Trôi nổi doping
TTCT – Trong mười tháng qua có đến ba VĐV bị phát hiện sử dụng doping trong thi đấu quốc tế. Nhiều câu hỏi được đặt ra: sự thiếu hiểu biết hay cố tình không biết của VĐV? Sự thiếu trách nhiệm của những người trong cuộc? Trong khi đó những loại thuốc doping lại tràn lan trên thị trường…
Phóng to
TTCT – Trong mười tháng qua có đến ba VĐV bị phát hiện sử dụng doping trong thi đấu quốc tế. Nhiều câu hỏi được đặt ra: sự thiếu hiểu biết hay cố tình không biết của VĐV? Sự thiếu trách nhiệm của những người trong cuộc? Trong khi đó những loại thuốc doping lại tràn lan trên thị trường…
TTCT – Trong mười tháng qua có đến ba VĐV bị phát hiện sử dụng doping trong thi đấu quốc tế. Nhiều câu hỏi được đặt ra: sự thiếu hiểu biết hay cố tình không biết của VĐV? Sự thiếu trách nhiệm của những người trong cuộc? Trong khi đó những loại thuốc doping lại tràn lan trên thị trường…
1 …Có mặt ở sân bay Nội Bài chiều 15-8, các quan chức ngành thể thao, nhà báo, người nhà của các VĐV đều xen lẫn vui buồn. Người ta vui mừng vì những tưởng sẽ ra đón HCB Olympic Hoàng Anh Tuấn đáp máy bay về nước sau khi thi đấu tại Olympic Bắc Kinh, ai ngờ lại phải nhận cả một nỗi đau khác. Sáng 15-8, tiểu ban y học Olympic Bắc Kinh thông báo kết quả kiểm tra doping tại Olympic Bắc Kinh, trong số ba VĐV dương tính với doping có tên cô gái vàng của thể dục dụng cụ VN Đỗ Thị Ngân Thương.
Trước giờ máy bay đáp xuống cả tiếng đồng hồ, gia đình Ngân Thương đã có mặt ở sân bay để đưa cô về nhà. Sự hoảng hốt và nỗi buồn hiện trên gương mặt người mẹ hiền. Mẹ Ngân Thương, cô Nguyễn Thị Thành, chia sẻ: “Gia đình hết sức bàng hoàng khi nghe thông tin này. Đây chỉ là một tai nạn, vì trót dại Thương đã uống thứ thuốc mà nó không biết là doping. Nhưng xin mọi người hãy thông cảm và tha thứ cho sự thiếu hiểu biết của cháu”.
Máy bay hạ cánh, mọi người xúm lấy HLV Thùy Giang, “búp bê” ngơ ngác và rơm rớm nước mắt: “Em đến Olympic đâu có hi vọng giành huy chương gì đâu mà phải dùng doping. Em đã uống cả tuần trước ngày sang Bắc Kinh để giảm béo. Nhưng nếu em biết thuốc đó là một trong những loại thuốc cấm thì dại gì mà dùng… Chắc sẽ không sao đâu”.
Sự nghiệp lẫy lừng, sự hi sinh cả tuổi thơ cho thể dục dụng cụ, HCV toàn năng khu vực SEA Games, là đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á được đặc cách tham dự Olympic Bắc Kinh… tất cả những điều đó như bị nhòa đi trước một sự cố đáng tiếc. Một người thầy đã lên kịch bản cho buổi lễ chia tay hoành tráng với cô học trò Ngân Thương khi cô giã từ sự nghiệp giờ đành ngậm ngùi giữ nó lại cho mình. Không có buổi chia tay nào cả, Ngân Thương tuyên bố từ giã sự nghiệp vội vàng, cùng án cấm thi đấu hai năm và những giọt nước mắt cho một sự nghiệp vẻ vang.
Một tháng trời cô võ sĩ boxing Đinh Thị Phương Thanh nằm dài ở nhà trong buồn chán và mệt mỏi. Huy chương vừa cầm trên tay đã bị tước, tiền thưởng cũng không được trao…, cùng với đó là mức án cấm thi đấu hai năm cho hành vi sử dụng doping trong thi đấu tại SEA Games 24. Cả làng thể thao VN bàng hoàng cho đến ngày thông báo được đăng tải trên website của ban tổ chức SEA Games 24 Thái Lan sau khi mọi chuyện đã an bài.
