Trồng nho ngón tay cho quả ngọt lịm, năng suất cao thu hoạch mỏi tay
Nếu như bạn được ăn một lần nho ngón tay thì bạn không thể nào quên được mùi vị và hình dạng độc đáo của loại nho này. Với vẻ ngoài thuôn dài như những ngón tay, cùng với hương vị thơm ngon, ngọt lịm khiến cho loại nho này khi về Việt Nam trở thành những cơn sốt kinh tế.
Chính vì nho ngón tay đang là cơn sốt nên giá bán ngoài thị trường vẫn đang còn đắt so với kinh tế trung bình nước ta hiện nay. Vì thế tại sao không tự mình áp dụng những kỹ thuật trồng cây nho tại nhà. Dù hơi phức tạp, khó khăn trong việc chăm sóc nhưng sẽ mang đến một loại quả vô cùng tốt cho cả gia đình.
Dưới đây là một vài bước kỹ thuật trồng cây nho ngón tay cơ bản nhất để những ai quan tâm và a ước có một vườn nho này tham khảo.
Mục Lục
1. Thời vụ thích hợp trồng giống cây nho ngón tay
– Nên trồng cây vào đầu mùa xuân là thích hợp nhất. Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc nên thuân lợi cho cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh.
2. Tiêu chuẩn chọn giống nho ngón tay
– Hiện nay nho ngón tay có thể trồng và nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và cây con giống ghép.
– Nếu trồng bằng hạt bạn chú ý chọn những đơn vị cung cấp hạt giống có chất lượng tốt, hạt đều to và phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu trồng bằng phương pháp ghép cây bạn nên chọn những cây to khỏe chiều cao từ 30cm trở lên và không có sâu bệnh hại.
Chọn giống nho ngón tay
3. Kỹ thuật gieo hạt giống nho ngón tay cho cây lên đều
– Trước khi gieo hạt bạn cần ngâm hạt giống trong khoảng 24 tiếng. Sau đó bạn dùng khăn vải ẩm để ủ hạt lại. Sau đó gieo hạt vào giá thể mỗi ô khoảng 2 đến 3 hạt. Để khay hạt giống tại nơi thoáng mát có ánh sáng và giữ ẩm thường xuyên.
– Sau 3 tháng gieo trồng cây bắt đầu nảy mầm hết, bạn chọn những cây to, khỏe mạnh nhất đem đi trồng vào đất cố định.
4. Chuẩn bị đất trồng cây nho ngón tay
– Để cây cho năng suất cao với chất lượng quả tốt thì nên trồng cây ở đất thịt pha cát, tơi xốp với độ pH khoảng 5,5 – 6. Trồng ở nơi đất cao, thoát nước tốt để cây không bị úng nước khi mưa nhiều.
– Khoảng cách trồng cây nho ngón tay hàng cách hàng 2,5m và mỗi cây cách nhau khoảng 2m là thích hợp cho cây phát triển.
– Đào hố trồng nho ngón tay cần phải có kích thước tối thiểu là 40x40x40cm. Tiến hành đào hố trước khi trồng cây nho khoảng 30 ngày. Trộn đất với phân chuồng hoai mục, sơ dừa hay vỏ trấu đổ vào hố để làm phân bón lót cho cây. Vãi vôi kết hợp với phơi ải nhằm khử mầm bệnh có trong đất.
5. Kỹ thuật trồng cây nho ngón tay đúng quy trình
– Khi cây giống cao khoảng 30-40cm thì đem đi trồng. Đào hố nhỏ chính giữa hố trồng. Đặt cây giống vào sao cho mặt bầu đất thấp hơn mặt hố 1 khoảng 3–5cm. Lấp đất vào thành ụ quanh gốc cây. Tưới đẫm nước cho cây ngay sau đó.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây nho ngón tay cho quả sai trĩu
6.1. Chế độ tưới nước cho nho ngón tay
– Khi mới bắt đầu trồng cây bạn nên tiến hành tưới nước ngay cho cây. Do là giống cây ưa ẩm nên bạn cần cung cấp đủ nước cho cây phát triển. Chú ý trời nắng nên tưới đủ nước không để đất bị khô. Có thể tưới nước 4-5 ngày 1 lần. Vào trời mưa nên tìm xử lý đất thoát nước nhanh để rễ nho không bị ngập úng.
6.2. Kỹ thuật làm giàn cho nho ngón tay leo
– Vì là giống cây leo nên khi trồng phải làm giàn. Khi cây nho đã phát triển xanh tốt trở lại có chiều cao 40-50cm, tiến hành làm giàn và cột cây nho vào giàn cột. Nên làm giàn lưới, bố trí mặt giàn để tạo khoảng trống thông thoáng cho cây. Về cơ bản là làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt.
Kỹ thuật làm giàn cho cây nho ngón tay
6.3. Cách bón phân cho cây nho ngón tay đạt năng suất
– Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng. Giai đoạn này bạn nên định kỳ bón phân khoảng 2 tháng bón phân một lần.
– Bạn có thể sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh để bón. Nên nhớ phải bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.
6.4. Tỉa cành, tạo tán cho cây nho ngón tay ra quả sai trĩu
– Khi cây nho có cành vượt khỏi giàn 30-50cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Tốt nhất là chọn giữ lại 2-3 cành cấp 1 khoẻ. Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40 cm
– Khi bạn trồng được khoảng 11 tháng những cành cấp 2 lúc này đã hóa gỗ. Màu xanh của thân sẽ chuyển sang màu nâu. Đây là lúc bạn tiến hành để trái bằng cách cắt hết các cành lá đã có. Chỉ để lại những cành có quả. Với những cành to khỏe nhất dài hơn 1,5m bạn tiến hành cắt ở vị trí mắt thứ 6-8. Với các cành nhỏ và ngắn bạn cắt ở mắt thứ 1-2 sẽ giúp tạo dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau
Tiến hành tỉa trái cho cây nho năng suất
– Thời điểm sau 20 ngày bạn cắt tỉa cành thì cây bắt đầu cho ra hoa đợt 1. Sau 30 ngày tiếp cây sẽ cho trái. Để cho trái cho và chất lượng nhất bạn tiến hành tỉa trái. Chỉ để lại mỗi dây 2-3 chùm. Trên các chùm bạn tiến hành tỉa bỏ những cây bị dị tật và sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
– Việc cắt tỉa cành và nhánh như thế này giúp cây nhanh phát triển, cho quả sai trĩu và giúp cây tập chung dinh dưỡng nuôi quả.
7. Thu hoạch nho ngón tay
– Sau 2 tháng kể từ khi cây ra hoa bạn đã có thể thu hoạch được những chùm nho ngón tay đầu tiên. Với kích thước trung bình mỗi quả nho chiều dài khoảng 4,5cm và trọng lượng cả chùm khoảng 0,7kg. Chùm nho tiêu chuẩn phải ra quả đều, màu nâu đặc trưng và không có quả nào bị sâu hoặc dập. Khi thu hoạch nên dùng kéo cắt sát từng chùm và để trong nơi thoáng mát.
– Kỹ thuật trồng nho ngón tay phải sau 15-18 tháng gieo trồng, phù hợp với khí hậu của Việt Nam mới có thể cho ra quả. Tuy nhiên đây là giống cây lâu năm nên có thể cho quả nhiều năm.
Nguồn: Admin tổng hợp – LP