Trồng Cây Trà Xanh Tại Nhà & Kỹ Thuật Trồng Cây Chè Xanh Công Nghiệp
Trà xanh là cây công nghiệp lâu năm của nước ta, sản phẩm trà xanh mang nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Để có được cây trà xanh tươi tốt và đạt chất lượng thì quy trình trồng trà rất quan trọng. Dưới đây là những thông tin có liên quan và cần thiết dành cho bạn khi tìm hiểu về cách trồng cây trà xanh tại nhà và kỹ thuật trồng cây trà xanh công nghiệp. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm.
Tìm hiểu về cây trà xanh
Cây chè xanh có nhiều lá, mọc thành bụi và được trồng nhiều ở khu vực cận nhiệt đới, nhiệt đới và có xuất xứ từ Đông Nam Á.
Hiện nay, cây chè xanh được trồng để hái lá và búp trà, đem đi chế biến thành trà để uống. Đối với nhiều người yêu cây cảnh thì trà xanh cũng là một trong những loại cây được chọn để làm cảnh cho căn nhà.
Xem thêm: Nguồn Gốc Cây Trà Xanh | Tác Dụng, Đặc Điểm, Phân Bố & Kỹ Thuật Trồng
Đặc điểm hình thái của cây trà xanh
Cây chè xanh có nhiều lá, các lá mọc cách nhau, dài khoảng 4 – 15 cm, rộng khoảng 2 – 5 cm và có nhiều răng cưa. Chè xanh có lá non màu xanh lục nhạt, sẫm màu khi già, hoa thì màu trắng ánh vàng. Hoa chè thường có từ 7 – 8 cánh, có kích thước đường kính khoảng 2,5 – 4cm, hoa bắt đầu xuất hiện vào tháng 9 – 12. Về quả chè thì có khoảng 2 – 4 hạt, vỏ cứng và chuyển sang nâu sẫm khi chín vào tháng 10 -11.
Đặc điểm sinh thái của cây trà xanh
Cây chè sẽ có điều kiện phát triển tốt và đạt năng xuất nếu ở khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp như: gần nguồn nước tưới, có mạch nước ngầm gần mặt đất; tầng canh tác cao trên 80cm và có độ dốc ít hơn 25 độ. Đất trồng cây trà xanh có độ pH dao động từ 4,5 – 5,5 là hợp lý nhất.
Quy trình trồng cây trà xanh tại nhà (cây trà xanh kiểng bonsai)
Trồng cây trà xanh kiểng bonsai không cần quá nhiều diện tích, chỉ với chậu cây rộng bạn cũng có thể trồng cây phát triển bằng phương pháp hữu cơ cho cây trà sạch. Nếu các bạn đang có ý định trồng cây trà xanh tại nhà thì chúng tôi xin chia sẻ đến bạn quy trình trồng đơn giản sau đây.
Thời vụ trồng trà xanh
Về thời vụ trồng cây trà xanh bonsai hợp lý khi trồng với đất ẩm, khí hậu râm mát. Bạn cần tưới nước hợp lý cho rễ trà xanh nhanh ra và phát triển tốt vào mùa có khí hậu nóng. Mỗi vùng miền sẽ có đặc điểm khí hậu khác nhau, nên bạn cũng cần lưu ý về thời điểm mưa để bắt đầu trồng cây hiệu quả.
Chọn đất trồng cây trà xanh
Đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng suất và sản lượng của cây chè. Đất trồng cây trà xanh cần có độ tơi xốp nhất định, đảm bảo độ pH và nguồn nước thích hợp để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây chè xanh. Thông thường, người ta hay dùng đất Multi để trồng cây trà làm cảnh.
Chọn giống trà xanh
Giống cây trà xanh có chất lượng tốt với khả năng thích nghi, phát triển và sinh trưởng mạnh sẽ được ưu tiên để lựa chọn. Người ta sử dụng biện pháp nhân vô tính bằng cách giâm cành trà vào túi bầu đất và sử dụng những phương pháp trồng trọt tiên tiến hiệu quả nhất.
