Trồng cây khoai môn chỉ tím đem lại thu nhập cho người dân

Trồng cây khoai môn chỉ tím đem lại thu nhập cho người dân

Trên cơ sở phân tích về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu, Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, Viện Nông nghiệp tỉnh, liên kết với Cty CP Phân bón Sông Mã triển khai thực hiện mô hình trồng cây khoai môn chỉ tím trên đất lúa.

Để thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, trung tâm đã vận động 15 hộ dân thuộc thành viên của trung tâm đưa cây khoai môn chỉ tím vào trồng thí điểm trên diện tích 3,9 ha đất trồng lúa kém hiệu quả kinh tế tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân. Việc liên kết sản xuất được thực hiện với phương châm: Công ty CP Phân bón Sông Mã cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho người dân.

cánh-đồng-chồng-khoai-môn.jpgTừ vùng đất trồng lúa kém năng xuất, người dân đã chuyển đổi cây trồng khoai môn chỉ tím đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, Công ty chịu trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân. Các hộ dân góp đất, trực tiếp thực hiện toàn bộ quy trình sản xuất, thu hoạch và sơ chế sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp trước khi xuất bán.

 

mùa-thu-hoạch-khoai.jpgNụ cười của người nông dân khi thu hoạch khoai môn chỉ tím cho năng xuất cao

Sau hơn 6 tháng trồng, chăm sóc, cho đến nay các hộ dân bắt đầu thu hoạch lứa khoai môn chỉ tím đầu tiên cho năng xuất cao ngoài mong đợi của người nông dân. Bà Lê Thị Mai, thôn Hậu Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân chia sẻ: Gia đình tôi có 5 sào đất trồng lúa, đã chuyển sang trồng cây khoai môn chỉ tím. Nhờ tuân thủ nghiêm và thực hiện đúng quy trình sản xuất theo hướng dẫn của doanh nghiệp, nên diện tích khoai môn chỉ tím của gia đình bà sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 1,2 tấn/sào.

 

diện-tich-khoai.jpgNgười dân đang thu hoạch khoai môn chỉ tím

Với hơn 5 sào trồng khoai môn chỉ tím, gia đình bà thu lãi khoảng 35 triệu đồng/vụ. Xét về hiệu quả kinh tế, cây khoai môn chỉ tím không quá vượt trội so với các cây trồng khác, song do sản xuất theo hợp đồng liên kết sản xuất và được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm, nên gia đình bà yên tâm sản xuất và mong muốn được tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất vào những vụ tiếp theo.

 

tập-kết-khaoi-môn-chỉ-tím.jpgSau khi thu hoạch, người dân đưa về nơi tập kết để Công ty bao tiêu sản phẩm

Cũng theo chia sẻ của một số hộ dân tham gia mô hình, trồng cây khoai môn chỉ tím trồng khá dễ, cây ít sâu bệnh, có khả năng chịu úng ngập tốt và không mất nhiều công chăm sóc, do vậy khá phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của người dân. Để diện tích trồng khoai môn chỉ tím đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, người trồng cần chú ý làm sạch cỏ, giữ đủ nước trên bề mặt ruộng để cây sinh trưởng, phát triển tốt và hạn chế được sâu bệnh gây hại.

 

thu-mua-thương-lái.jpgCty cử người trực tiếp xuống thu mua cho bà con nông dân

Đánh giá về triển vọng của mô hình trồng cây khoai môn chỉ tím, ông Nguyễn Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, cho biết: Cây khoai môn chỉ tím có mặt ở nhiều tiểu vùng sinh thái trong cả nước, như: Đà Lạt, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp. Sản phẩm của cây khoai môn chỉ tím được sử dụng trong chế biến, nhất là làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

 

000.jpg
Người dân đang vận chuyển về nơi tập kết, để làm sạch theo quy định mà Cty đã ký cam kết trước khi thu mua.

 

Còn ở Thanh Hóa, trước đây người dân chủ yếu trồng khoai môn bản địa năng xuất còn thấp, diện tích sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung. Trên cơ sở phân tích, khảo sát, trung tâm nhận thấy, cây khoai môn chỉ tím phù hợp trên đất lúa kém hiệu quả ở tỉnh và mở ra tiềm năng để phát triển. Điều này cũng phù hợp với định hướng của tỉnh trong việc giảm diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

001.jpg

Sau khi thu hoạch, bà con nông dân đang làm sạch theo yêu cầu của Cty thua mua khoai môn chỉ tím.

 

Do đó, Trung tâm đã mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình theo phương thức liên kết với doanh nghiệp. Quá trình triển khai thực hiện mô hình, cho thấy: Cây khoai môn chỉ tím được trồng trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả kinh tế, sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất bình quân đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, tương đương với doanh thu từ 160 đến 200 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 120 đến 140 triệu đồng/ha/vụ.

 

002.jpg
Khoai được đóng bao, để dể ràng vận chuyện 

 

Điều đáng nói là sản phẩm khoai môn chỉ tím hiện có nhu cầu thị trường tiêu thụ khá rộng lớn tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, đây là cây trồng cần được trồng trên diện tích sản xuất nông nghiệp chủ động được nguồn nước để bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, ông Quyền cho biết thêm.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

Xuân Sơn