Giờ nhớ lại, võ sĩ vẫn thấy đau: “Ai ngờ đâu, em thấy thật sự hối hận và sợ cảm giác sau khi uống thuốc. Đau đớn hơn khi biết mình dương tính với doping và nhận án phạt. Em đã nghe nhiều người nói đến thuốc lợi tiểu đó. Với một VĐV mà thi đấu bất cứ một giải nào cũng phải ép cân, phải chạy ngoài trời và mặc quần áo mưa, phải nhịn ăn, uống nước đến tức bụng… chị biết đáng sợ thế nào không? Em sợ bị thầy mắng, sợ làm mất niềm tin của thầy khi cơ thể đã vắt cạn nước trong những ngày ép cân mà vẫn thừa cân. Em đã mang thuốc mua sẵn từ VN ra uống, 10 phút đi tiểu một lần và đến sáng hôm sau người trở nên hốc hác, mệt mỏi. Lên ôtô và đi đến nhà thi đấu, em chỉ muốn mọi việc diễn ra thật nhanh. Nhưng ngay khi giành HCĐ, em đã phải đi kiểm tra doping…”.
Mọi thứ tưởng như chấm hết. Nhưng cô đã gượng dậy được nhờ sự động viên của gia đình, bạn bè. Dù vậy, hai năm dường như là quá dài với đời một VĐV, họ đã đánh đổi hai năm, những mơ ước… chỉ để lấy một viên thuốc giá… 600 đồng!
Phóng to
Võ sĩ Đinh Thị Phương Thanh vì ép cân… – Ảnh: Hồng Long
2.
Cầm trên tay bản danh sách trên 200 loại thuốc của chín nhóm hóa dược cấm trong và ngoài thi đấu của VĐV thể thao, có hiệu lực từ tháng 1-2008 do WADA (Tổ chức Chống doping thế giới) công bố, tôi đến Viện Khoa học thể thao và nhờ thẩm định.
Cầm trên tay bản danh sách trên 200 loại thuốc của chín nhóm hóa dược cấm trong và ngoài thi đấu của VĐV thể thao, có hiệu lực từ tháng 1-2008 do WADA (Tổ chức Chống doping thế giới) công bố, tôi đến Viện Khoa học thể thao và nhờ thẩm định.
Một chuyên gia hàng đầu về y học thể thao và doping của VN cho biết: hầu hết những loại doping này đều có thể mua được trên thị trường tân dược VN, trừ một số ít các chất có ký hiệu EPO (chất kích thích tạo hồng cầu trong máu) là hơi đắt, có thể không mua được. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định những chất mà các VĐV VN như Mỹ Linh, Phương Thanh, Ngân Thương dùng (Furosemide) đều bán đầy rẫy trên thị trường và có thể mua với giá cực rẻ. Với người bình thường có thể đó là thuốc chữa bệnh, còn với VĐV đó là một loại thuốc bị cấm.
Ở một hiệu thuốc trên phố Trần Hưng Đạo, khi tôi hỏi mua các loại thuốc có tên như trong danh mục thuốc cấm, một dược sĩ tại quầy thuốc này cho hay nếu tên y nguyên như trong bản này thì không có nhiều, nhưng trong thành phần của các thuốc bán tại đây có các loại chất có tác dụng như vậy. Bắt đầu bằng thuốc lợi tiểu (thuốc mà các VĐV thi đấu các nội dung đối kháng thường mua để ép cân).
Tôi mua một vỉ bốn viên thuốc lợi tiểu có tên Furosemide có vỏ màu xanh, viên thuốc màu trắng nhỏ, những loại thuốc này có giá 600 đồng/viên. Dược sĩ chỉ dẫn: thuốc này dùng cho những người không đi tiểu được, uống vào thì ra hết. Còn với người nào muốn ép cân thì cũng ép được ngay trong vòng 24 giờ uống thuốc, tối đa là ép được 3kg/ngày. Mỗi ngày chỉ uống một viên và lưu ý rất có hại cho thận.
Tiếp đến là thuốc an thần (dùng cho các VĐV bắn súng để giảm sự hồi hộp khi thi đấu, tim đập chậm hơn), một loại thuốc an thần có tên Rotunda có giá 250 đồng/viên. Dược sĩ chỉ dẫn: thuốc dành cho người mất ngủ, thần kinh căng thẳng… uống một viên/lần.
Một loại thuốc có tên Mofen 400 là thuốc giảm đau, có chứa thành phần chất gây nghiện morphine, giảm đau tức khắc có thể uống mỗi lần hai viên, mỗi ngày có thể uống vài lần, mỗi lần cách nhau bốn giờ, giá của loại thuốc này là 600 đồng/viên… Trên đây là một vài loại thuốc cấm đối với các VĐV ở tất cả các môn thi đấu mà ai cũng có thể mua dễ dàng tại các quầy thuốc tân dược.
