Trò chuyện về 1 số công việc, đồ dùng, sản phẩm của nghề nông

Trò chuyện về 1 số công việc, đồ dùng, sản phẩm của nghề nông

Trò chuyện về 1 số công việc, đồ dùng, sản phẩm của nghề nông I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: – Trẻ hiểu được công việc của cô, bá…


Trò chuyện về 1 số công việc, đồ dùng, sản phẩm của nghề nông

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức:

– Trẻ hiểu được công việc của cô, bác nông dân

– Nhận biết nghề nông qua công viêc dụng cụ,sản phẩm tạo ra và lợi ích của chúng

2. Kỹ năng:

Phát triển khả năng quan sát so sánh tư duy trí nhớ
cho trẻ

– Trẻ trả lời mạch lạc trọn câu

3. Giáo dục:

Giáo dục trẻ biết tôn trọng người lao động. Khi ăn
cơm không làm rơi vải ăn hết xuất hết phần

II. CHUẨN BỊ

Tranh ảnh về những công việc của nhà nông

Tranh ảnh về đồ dùng , dụng cụ của nghề nông

Tranh ảnh về sản phẩm của nghề nông

Bài hát, bài thơ, câu đố về nghề nông

III. CÁCH TIẾN HÀNH

* Ổn định, gây hứng thú

“Gieo hạt”

Cho trẻ chơi trò chơi:

– Đàm thoại cùng trẻ:

+ Con vừa gieo được hạt gì?

+ Các con có biết ai đã trồng cây ăn quả cho chúng mình ăn hàng ngày không?

+ Thế các bác nông dân làm nghề gì?

Đúng rồi, nghề nông cũng là một nghề trong xã hội. Các bác nông dân không chỉ trồng cây mà còn làm nhiều công việc khác, vậy bác làm những việc gì nữa?

Các
bác nông dân làm rất nhiều công việc, như chăn nuôi, trồng trọt…tạo ra nhiều
sản phẩm cho xã hội. Nhưng trong đó chủ yếu là công việc trồng lúa, giờ học hôm
nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về nghề trồng lúa của các bác nông dân nhé.

Nội dung

2.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc của bác nông dân

– Cô bật máy chiếu hình ảnh các bác nông dân đang làm việc trên nền nhạc bài “Em đưa cơm cho mẹ đi cày” cho trẻ xem và hỏi trẻ

+ Các con vừa xem những hình ảnh gì về các bác nông dân?

– Cô lần lượt bật máy chiếu các hình ảnh lên cho trẻ xem lại và kết hợp đàm thoại cùng trẻ trên máy

Hình
ảnh1:Bác nông dân đang làm đất

– Các con hãy nhìn xem muốn gieo cấy được, công việc đầu tiên của bác nông dân là làm gì?

– Muốn làm được đất, các bác cần những dụng cụ gì?

– Trong hình ảnh con thấy còn có con vật gì giúp bác nông dân làm việc?

Đúng rồi, Con Trâu đã giúp bác nông dân làm rất nhiều công việc nặng nhọc như cày, bừa làm tơi đất để cấy trồng hoa mầu và lúa đấy.

– Cô đọc cho trẻ nghe câu ca dao.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Cô đọc:

Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta

Cấy cày vốn việc nông gia

Ta đây, trâu đấy ai mà quản công

Cô khái quát lại

: Công việc đầu tiên của bác nông dân là làm cho đất tơi xốp để gieo cấy, muốn làm đất được, bác cần phải có những dụng cụ là Cái cuốc, Cái cày, Cái bừa và Con Trâu…

– Các con ạ, ngày xưa các bác nông dân rất vất vả phải dùng sức người và sức kéo của gia súc như: trâu, bò để làm ra nhiều lúa, ngô khoai, rau mầu cho các con và mọi người dùng hàng ngày đấy. Ngày nay do nền công nghệ hiện đại đã có nhiều máy móc như máy cày, máy cấy… giúp các bác nông dân làm ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đấy.

Hình ảnh 2: Bác nông dân đang nhổ mạ

– Các con thử đoán xem sau khi làm đất xong, bác nông dân làm những công việc gì tiếp theo?

– Khi cây mạ lớn, bác nông dân lại làm gì?

– Cô bật hình ảnh lên cho trẻ thảo luận và đàm thoại

+ Trên hình ảnh các bác nông dân đang làm gì?

Cô chốt lại

: Sau khi làm đất xong, bác nông dân sẽ gieo mạ, khi gieo mạ bác phải rải đều ra ruộng, như thế mạ sẽ lên đều và đẹp. Nhưng để gieo được mạ các bác phải lựa chọn những hạt thóc giống, mẩy và đều hạt, bác sẽ ngâm thóc, khi thóc nảy mầm bác nông dân sẽ gieo hạt xuống đất thành cây mạ non

Hình ảnh 3: Bác nông dân đang cấy lúa

+ Từ những cây mạ non bác nông dân lại làm gì?