Cách trồng cây chè xanh
Để trồng cây chè xanh làm cảnh đạt hiệu quả bạn có thể áp dụng 2 cách trồng đang được nhiều người sử dụng như:
Trồng cây trà xanh bằng hạt: trước khi gieo bạn nên cho hạt đi ngâm khoảng 12 tiếng. Sau đó, ủ trong cát đến nứt rồi gieo, hoặc có thể gieo ngay sau khi ngâm vẫn được. Tại mỗi hốc gieo khoảng 4 – 6 hạt và lấp đất lại khoảng 3 – 4 cm. Khi hạt nảy mầm thành cây thì loại bỏ cây xấu. Nhằm tăng khả năng giữ ẩm cho cây bạn có thể tủ rác hoặc cỏ lên.
Trồng chè xanh bằng cành: trước tiên cần đặt bầu chè xuống và lấp đất vào xung quanh. Sau đó, cho thêm một lớp đất tơi xốp khoảng 1cm và tủ thêm có rác và tưới cho cây.
Cách chăm sóc cây chè xanh
Khi trồng cây trà xanh bạn phải có cách chăm sóc hợp lý mới giúp cây có điều kiện phát triển thuận lợi và tươi tốt hơn. Bạn phải tăng lượng mùn cho đất và che nắng cho gốc cây bằng cách tủ cây phân xanh lên, bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, để cây đâm thêm nhiều nhánh thì bạn nên cắt ngang cách gốc 20cm khi cây cao được 50cm.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Để có thể dễ dàng cắt tỉa đạt hiệu quả bạn cần chú ý đến dáng cây, hình dạng, kích thước lá và cấu trúc phân cành. Định hình các dáng cần tạo hình và bắt tay vào thực hiện cắt tỉa, uốn nắn thích hợp. Việc cắt tỉa và tạo hình cần có kế hoạch thực hiện lâu dài.
Xác định những nhánh cây nào có vị trí không đẹp và cần loại bỏ để có dáng đẹp cho cây cảnh. Bạn có thể để lại những nhánh to phía dưới và nhành nhỏ phân bố hợp lý phía trên theo hình xoắn ốc quanh thân, tạo hình chóp cho tán lá độc đáo. Những nhánh cây mọc đối nhau, chằng chịt, cành nhánh lớn và dài cũng nên được xem xét cắt bớt. Bạn nên cắt lần lượt từ thân chính, cành chính, cành nhỏ để cây có dáng tự nhiên và đẹp hơn. Để vết cắt nhanh lành thì bạn nên cắt ngọt, lõm vào chéo vào thân.
Bạn cũng có thể áp dụng những cành có sẵn để áp dụng cho dáng cây chè dạng cành rủ, hay đối xứng, hay kiểu gió lùa.
Thu hoạch
Sau 2 tháng trồng cây chè bonsai trong nhà bạn cũng có thể bắt đầu thu hoạch lá để sử dụng. Khi thu hoạch bạn nên chọn những búp chè xanh, không bị sâu hay tổn hại nào khác. Lá chè vào buổi sáng sớm thường ngon hơn các buổi khác trong ngày. Do đó, khi thu hoạch bạn nên thực hiện vào buổi sáng sớm. Khi thu hoạch bạn cũng nên loại bỏ những cành lá già để cây phát triển tốt hơn.
Xem thêm: Bã Chè Bón Cây Có Thực Sự Tốt? Những Tác Dụng Của Bã Trà Đối Với Cây
Một số mẹo hay
Cách bứng cây chè xanh
Khi bạn có nhu cầu muốn bứng một cây chè xanh tốt đem về trồng thì bạn nên nhẹ nhàng và khéo léo bứng cây, hạn chế tối đa tổn thương khiến cây dễ bị chết sau khi bứng. Bạn cần bứng cây có bộ rễ, có bầu đất quanh. Để đảm bảo hiệu quả bứng bạn nên sử dụng những dụng cụ bứng như: xẻng, cuốc, rựa, bao lớn đựng bầu rễ.
Khi bứng bạn cần thực hiện các bước cơ bản như: làm ướt gốc chè vừa đủ, không cần quá nhão. Dùng kéo sắc cắt tỉa cành cây theo kỹ thuật cắt tỉa để dễ dàng bứng. Sau đó, khoanh vùng cần đào thích hợp với độ sâu của rễ. Không nên đào quá sát hoặc quá rộng đối với rễ cây chè. Thông thường người ta sẽ đào từ ngoài vào tạo rãnh tròn và sâu. Dùng kỹ thuật đào nghiên dưới bầu rễ để bảo vệ rễ và cây tránh tác động gây tổn thương cây. Rễ cây được chặt dứt khoát để nhanh lành và nhanh chóng thích nghi để phát triển.
