Trở ngại tâm lí trong việc thực hiện hành vi đạo đức của học sinh tiểu học Việt Nam

Nguyễn Thị Thu

Trong tiến trình đổi mới, hội nhập với thế giới, sự thay đổi về kinh tế xã hội ở Việt Nam đã có những tác động lớn đến người học. Trong đó, đạo đức đang là phương diện nhận được sự quan tâm của chính phủ cũng như đông đảo người dân bởi sự lệch pha, thậm chí là mâu thuẫn giữa kết quả học tập, rèn luyện ở trường với các hành vi đạo đức trong cuộc sống thực của người học. Tình trạng này cho thấy người học đang gặp phải những trở ngại, đặc biệt là trở ngại tâm lí trong quá trình lĩnh hội hành vi đạo đức. Xác định các trở ngại tâm lí và tìm kiếm giải pháp giảm thiểu chúng trong hoàn cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay là nội dung trọng tâm của bài viết này.

Qua việc phân tích các yếu tố cần thiết cho quá trình lĩnh hội chuẩn mực hành vi, thực tế hoạt động dạy và học ở nhà trường phổ thông, tác giả đã xác định các trở ngại chủ yếu của học sinh tiểu học trong việc thực hiện hành vi đạo đức đến từ:

  1. Quá trình lĩnh hội các giá trị của bài học Đạo đức,
  2. Cách xử lí tình huống bài học của giáo viên,
  3. Cách đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh,
  4. Cách tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan.

Qua đó, tác giả cũng đề xuất các biện pháp giảm thiểu các trở ngại đã nêu. Hai vấn đề được tác giả đề xuất là công tác bồi dưỡng, hỗ trợ giáo viên để họ có cách tiếp cận đúng về giáo dục hành vi đạo đức phù hợp với trẻ em tiểu học ngày nay và nghiên cứu, xây dựng các mô hình hỗ trợ giải quyết các trở ngại trong giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm địa phương. Bên cạnh đó là việc cải thiện mối quan hệ giữa người lớn với trẻ ở cả trong và ngoài nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2005). Đạo đức học. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2]      Nguyễn Thị Kim Dung (2008). Những định hướng đổi mới cơ bản trong chương trình giáo dục đạo đức tiểu học của Trung Quốc. Tạp chí Giáo dục, số 197, 53-55.

Hồ Ngọc Đại (2009). Bạn – tôi cho xưng hô học đường, Kỉ yếu Hội thảo “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường”, Trung tâm phát triển nghiệp vụ sư phạm, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.