Trồng cây hương thảo tô điểm cảnh đẹp

Một vài năm trở lại đây, cây hương thảo được ưa chuộng trong trang trí không gian tiểu cảnh. Với mùi hương thơm đặc sắc có tác dụng an thần, hương thảo đã chiếm chọn sự ưu ái của người trồng hoa.

Là cây có xuất sứ từ vùng Địa Trung Hải, cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam nước ta. Ở các tỉnh phía Bắc cây hương thảo đang còn là cây mới du nhập. Để trồng cây hương thảo dễ dàng thì cần biết một số thông tin như sau:

Trồng cây hương thảo làm đẹp cảnh quan.

1. Một số điều cần biết về cây hương thảo

– Cây hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus oficinalis, thuộc họ hoa.

– Là cây bụi nhỏ, phân nhánh nhiều, chiều cao cây có thể đạt 1 m, lá cây nhỏ, hình dài, không có cuống lá, dẹp, có màu xanh sẫm và có mép gấp xuống, mặt trên lá có lông trắng. Cây có mùi thơm, có tinh dầu trong lá.

– Cây có khả năng sinh trưởng phát triển ở các vùng có khung biên độ nhiệt rộng. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển từ 20 – 30oC. Là cây ưa ráo đất nhưng không chịu được hạn hoặc úng nước.

– Mùi thơm từ lá cây hương thảo có tác dụng an thần tạo tinh thần sảng khoái, thư giản, … Trong y học cây hương thảo là thành phần bào chế thuốc chống co thắt, làm thuốc kháng sinh, chống viêm, … Ngoài ra tinh dầu của lá hương thảo có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. Cây hương thảo còn là cây kiểng trang trí tiểu cảnh đang được ưa chuộng hiện nay.

Bật bí cách nhân giống cây hương thảo đơn giản bất ngờ.

2. Chọn bộ kỹ thuật trồng cây hương thảo

2.1 Giống cây hương thảo

– Cây hương thảo có thể nhân giống từ hạt hoặc giâm cành. Tùy vào mục đích và số lượng trồng để chọn lựa phương pháp nhân giống.

– Trường hợp trồng dùng làm tiểu cảnh thì nên chọn mua cây giống tại đơn vị uy tín chất lượng. Chọn cây giống khỏe, có chiều cao từ 10 – 15 cm, được đóng bầu phát triển mạnh, cây không nhiễm sâu bệnh hại.

2.2 Trồng cây hương thảo vào mùa nào?

– Cây hương thảo có thể trồng quanh năm đối với nhưng khu vực có khí hậu mát mẻ như Sapa, Lai Châu, Đà Lạt, Mộc Châu, …

– Đối với các tỉnh phía Bắc nên trồng một năm hai vụ. Vụ Xuân trồng từ tháng 2 – 3, vụ thu trồng từ tháng 8 – 9.

– Các tỉnh phía Nam nên trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất. Các tháng nắng có thể trồng nhưng cần đảm bảo che lưới kiểm soát ánh sáng và tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Cách trồng cây hương thảo dáng bonsai tạo điểm nhấn tiểu cảnh.

Xem thêm: Công dụng bất ngờ của dầu dừa đối với sức khỏe và làm đẹp.

2.3 Kỹ thuật làm đất trồng cây hương thảo cần lưu ý điều gì?

– Tiến hành làm đất trước khi trồng tối thiểu 20 ngày. Đất cần đảm bảo hệ thống tưới tiêu tránh bị úng nước hoặc bị hạn.

– Làm đất cần dọn sạch tàn dư thực vật vụ trước, sạch cỏ dại. Đất cày bừa kỹ, tơi xốp, lên luống với kích thước trồng hàng đơn (rộng 60 – 70 cm; cao 20 – 25 cm; hàng cách hàng 40 – 45 cm) và hàng đôi (rộng 1 – 1,1 m; cao 20 – 25 cm; hàng cách hàng 30 – 40 cm).

