Trồng bưởi da xanh bao lâu có trái? – Bưởi diễn văn trì
Bưởi da xanh có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre,được nhân rộng ở các tỉnh miền Nam,là một trong những giống bưởi rất được ưa chuộng hiện nay,bởi cây dễ trồng – dễ chăm sóc,giá bán lại ổn định (thường giao động ở mức 50 – 70.000đ/kg).
Thế nên,rất nhiều người ngoài Bắc “săn” giống bưởi da xanh,với hi vọng có được trồng được đặc sản quý này ngay trên khu vườn của mình. Tuy nhiên do sự khác biệt về khi hậu khiến người ta không khỏi lo lắng,cũng như tồn tại nhiều thắc mắc ví như: bưởi da xanh trồng bao lâu có trái,có trồng được bưởi da xanh ở miền Bắc hay không?
Mục Lục
Thời gian có trái trung bình bưởi da xanh
Theo anh Tuấn (chủ 1 vườn bưởi 1 ha ở Mỏ Cày – Bến Tre) thì bưởi da xanh trồng tốt nhất vào đầu mùa mưa,khi được chăm bón đúng cách và điều kiện khí hậu thuận lợi bưởi sẽ ra trái quanh năm.
Cũng tương tự như bưởi Diễn thì,tính từ thời điểm bắt đầu trồng đến khi bưởi da xanh có trái lần đầu là 2 – 3 năm. Tuy nhiên để đảm bảo cây phát triển ổn định,trái ra đều đẹp thì nên để 2 năm tiếp theo,tức là 4 năm. Hiện nay, với hơn 300 gốc bưởi da xanh mỗi năm anh Tuấn cung cấp cho thị trường xấp xỉ 10 tấn quả thành phẩm,trừ chi phí phân bón và thuê nhân công mỗi năm gia đình thu nhập lên tới 350 triệu – cuộc sống ngày một khá giả.
Để tăng khả năng đậu trái bà con có thể áp dụng theo ông Bắc – ở Khánh Vĩnh,Khánh Hòa bằng cách trồng xen kẽ các loại cây có múi khác. Ông cho biết:
” Tôi có trồng cây bưởi da xanh cùng với những loại cây cho múi như cam và quýt nhưng cây bưởi luôn cho hiệu quả năng suất cao hơn hẳn những loại cây khác. Khi trồng như vậy sẽ kích thích cây bưởi hấp thu chất dinh dưỡng, tăng phát triển. Ông cho biết: “ mỗi năm tôi thu hoạch được rất nhiều, trong vườn nhà tôi chỉ trồng hơn 50 cây bưởi, có trồng xen với cam, quýt để tăng hiệu quả nhưng mỗi năm tôi thu hoạch lên đến hơn 1 tấn quả bưởi, lại tìm được nguồn ra, bán với giá cao nên lợi nhuận kinh tế đáng kể”
Những yếu tố tác động tới thời gian ra trái?
Chất lượng giống
Đầu tiên ta có thể kể đến sự tác động của loại giống. Mỗi loại giống khác nhau lại cho thời gian ra trái khác nhau cụ thể:
Với giống bưởi ghép thời gian có trái sẽ rút ngắn,thậm chí năm trước năm sau đã có quả luôn. Bởi mắt ghép tận dụng được sức phát triển của gốc mẹ,cành tán mau chóng đáp ứng điều kiện ra hoa và đậu quả.
Trong khi đó nếu trồng bằng giống chiết,gieo hạt hay giâm cành bưởi sẽ có trái lâu hơn. Và theo nhiều người làm vườn lâu năm,nếu được bà con nên chọn giống chiết cành bởi tuy thời gian cho thu hoạch lâu hơn 1 chút nhưng cây sẽ bền, lại mang những đặc tính tốt giống như cây mẹ.cũng như hạn chế được sâu bệnh hại…
Tham khảo kỹ hơn tại bài viết: nên trồng bưởi chiết hay bưởi ghép
Kỹ thuật chăm sóc
Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cây bưởi da xanh,nếu bạn đang thắc mắc bưởi nhà mình tại sao có trái muộn hơn so với bình thường? rất có thể do kỹ thuật chăm sóc không đảm bảo.
Cây bưởi da xanh phù hợp với nền đất có độ PH từ 5 – 6.5,mặc dù khá dễ trồng nhưng cần tránh những khu vực đất chua,ngập úng – cũng như trong mùa khô phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
Một lỗi cũng khá nhiều người mới “tập tành” trồng bưởi da xanh mắc phải đó là áp dụng mật độ trồng. Ta nên căn cứ vào khả năng phát triển của cây để có khoảng cách phù hợp,ví như đất tốt trồng rộng ra – hẹp lại nếu đất cằn. Thường thì để tỷ lệ 4 x 4m là hợp lý,tỷ lệ này đảm bảo hoa trái đủ lượng ánh sáng cần thiết,cành tán không bị đan xen.