3. Sau mỗi sự cố doping vừa qua, tất cả những người có trách nhiệm đều phát biểu rằng: “Chúng tôi đã nói với các VĐV rất nhiều rồi, uống thuốc gì cần có sự cho phép của HLV và bác sĩ. Chúng tôi không thể hằng ngày đi theo các em để rình mò xem khi nào các em uống thuốc, lỗi là do các em thiếu hiểu biết mà nên…”.
Còn với các VĐV, họ đã nói gì? Xạ thủ hàng đầu VN Hoàng Xuân Vinh, người đã có mặt trong giới VĐV hàng chục năm nay, chia sẻ: “Tôi chưa từng nghe nói việc phổ biến vấn đề doping trong thi đấu, kể cả trước các giải đấu lớn. Tôi cũng ở Nhổn cả chục năm nay nhưng chưa bao giờ thấy một danh mục thuốc cấm hay cuộc trao đổi nào giữa ban quản lý trung tâm, HLV với VĐV về doping.
Ai nói gì tôi không biết, nhưng sự thật là như vậy. Còn việc uống thuốc như thế nào từ xưa đến nay trong giới VĐV chúng tôi chủ yếu là do ý thức của mỗi người. Tất nhiên là cũng có nghe ban huấn luyện nói uống thuốc gì thì phải qua bác sĩ của trung tâm, tuy nhiên hầu hết VĐV tự đi mua thuốc uống chứ sổ mũi, hắt hơi thì cần gì đến bác sĩ”.
Cả Ngân Thương, Phương Thanh cho đến lúc này đều khẳng định các em chưa từng được hướng dẫn và phổ biến về chất doping. Đặc biệt là danh mục các loại thuốc cấm trong và ngoài thi đấu lại càng chưa bao giờ được nhìn thấy.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Long – HLV trưởng môn vật tự do nam, một môn thi rất dễ có thể sử dụng những loại chất doping thông dụng như chất lợi tiểu – cho biết: “Thật ra chúng tôi cũng có nói cho VĐV rằng khi uống thuốc gì thì phải có sự cho phép của thầy chứ hướng dẫn VĐV dùng và không dùng cái gì thì HLV chúng tôi cũng không đủ trình độ và kiến thức. Phần lớn là do sự tự giác và ý thức của các em”.
Theo quy định của ngành thể thao, những thông tin về thuốc, những vấn đề về sức khỏe của VĐV phải thông qua Viện Khoa học thể thao VN. Viện sẽ là nơi cập nhật danh mục thuốc cấm, thẩm định loại thuốc gì có thể dùng cho VĐV trong những trường hợp cụ thể. Sau đó viện sẽ chuyển giao cho Tổng cục TDTT hoặc Ủy ban Olympic quốc gia, bộ phận này sẽ có trách nhiệm chuyển giao nhiệm vụ đến các bộ môn, các bộ môn sẽ thông báo xuống các HLV và từ HLV đến VĐV. Hoặc một đường khác là từ Viện Y học xuống các trung tâm huấn luyện thể thao, phòng y tế của trung tâm thể thao sẽ phổ biến đến VĐV.
Ông Lê Quý Phượng, viện trưởng Viện Khoa học thể thao, ngỡ ngàng trước thông tin chưa bao giờ VĐV VN được phát một danh mục thuốc cấm nào cả. Ông cho rằng VĐV phải có danh sách thuốc cấm. Viện luôn cập nhật danh mục thuốc và nắm bắt kịp thời những thông tin về vấn đề doping. Tuy nhiên, đứt đoạn ở đâu thì đó là do các bộ phận khác.
Còn ông Đỗ Đình Kháng, trưởng bộ môn cử tạ, lại nói: “Danh mục và những điều này tôi chỉ cập nhật thông tin trên mạng chứ chờ Viện Khoa học thể thao có mà đến đời mục thất”. Trong khi trưởng bộ môn thể dục, bà Kim Lan, nói: “Tôi đã phổ biến danh mục thuốc cấm này đến HLV”.
Tất cả như một mớ rối tung và không biết dừng ở đâu. Viện nói đã làm đúng trách nhiệm, bộ môn nói có thấy gì đâu, hoặc có thấy cũng đưa xuống ban huấn luyện rồi. Còn HLV thì nói không đủ trình độ và có nói cũng chỉ hình thức. Mặt khác, các VĐV không được phổ biến, không tìm hiểu, không biết hoặc cố tình không biết. Chỉ có hậu quả là sờ sờ ra đấy.