Chọn bộ kỹ thuật trồng cây hương thảo lấy tinh dầu.

– Bón phân bón lót khi làm đất lên luống xong. Trồng hàng đơn rạch sâu 15 – 20 cm, chính giữa hàng để bón phân. Đối với hàng đôi thì rạch 2 hàng theo cách trồng. Bỏ phân bón vào rãnh rồi lấp đất. Lượng phân bón lót tính cho 500 m2: 500 – 700 kg phân hữu cơ + 60 – 80 kg Super lân + 30 – 35 kg vôi bột. Phân hữu cơ tùy vào từng điều kiện có thể đầu tư được.

– Che phủ nilong phủ luống trồng sao cho các đầu phủ kín nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại sau này. Sau khi phủ nilong xong đục lỗ theo kích thước, mật độ trồng đã định sẵn. Mật độ trồng thông thường tùy vào mức độ thâm canh từ 1000 – 1300 cây/ 500 m2.

Công dụng tuyệt vời từ tinh dầu hương thảo.

2.4 Trồng cây hương thảo như thế nào?

– Thời điểm trồng tốt nhất vào chiều mát. Vận chuyển cây con đến đâu tiến hành trồng đến đó. Tránh lưu cây con trên ruộng để hạn chế cây chế, mọc không đồng đều.

– Khi trồng nhẹ nhàng thảo bỏ nilong bầu rồi trồng chính giữa hốc đã định sẵn. Lưu ý tránh trồng sâu cây sẽ kém phát triển, lấp đất đến mặt bầu là tốt nhất.

– Sau khi trồng xong tiến hành tưới đẫm để tạo điều kiện cho cây nhanh bén rễ hồi xanh.

Trồng hương thảo áp dụng hệ thống tưới công nghệ cao.

2.5 Chế độ chăm sóc cây hương thảo?

– Chế độ nước: Độ ẩm duy trì trên đồng ruộng trong suốt quá trình trồng từ 70 – 75%. Tùy vào điều kiện trồng của từng vùng có thể áp dụng các hệ thống tưới khác nhau. Khuyến khích áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vừa tiết kiệm nước vừa kiểm soát được độ ẩm đất. Nếu tưới thông thường nên tưới từ 1 – 2 lần/ngày, sáng sớm hoặc chiều mát. Vào mùa mưa đối với các tỉnh phía Nam có thể không tưới. Nếu gặp trời mưa to cần nhanh chóng thoát nước để hạn chế tình trạng cây bị chết do úng nước.

Cách trồng cây hương thảo thành công 100%.

– Chế độ phân bón: Bón thúc cho cây theo định kỳ bằng cách phun phân bón lá. Cứ 7 – 10 ngày/ lần. Phân bón gốc sử dụng phân NPK có hàm lượng các nguyên tố đa lượng tương đương nhau, hàm lượng cao, lượng phân bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây hương thảo thông thường bị một số đối tượng sâu hại như phấn trắng, mốc xám, rệp đen, sâu ăn lá, … Bệnh thối rễ, … Trong suốt quá trình trồng cần tiến hành theo dõi thường xuyên để có phương pháp xử lý hợp lý. Khuyến khích áp dụng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

3. Thu hoạch và bảo quản

– Nếu trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt thì sau trồng khoảng 3 tháng cho thu hoạch cắt tỉa lần đầu. Trung bình khoảng 1 tháng sau chăm sóc thì có thể thu hoạch bằng cách cắt ngọn. Một năm có thể cho thu từ 10 – 12 lần, năng suất mỗi lứa dự kiến từ 100 – 120 kg thân lá tươi.

– Cây hương thảo có thời gian lưu gốc từ 4 – 5 năm, do vậy cần tiến hành chăm sóc đúng kỹ thuật.

Hương thơm từ tinh dầu hương thảo có tác dụng an thần.

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam cho dược tính cao.

Nguồn: Admin tổng hợp – NO