Để cây ra trái quanh năm bà con cũng cần chú ý đến lượng phân bón và thời điểm bón,chú ý quan sát tình trạng sâu bệnh hại trên cây bưởi . Đặc biệt do cây ra trái thường xuyên nên bà con cần bổ sung dưỡng đúng cách,cụ thể bón làm 3 đến 4 đợt/năm,tiến hành bổ sung phân hữu cơ vào đầu dịp đầu năm,bón thúc phân đơn vào dịp ra hoa,cũng như bổ sung NPK sau thu hoạch… Cụ thể
Cây trên 3 tuổi nên bón phân hữu cơ vi sinh trộn với phân chuồng 3-4 lần/năm, mỗi lần 5-10kg, bón riêng mỗi gốc 1kg vôi để dễ đậu trái và ngọt. Mỗi cây bón từ 0,8-2kg u-rê, 1,5-3,5kg lân; 0,6-1,5kg clorua kali chia 3-4 lần/năm.Vì bưởi mang trái thường xuyên trên cây nên có thể sau thu hoạch rộ bón: 25% đạm, 25% lân; thấy khi trái ít cần thúc ra hoa bón: 25% đạm, 50% lân, 30% clorua kali; khi đậu trái bón 50% đạm, 25% lân, 50% clorua kali; trước thu hoạch bón 20% clorua kali còn lại.
Thời tiết
Việc trồng bưởi da xanh bao lâu có trái cũng bị ảnh hưởng không ít do thời tiết. Những nơi có thời tiết thuận lợi, ít lũ lụt và không quá lạnh sẽ thích hợp hơn cho trồng loại trái cây này. Thời tiết xấu khiến cây khó phát triển dẫn tới ra trái chậm.
Vẫn là câu nói quen thuộc : “mưa nắng là chuyện của trời” tuy nhiên người dân vẫn có thể giảm thiểu tác động xấu của thời tiết. Bằng cách cải thiện yếu tố mùa vụ,tăng sức chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh:
Trong mỗi giai đoạn lại cần cung cấp một lượng phân bón khác nhau như: khi cây còn non, ta nên thực hiện việc bón lót, kết hợp bón phân chuồng, phân lân và vôi trong đó lượng phân chuồng là chủ yếu.
Trong giai đoạn cây từ 1 tới 3 năm, ta bón phân làm nhiều đợt trong năm, trung bình mỗi năm ta bón 3 kg phân NPK cùng 1 kg phân supe phốt phát.
Từ năm thứ tư trở đi, ta nên chú trọng và sử dụng nhiều hơn các loại phân hữu cơ theo phương pháp bón lót, được coi là phương pháp vàng trong trồng trọt, vừa tốt cho cây vừa cải tạo được nguồn đất trồng. Mỗi năm ta nên sử dụng bón hữu cơ từ 3 tới 4 lần. Đến khi cây ra hoa nhiều ta nên tiến hành tỉa bỏ lá để tập trung nguồn dinh dưỡng cho quả.
Trồng bưởi da xanh ở miền bắc nên hay không?
Nhìn chung, ở miền bắc có rất nhiều khó khăn cho việc trồng bưởi da xanh. Như ta biết, nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi da xanh phát triển là từ 23 tới 29 độ. Không có thời tiết ổn định như các vùng miền nam, tại miền bắc nước ta có mùa hè rất nóng, có những nơi lên tới 40 độ còn mùa đông lại có những lúc quá lạnh.
Mặt khác, cây bưởi là loại cây ưa nước, vào mùa hè có nhiều nơi tại miền bắc thời tiết rất khô hạn. Điều này ảnh hưởng tới việc cung cấp đầy đủ nước cho cây trồng. Có những khi lại xảy ra lũ, thiên nhiên, khí hậu không ôn hòa gây hiện tượng ngập úng, chết cây. Nhất là khi cây ra hoa lại vào mùa bão của miền Bắc nên cây khó sinh quả.
Nhưng không vì thế mà người dân miền bắc bỏ qua giống bưởi da xanh mang tới rất nhiều lợi ích kinh tế này. Rất nhiều người đã dũng cảm và có được thành công nhờ sự sáng tạo trong mô hình và cách chăm sóc. Điển hình là trường hợp của ông Đức Vụ
Ông Nguyễn Đức Vụ (quê ở Lục Ngạn, Bắc Giang) một người dân tại nơi đây đã trồng thành công giống bưởi này và cho năng suất cao. Ông nói với chúng tôi rằng: “bưởi da xanh là loại cây ưa nước, do đó không nên trồng trên vùng đồi cao, sẽ thích hợp hơn nếu trồng tại vườn cây. Có thể đào luống để chứa nước tưới cây và giúp tiêu nước tốt hơn, không gây hiện tượng ngập úng”.
Ngoài ra còn rất nhiều nơi tại bắc bộ đã trồng bưởi da xanh thành công như: Bắc Ninh, Hà Giang,.. nhờ sự chủ động, sáng tạo khi triển khai thực tế.
Khi chăm sóc loại cây này, ta cần chủ động giảm thiểu những yếu tố bất lợi tác động tới thời gian ra trái của cây, năng suất thu hoạch. Bưởi da xanh hứa hẹn là loại quả mang tới nhiều lợi ích kinh tế cho bà con nông dân và sẽ còn được mở rộng quy mô trồng trọt ở nhiều nơi khác trong cả nước.
Tham khảo kỹ hơn tại bài viết : Mua giống bưởi Da Xanh không hạt ở đâu
Lời kết
Để tránh được tình trạng thất thu, tốn kém chi phí, chất lượng trái không đảm bảo, không đáp ứng được thị trường… Trước khi bắt tay vào trồng, bà con nên tham khảo những mô hình hay, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích, và chú trọng đặc biệt đến bước chăm sóc bưởi da xanh mới trồng.
Từ khóa tìm kiếm:
- Trồng bưởi da xanh bao lâu có trái
- Trồng bưởi da xanh ở miền bắc
- Thời gian thu hoạch bưởi da xanh
- Trồng bưởi da xanh bao lâu cho thu hoạch