Cách chăm sóc cây nhanh ra rễ
Để rễ cây nhanh ra bạn nên dùng thuốc kích thích rễ cây và thường xuyên tưới nước khoảng 3 – 4 lần/tuần khi thời tiết khô hạn, có mưa thì 1 – 2 lần/tuần. Nên tưới nước vào gốc cây khi cây đang lên mầm lá. Những lá xanh và già cần tỉa ngay để cây nhanh lên mầm. Đợi cây phát triển thì hãy bón phân cho rễ hạn chế tình trạng thối rễ. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng lớn.
Quy trình trồng cây trà xanh công nghiệp (quy mô lớn)
Tiêu chuẩn chọn giống trồng chè xanh
Những giống cây chè đạt chuẩn thường được chọn lọc kỹ về chất lượng, có nguồn gốc rõ, đơn vị cung cấp uy tín và được khảo nghiệm kỹ lưỡng. Những cây có khả năng phát triển và thích ứng nhanh. Cây giống thường có kích thước từ 25 – 30 cm, với 6 -8 lá khỏe mạnh, không có sâu bệnh
Thời vụ & mật độ trồng
Về thời vụ trồng trà thì: thường có 2 vụ là vụ xuân vào tháng 3 – 4 và vụ thu vào tháng 8 – 10.
Về mật độ trồng thì: khoảng 20.000 – 22.000 cây/ha, mỗi hàng cách nhau 1.3 -1.35m, cây cách cây 0.35 – 0.4m.
Làm đất trồng cây trà xanh
Bạn cần kỹ trong công tác làm đất trồng trà xanh, đất cần cày sâu từ 20 – 25 cm, với nhiều cỏ dưới mặt đất tạo ra mùn và giữ ẩm cho đất thích hợp. Sau đó, tiến hành san ủi các điểm dốc cục bộ. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng phân hữu cơ ủ hoai và phân super lân để bón phân lót cho đất.
Kỹ thuật trồng cây chè xanh
Khoảng cách thích hợp để trồng cây tương ứng với độ dốc của cây như:
Nếu đây có độ dốc nhỏ hơn 150 thì các hàng cách nhau khoảng 1.2 – 1.3m, cây thì cách khoảng 0.3 – 0.4m, mật độ khoảng 22.000 cây/ha. Nếu độ dốc đất lớn hơn 150 thì các hàng cách nhau: 1.4 – 1.5m, cây cách nhau 0.4 – 0.5m, mật độ cây khoảng 18.500 cây/ha.
Trước khi trồng bạn nên cuốc hố rộng 20 – 30cm, cách nhau 50cm. Lựa chọn thời điểm trồng thích hợp, chẳng hạn như: sau khi trời mưa, râm mát. Đặt cây xuống hố và lấp đất, che lại và tủ cỏ, rơm vào gốc.
Kỹ thuật chăm sóc cây trà xanh
Trong quá trình trồng cây trà xanh bạn nên chuẩn bị thêm cây dự phòng để dặm lại trà hoặc trồng xen các loại cây khác trong quá trình chè chưa phát triển để chống cỏ dại, phát triển kinh tế, giữ ẩm hiệu quả và cải tạo đất. Ngoài ra, bạn nên chịu khó làm cỏ bằng tay khi cây được 1 tuổi, xới đất khoảng 2 – 3 lần/năm. Áp dụng phương pháp tủ rơm, cỏ vào gốc chè để giữ ẩm, thường xuyên tưới nước cho cây hợp lý. Sau 2 – 3 năm bón phân với phương pháp hiệu quả và khoa học cho cây chè với lượng vừa đủ.
Tiến hành đốn tạo hình cho cây bằng dụng cụ chuyên dụng khi cây cao khoảng 65 – 70cm, gốc có đường kính 1cm. Chia làm 2 giai đoạn hợp lý: khi chè được 2 tuổi, đốn cách mặt đất 20 – 25cm với cành chính và 30 – 35cm với cành tán; khi chè được 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 – 35cm và 40 – 45cm đối với cành tán.
Thu hoạch & bảo quản chè
a) Về kỹ thuật thu hoạch chè
– Giai đoạn hái chè tạo hình cho cây
-
-
Khi chè được 1 tuổi: hái bấm ngọn với cây cao 60cm.
