Trong quy trình sản xuất hạt giống lúa lai việc thu hoạch, bảo quản và thời gian gieo trồng khi nhân dòng bố mẹ trong quy trình được thực hiện như thế nào?


Việc thu hoạch và bảo quản trong quy trình sản xuất hạt giống lúa lai được thực hiện như thế nào? Việc điều chỉnh dòng A và B trỗ trùng khớp khi nhân dòng bố mẹ trong quy trình sản xuất hạt giống lúa lai được thực hiện như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của chị Thu Hà đến từ Quảng Nam.

Việc thu hoạch và bảo quản trong quy trình sản xuất hạt giống lúa lai được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11840:2017 quy định về quy trình sản xuất hạt giống lúa lai như sau:

Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai

3.1 Quy định chung

3.1.3 Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch khi có 85 % số hạt trên bông chín. Phải kiểm tra, làm sạch các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn cơ giới.

Bao giống trong kho phải có tem, nhãn ghi theo quy định, được xếp theo hàng, theo lô, không để sát tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.

Theo đó, thu hoạch khi có 85 % số hạt trên bông chín. Phải kiểm tra, làm sạch các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch.

Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn cơ giới.

Bao giống trong kho phải có tem, nhãn ghi theo quy định, được xếp theo hàng, theo lô, không để sát tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.

Sản xuất lúa lai

Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai (Hình từ Internet)

Thời gian gieo trồng khi nhân dòng bố mẹ trong quy trình sản xuất hạt giống lúa lai được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11840:2017 quy định về quy trình sản xuất hạt giống lúa lai như sau:

Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai

3.2 Nhân dòng bố mẹ

3.2.1 Thời vụ

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng dòng và đặc điểm khí hậu của từng vùng để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp.

Đối với lúa lai 3 dòng cần căn cứ vào khoảng chênh lệch thời gian từ gieo đến trỗ bông hoặc số lá trên thân chính và tốc độ ra lá giữa hai dòng bố và mẹ của từng tổ hợp lai để xác định thời gian gieo cho phù hợp để mỗi cặp A/R trỗ trùng khớp.

Đối với lúa lai 2 dòng phải đảm bảo điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) ở giai đoạn mẫn cảm phù hợp để dòng mẹ hữu dục.

Theo đó, căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng dòng và đặc điểm khí hậu của từng vùng để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp.

Đối với lúa lai 3 dòng cần căn cứ vào khoảng chênh lệch thời gian từ gieo đến trỗ bông hoặc số lá trên thân chính và tốc độ ra lá giữa hai dòng bố và mẹ của từng tổ hợp lai để xác định thời gian gieo cho phù hợp để mỗi cặp A/R trỗ trùng khớp.

Đối với lúa lai 2 dòng phải đảm bảo điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) ở giai đoạn mẫn cảm phù hợp để dòng mẹ hữu dục.

Việc điều chỉnh dòng A và B trỗ trùng khớp khi nhân dòng bố mẹ trong quy trình sản xuất hạt giống lúa lai được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11840:2017 quy định về quy trình sản xuất hạt giống lúa lai như sau:

Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai

3.2 Nhân dòng bố mẹ

3.2.2 Điều chỉnh dòng A và B trỗ trùng khớp

Khoảng 30 ngày trước khi lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2 ngày đến 3 ngày bóc đòng 1 lần kiểm tra. Để dòng A và dòng B trỗ bông trùng khớp, tiến độ phân hóa đòng yêu cầu là: trong cả quá trình phân hóa dòng, dòng A phải nhanh hơn dòng B khoảng 1 ngày đến 2 ngày.

Khi biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ không trùng khớp có thể điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp: Dùng nước; dùng hóa chất; dùng phân bón theo 3.3.4.1.

Căn cứ mức độ trỗ bị lệch mà sử dụng từng biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp trên cho phù hợp.

Căn cứ theo tiết 2.1.7 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11840:2017 định nghĩa như sau:

Giống lúa lai 3 dòng (Three-line hybrid seed)

Giống lai giữa dòng bất dục đực tế bào chất (dòng CMS – còn gọi là dòng A) với dòng phục hồi hữu dục (dòng R). Dòng A được duy trì tính bất dục đực bởi dòng duy trì tương ứng (dòng B).

Theo đó, khoảng 30 ngày trước khi lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2 ngày đến 3 ngày bóc đòng 1 lần kiểm tra.

Để dòng A và dòng B trỗ bông trùng khớp, tiến độ phân hóa đòng yêu cầu là: trong cả quá trình phân hóa dòng, dòng A phải nhanh hơn dòng B khoảng 1 ngày đến 2 ngày.

Khi biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ không trùng khớp có thể điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp: Dùng nước; dùng hóa chất; dùng phân bón theo 3.3.4.1 của tiêu chuẩn này.

Căn cứ mức độ trỗ bị lệch mà sử dụng từng biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp trên cho phù hợp.