+ Cây lúa được bác nông dân cấy như thế nào?

Cấy lúa là công việc cần sự khéo léo và cẩn thận nên đòi hỏi bác nông phải cấy thật thẳng hàng và đều

Hình ảnh 4: Bác nông dân đang tát nước

– Chúng mình cùng suy nghĩ mà xem, lúa đã cấy xong rồi nhưng nếu không được chăm sóc thì sẽ làm sao?

– Cô Bật hình ảnh lên cho trẻ quan sát và đàm thoại

+ Bác nông dân đang làm gì?

+ Tại sao bác phải làm những công việc này?

Cô giải thích: Cây lúa là loại cây cần nhiều nước, do vậy phải dùng gầu sòng hoặc gầu dây để tát nước. Ngày nay hiện đại hơn, bác nông dân dùng máy bơm nước vào ruộng đấy. Ngoài việc tát nước, bác nông dân còn phải nhổ cỏ, phun thuốc trừ sâu cho lúa. Nhờ sự chăm sóc của bác nông dân cây lúa lớn nhanh và cho bông lúa nặng hạt.

– Con đã được nhìn thấy ruộng lúa chín bao giờ chưa?.

* Ở quê cô có cánh đồng lúa đấy khi mùa lúa chín trông như một biển vàng đấy. Các con thử nhắm mắt vào và tưởng tượng mà xem – Có đẹp không các con .

Hình ảnh 5: Bác nông dân đang gặt lúa

Tương tự cô lần lượt cho trẻ xem các hình
ảnh về cánh đồng lúa xanh tốt, cánh đồng lúa chín vàng, các bác nông dân thu
hoạch lúa, chở lúa về nhà, xay xát lúa kết hợp giới thiệu và đàm thoại cùng trẻ
).

).

Cô củng cố: Công việc đầu tiên của các bác nông dân là làm đất tơi xốp, sau khi đất tơi xốp các bác sẽ gieo mạ, mạ lớn các bác nhổ mạ cấy thành lúa. Muốn cây lúa tốt các bác phải chăm sóc cho cây, khi lúa chín các bác sẽ gặt lúa rồi cho lên xe và chở về nhà.

– Hỏi ước mơ lớn lên làm nghề gì của trẻ?

* Giáo dục:

– Giáo Dục trẻ biết nhớ ơn, quý trọng Bác nông dân.Trân trọng những sản phẩm do bác làm ra, khi ăn phải ăn hết xuất, không lãng phí thức ăn hàng ngày.

Hoạt động 4: Trò chơi luyện tập

Trò chơi : Chọn dụng cụ nghề nông

Các con đã biết được công việc trồng lúa của các bác nông dân, biết được những dụng cụ của nghề nông. Bây giờ chúng mình có muốn giúp các bác nông dân chọn những dụng cụ để các bác làm việc không?

“Chọn
dụng cụ nghề nông”
nhé

– Cô cháu mình cùng đến với trò chơinhé

– Cô phổ biến luật chơi, cách chơi

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, đội Thóc Vàng và đội Gạo Thơm, lần lượt mỗi đội 1 bạn sẽ chạy theo đường dích dắc lên chọn đúng tranh lô tô nghề nông gắn lên bảng

+ Luật chơi: Đội nào chọn đúng, nhanh và nhiều trong cùng một thời gian là thắng cuộc

– Cô tổ chức cho trẻ chơi ( Cô bật nhạc: ” Em đi giữa biển vàng”)

– Nhận xét kết quả chơi của 2 đội và cho trẻ đếm số tranh lấy được và gắn số tương ứng

Kết thúc

: Củng cố- nhận xét

.

     

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Bé trồng lúa”.

 

a. HĐCCĐ:

– Cô cùng trẻ ngồi thành vòng tròn

“Bé trồng lúa” (2-3 lần)

– Cô giới thiệu tên bài thơ

– Hỏi trẻ: Tên bài thơ là gì?

* Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

b.
TCVĐ:

“Gieo
hạt nảy mầm”

– Cô nhắc lại cách chơi

– Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần

c.
Chơi tự do:


Cầu thang leo, bập bênh”

– Cô quan sát, bảo đảm an toàn cho trẻ

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Làm
quen với bài hát “Lớn lên cháu lái máy
cày”

   

– Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả

– Hát cho trẻ nghe

– Cô hát và cho trẻ hát theo cô ( Nhiều lần), Hỏi trẻ:

– Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?

* Chơi kết hợp ở các góc

– Cô quan sát trẻ chơi ở các góc

– Luyện kỷ năng biểu diễn một số bài hát

– Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.

Đánh giá cuối ngày

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chia Sẻ Giáo Án

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho

6962008292172999952