ ơ của họ].”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

sbs.com.au/vietnamese