-
Khi chè được 2 tuổi: hái ở những cây khỏe, những búp lá từ 50cm trở lên.
-
– Giai đoạn hái chè định kỳ để sản xuất
-
-
Giai đoạn này sẽ lựa chọn những đọt có 2 – 3 lá và 1 tôm để hái.
-
Khoảng 7 ngày hái 1 lần, hái hết những đọt đủ tiêu chuẩn.
-
Theo lứa tuổi của chè thì từ 35 – 42 ngày sẽ hái một lần cho các búp có trên tán chè.
-
– Hái chè theo vụ mùa
-
-
Vụ Xuân (tháng 3 – 4): bẻ đọt nhưng để lại 1 la cá, 2 lá thật, tạo tán bằng.
-
Vụ Thu (tháng 5 – 10): bẻ đọt chừa lại 1 lá cá và 1 lá thật, tạo tán bằng.
-
Vụ Thu Đông (tháng 11 – 12): tháng 11 bẻ đọt chừa 1 lá cá, tháng 12 bẻ cả lá cá.
-
Khi hái chè cần áp dụng đúng kỹ thuật, cẩn thận và nhẹ nhàng để chè đạt chất lượng và năng suất cao.
b) Bảo quản chè búp tươi
Sau khi bẻ xong cần bỏ búp trà vào nơi râm mát, nên để búp trà thông thoáng, không được để cho trà bị bí hơi, bị dính bụi bẩn nhiều, lập tức di chuyển đến nơi sản xuất nhanh chóng.
Đốn cây chè
Đốn phớt dành cho 2 năm đầu, không được cắt tỉa trong quá trình đốn, đốn cao 5cm so với vết đốn năm trước, mỗi năm đốn thêm 3cm, khi cây cao 60cm thì mỗi năm đốn thêm 1cm. Có thể đốn cây xen kẽ: 1 năm đốn phớt, 1 năm đốn sửa bằng tán
Đốn lửng: áp dụng khi chè có nhiều tăm hương, năng suất giảm, vết đơn cao hơn 90cm. Tiến hành đốn 55 – 75 cm để đảm bảo việc thu hoạch dễ dàng.
Đốn đau: khi năng suất chè giảm rõ rệt, và đốn lửng nhiều năm, xuất hiện nhiều u bướu ở cây. Đốn cách mặt đất 45 – 50cm.
Đốn trẻ lại: khi chè già, cằn cỗi, đốn cách mặt đất 10 – 15cm thực hiện từ tháng 12 – 1.
Khi đốn cần tránh làm tổn thương cây, dùng dụng cụ chuyên dụng để có vết cắt ngọt cho vết thương nhanh lành và phát triển tốt.
Những lợi ích từ việc trồng cây trà xanh mang lại
-
Cây chè xanh giúp tạo ra bóng mát, điều tiết không khí trong lành, hạn chế ô nhiễm môi trường và các chất độc hại cho cơ thể.
-
Cây chè mang lại nguồn thu nhập lâu dài và nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cho người dân.
-
Chè xanh còn mang lại nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thức uống tươi mát từ thiên nhiên, giúp bạn thư giãn và dễ chịu khi thưởng thức.
-
Trong lá trà xanh có nhiều chất hóa học giúp ích trong việc diệt khuẩn, tốt cho tim mạch và hô hấp và chống các chất phóng xạ.
-
Ngoài ra, khi trồng cây chè xanh và nhìn thấy thành quả của mình được phát triển tốt qua từng ngày sẽ giúp bạn có nhiều niềm vui hơn. Đem đến cảm giác thích thú và hào hứng cho việc trồng cây xanh, hình thành thói quen tốt thân thiện với thiên nhiên.
Điểm mua giống trồng chè
Hiện nay, trên thị trường có nhiều điểm mua giống cây chè, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên các trang thương mại uy tín với giá cả hợp lý. Ngoài ra, tại các nhà vườn cung cấp giống cây trồng cũng có bán các giống cây chè chất lượng và đa dạng.
Kết luận
Như vậy, trên đây là những thông tin hữu ích mà Hiệp hội chè Việt Nam muốn gửi đến bạn. Từ những quy trình trồng cây trà xanh đơn giản này, chúng tôi hy vọng bạn có thể tự tay trồng, chăm sóc và thu hoạch chè đạt hiệu quả với những trải nghiệm thú vị hơn.
Xem thêm: