Trùn chỉ là gì? Cách nuôi, bắt và cho cá ăn loài giun này

Với những người chơi, nuôi cá lâu năm thì chắc hẳn là không còn xa lạ gì với trùn chỉ, tuy nhiên thì với những người mới thì đây lại là một loài sinh vật vô cùng xa lạ. Vậy loài giun này có đặc biệt? Bạn đọc hãy cùng tieucanhmini.com tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Trùn chỉ là gì?

Trùn chỉ tên tiếng Anh là Limnodrilus hoffmeisteri đây là loài giun nhỏ màu đỏ hồng, có chiều dài 25-40 mm đường kính khoảng 0,1 – 0,2 mm. Loài này có đầu hình nón đơn giản không có đốm mắt và thân hình trụ cấu tạo 55-95 đốt, trên mỗi đốt này có một bó lông cứng có vai trò như chân của giun. Nó có khả năng tái sinh mãnh liệt, với mỗi đoạn cơ thể dứt ra có thể hình thành lên một cá thể giun mới.

Hình ảnh con trùn chỉ

Giống như đa số các loài giun khác thì trùn chỉ cũng là loài lưỡng tính, tức một cá thể vừa mang và đồng thời thực hiện chức năng của cả giống đực và cái.

Trùn chỉ sống ở đâu

Trùn chỉ thường sống tập chung ở trong bùn (trầm tích hữu cơ) tại các vùng nước chảy không quá nhanh và ô nhiễm như: cống, rãnh, mương, ao, hồ,… Sở dĩ chúng thích những nơi ô nhiễm vì ở đây có nhiều trầm tích hữu làm thức ăn cho chúng, ở những vùng nước này thì trùn cũng ít gặp phải các loài cá thiên địch hơn vì cá thường khó sinh sống trong môi trường này.

Trùn chỉ thường sống ở những nơi nhiều trầm tích hữu cơ

Theo những người bắt trùn chỉ lâu năm thì những nơi có nước vẩn đục, bùn mịn gần các khu chăn nuôi, nước thải sinh hoạt thì ở đó chắc chắn sẽ có trùn chỉ.

Tác dụng của trùn chỉ

Trùn chỉ có 3 tác dụng chính sau:

  1. Phân giải các chất hữu cơ trong tự nhiên giúp

    làm sạch môi trường nước.

  2. Là thức ăn trong chăn nuôi

    thủy sản và là một phần quan trọng trong chuỗi thức ăn của các loài sinh vật trong tự nhiên. Chúng chứa nhiều Protein nên khi sử dụng làm thức ăn cá sẽ lớn nhanh và có sức đề kháng khỏe hơn so với việc nuôi bằng thức ăn công nghiệp.

  3. Là một loài sinh vật có tác dụng

    chỉ thị độ ô nhiễm của môi trường

    , ở nơi nào nguồn nước càng ô nhiễm thì ở đó càng nhiều trùn và ngược lại.

Trùn chỉ dùng làm thức ăn cho cá kiểng

Ngoài các lợi ích trên thì nhiều nhà khoa học cũng lo ngại rằng trùng có thể hấp thụ các vi nhựa vào cơ thể sau đó truyền đến cơ thể con người qua chuỗi thức ăn.

Cách bắt trùn chỉ

Khi tìm được nơi nghi có nhiều trùn chỉ sống thì ta sử dụng vợt, giá( lỗ chỉ bằng mảnh vải màn) múc bùn tại khu vực đó lên và đãi dưới nước cho bùn trôi bớt ra ngoài đến khi chỉ còn một ít bùn và màu hồng tối đặc trưng thì đó chính là trùn chỉ.

Hình ảnh người dân bắt trùn chỉ ngoài tự nhiên

Tuy nhiên thì đây chỉ là cách bắt, sau đó bạn vẫn cần vệ sinh sạch thì mới có thể cho cá ăn được, cùng đọc về cách vệ sinh trùn bên dưới nhé!

Kỹ thuật nuôi trùn chỉ tại nhà

Mình sẽ hướng dẫn mọi người cách nuôi trùn không cần bùn nền, với cách này thì sẽ đảm bảo vệ sinh cũng như việc thu hoạch sẽ dễ hơn rất nhiều.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Khay đựng đựng nước:

    kích thước khay phụ thuộc vào số lượng trùn chỉ mà bạn muốn nuôi, trên khay đục lỗ xả tràn để nước có duy trì ở mức 3cm.

  • Nước sạch:

    lưu ý là ta không sử dụng trực tiếp nước máy vì clo có trong nước máy sẽ làm chết trùng.

  • Hệ thống nước chảy nhỏ giọt:

    việc này nhằm mục đích giúp cho hạn lượng oxi trong nước không hạ xuống quá thấp.

  • Trùn giống:

    Mua tại những nơi bán trùn sống, sau đó về làm sạch là có thể sử dụng làm giống rồi.

  • Sục oxi

    (nếu như không thể cung cấp nước liên tục).

Hình ảnh con trùn chỉ giống

Bước 2: Setup hệ thống nuôi.

Hệ thống nuôi trùn chỉ sẽ bao gồm khay đã đục lỗ xả tràn để đảm bảo mục nước trong khoảng 3cm (nếu nuôi nhiều b có thể để mực nước cao hơn). Một ống cung cấp nước đầu vào, ta sẽ để cho nước chảy nhỏ giọt liên tục để duy trì lượng oxi trong nước. Với các bạn nuôi công nghiệp thì có thể làm các máng xếp chồng lên nhau và bơm nước ngược lại lên trên ở tầng cuối để tối ưu hóa diện tích nuôi.

