Trung Quốc: Tàu thám hiểm Chúc Dung đáp thành công lên sao Hỏa – BBC News Tiếng Việt
Trung Quốc: Tàu thám hiểm Chúc Dung đáp thành công lên sao Hỏa
15 tháng 5 2021
Nguồn hình ảnh, CNSA
Chụp lại hình ảnh,
Tàu thăm dò Chúc Dung hạ cánh lên bề mặt sao Hỏa
Trung Quốc đã hạ cánh thành công một phi thuyền không gian xuống bề mặt sao Hỏa, truyền thông nước này loan tin vào đầu ngày thứ Bảy.
Robot Chúc Dung (Zhurong) sáu bánh đang nhắm mục tiêu vào Utopia Planitia, một địa hình rộng lớn ở bán cầu bắc của hành tinh.
Robot này sử dụng kết hợp vỏ bảo vệ, dù và bệ tên lửa để hạ cánh.
Cú hạ cánh thành công này là một thành tích đáng kể của Trung Quốc, do tính chất khó khăn của nó.
Cho đến nay, chỉ có Mỹ mới thực sự làm chủ được việc đáp xuống sao Hỏa. Với lần hạ cánh này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai đưa tàu thăm dò lên sao Hỏa.
Nguồn hình ảnh, CNSA
Chụp lại hình ảnh,
Kể từ khi xuất hiện, tàu thám hiểm Thiên Vấn 1 đã bận rộn lập bản đồ bề mặt hành tinh
Chúc Dung, có nghĩa là Thần Lửa, được đưa lên sao Hỏa trên tàu thám hiểm Thiên Ấn-1 vào tháng Hai.
Kể từ đó, là thời gian khảo sát Utopia, chụp ảnh độ phân giải cao để xác định nơi an toàn nhất để hạ cánh.
Mục tiêu của tất cả các hoạt động này là chọn một vị trí, càng xa càng tốt, không có miệng núi lửa và các tảng đá lớn.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Mô hình này cho thấy Chúc Dung trông tương tự như các xe tự hành Spirit và Opportunity của Nasa
Các kỹ sư Trung Quốc phải theo dõi các sự kiện hạ cánh này trễ hơn thời gian thực.
Khoảng cách hiện tại tới sao Hỏa là 320 triệu km, có nghĩa là các tin nhắn vô tuyến mất gần 18 phút để đến được Trái đất.
Do đó, mọi giai đoạn tiếp cận bề mặt sao Hỏa của Chúc Dung đều phải được quản lý tự động.
Chiến lược xâm nhập (vào bầu khí quyển), đáp xuống và hạ cánh tuân theo một kiến trúc quen thuộc.
Vào thời điểm đã chọn, tàu thăm dò Chúc Dung, được bọc trong lớp vỏ bảo vệ, được đưa ra khỏi tàu thàm hiểm Thiên Ấn và lao xuống.
Một tấm tản nhiệt trên lớp vỏ bảo vệ làm chậm quá trình rơi bằng cách cản lại không khí trên sao Hỏa. Một chiếc dù sau đó mở ra để giảm vận tốc. Cuối cùng, robot rời khỏi băng ghế được trang bị tên lửa để thực hiện các thao tác đưa nó xuống mặt đất.
Đó là một thách thức khó khăn, nhưng Trung Quốc đã cho thấy năng lực tuyệt vời trong những nỗ lực không gian muộn của họ, bao gồm cả việc đưa hai phi thuyền lên Mặt trăng.
Khi Chúc Dung đã đáp xuống thành công, các nhà khoa học sẽ cố gắng sử dụng ít nhất 90 ngày sao Hỏa để cho việc nghiên cứu địa chất tại đây. Một ngày, hay Sol, trên sao Hỏa kéo dài 24 giờ 39 phút.
Robot này trông rất giống xe tự hành Spirit and Opportunity của cơ quan vũ trụ Mỹ (Nasa) từ những năm 2000. Nó nặng khoảng 240kg và được cung cấp năng lượng bởi các tấm pin mặt trời có thể gập lại.
Một cột buồm cao gắn máy ảnh để chụp ảnh và hỗ trợ điều hướng; năm công cụ bổ sung sẽ giúp đánh giá tính chất khoáng của đá trên sao hỏa và tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu của nước nào dưới mặt đất.