Nếu không thể thiết kế được hệ thống nước đầu vào nhỏ giọt thì bạn hãy sử dụng sủi oxy hoặc để nước thật thấp vừa bằng cục trùn để nó có thể ngoi lên thở khi cần, tuy nhiên cách này chỉ có thể áp dụng ở quy mô nhỏ, còn với quy mô lớn thì cách này không đem lại hiệu quả cao và khó áp dụng.

Hình ảnh hệ thống nuôi trùn chỉ theo quy mô lớn

Bước 3: Thả trùn.

Sau khi đã có thể thống nuôi thì bạn chỉ việc thả trùn giống vào và cho chạy nước là được.

Bước 4: Cho ăn.

Trùn chỉ ban ngày sẽ bán tụ vào nhau thành các cục, khi đêm về sẽ tản ra đi kiếm ăn nên bạn hãy cho trùn ăn vào thời điểm cuối ngày. Các loại thức ăn phù hợp với trùn sẽ là: cám, bã đậu nành, rau củ quả thừa,…

Bước 5: Thu hoạch

Với cách nuôi không cần bùn nền này thì việc thu hoạch rất dễ, mỗi khi cần sử dụng bạn chỉ cần vớt trùn lên là có thể sử dụng ngay lập tức mà không cần vệ sinh lại.

Cách cho cá ăn trùn chỉ

Kho cho cá ăn trùn chỉ ta chỉ cho nên ăn một lượng nhỏ, vì đây là loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng nên chỉ với lượng nhỏ là cá đã đủ dinh dưỡng rồi, còn nếu cho ăn quá nhiều cá của bạn có thể bị đầy bụng do không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng.

Cách xử lý trùn chỉ sau khi mua về

Sau khi mua về thì trùn còn lẫn rất nhiều các tạp chất khác, các tạp chất này thường rất bẩn và gây bệnh cho cá nên ta cần làm sạch theo các bước sau:

  • Bước 1: Lọc tạp chất

    , ta rửa sau đó ngâm chúng vào nước sạch, sau khoảng 15-20p thì bùn sẽ lắng xuống dưới còn chùn sẽ nổi lên trên, khi này ta chỉ việc với trùn ra. Ta tiến hành lặp lại bước này nhiều lần cho đến khi trùn được làm sạch tối đa.

  • Bước 2: Lọc trùn trâu

    , đây là những con có kích thước lớn hơn cả, với những người nuôi cá cảnh nhỏ thì sẽ không sử dụng được loại giun, bạn cần dùng một chiếc giá có lỗ vừa bằng loại giun bạn muốn sử dụng sau đó lọc dưới vòi nước chảy, những con trùn vừa sẽ theo nước chảy xuống còn những con quá cỡ sẽ mắc lại ở giá và có thể loại bỏ.

  • Bước 3:

    Với những người nuôi cá kiểng có giá trị kinh tế cao thì trùn chỉ cần thêm một bước làm sạch nữa là ngâm trong nước muối hoặc các dung dịch làm sạch để tránh việc cá bị chướng bụng.

  • Bước 4:

    Bảo quản, ta cho trùn đã được làm sạch vào trong các túi nilon nhỏ (chia thành các lần ăn) sau đó cất vào ngăn đá tủ lạnh. Khi nào cho cá ăn thì chỉ việc bỏ ra giã đông là có thể cho cá ăn rồi.

Hình ảnh trùn chỉ được bảo quản tươi trong thùng xốp.

Các sản phẩm từ trùn chỉ và giá của chúng trên thị trường

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trùn chỉ để phục vụ cho người chăn nuôi và chơi cá cảnh, cùng điểm qua nhé!

Lưu ý: giá trên là giá tham khảo mà người viết bài tìm hiểu được và Tiểu Cảnh Mini không bán sản phẩm này.

Trùn chỉ tươi

Đây là loại được ưa chuộng nhất và mình khuyến nghị mọi người nên dùng nhất vì giá trị dinh dưỡng cao và cá cũng ưa thích ăn loại này nhất, tuy nhiên thì trùn tươi khai thác tự nhiên thường lẫn nhiều tạp chất nên bạn cần vệ sinh theo các bước trên trước khi cho cá ăn. Loại này cũng không phải lúc nào cũng có thể mua được vì ở nhiều nơi không có nghề khai thác trùn chỉ, nếu bạn ở những nơi này thì có thể sử dụng 2 loại ở phía sau.

Trùn chỉ tươi sống

Giá thành: 20.000đ/ 50gr.

Trùn chỉ khô

Thực chất đây là giun trùn chỉ đã được làm sạch và phơi khô có thể bán nguyên con hoặc xoay nhuyễn kết hợp với các loại cám tạo thành dạng viên , nhằm mục đích có thể bảo quản lâu dài để có thể sử dụng quanh năm và chuyển đi xa tới những nơi không có trùn tươi.

Viên trùn chỉ khô của Thái

Giá thành tham khảo: 80.000đ/100gr.

Trùn chỉ đông lạnh

Đây là trùn chỉ nguyên con sau khi làm sạch sẽ được đông đá thành các viên nhỏ nhằm mục đích bảo quản và vận chuyển đi xa, loại này thì bạn cầm ngâm cho tan đá trước khi sử dụng.

Trùn chỉ đông lạnh thành từng viên

Giá thành tham khảo: 20.000đ/100gr.