Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?

Trinh nữ hoàng cung là một vị dược liệu trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Thành phần hoạt tính chính của trinh nữ hoàng cung là alcaloid và glucan. Vậy trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trinh nữ hoàng cung được biết đến với tác dụng ức chế sự phát triển của khối u như ung thư cổ tử cung và ung thư tiền liệt tuyến, nhờ vào thành phần alcaloid. Ngoài ra, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm các tác dụng khác của Trinh nữ hoàng cung đối với sức khỏe.

1Trinh nữ hoàng cung là gì?

Trinh nữ hoàng cung chứa hàm lượng alcaloid cao

Trinh nữ hoàng cung chứa hàm lượng alcaloid cao

Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học Crinum latifolium L. (họ Amaryllidaceae), tên thường gọi như náng lá rộng, tỏi tơi lá rộng, tỏi Thái Lan

Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau được trồng rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam) và phía Nam Trung Quốc.

Thành phần hoạt tính chính của Trinh nữ hoàng cung là các alcaloid (crinafoline, crinafolidine, crinamine, crinamidine…) có trong lá và các glucan (glucan A, glucan B) có trong thân rễ.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá của Trinh nữ hoàng cung được dùng để điều trị một số bệnh ung thư như ung thư tử cung, ung thư tiền liệt tuyến.

2Công dụng của Trinh nữ hoàng cung

Hỗ trợ trị ung thư

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u

Trong Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, Trinh nữ hoàng cung được sử dụng để ức chế sự phát triển của khối u, đặc biệt trong ung thư tiền liệt tuyến.[1]

Có nhiều bằng chứng khoa học về tác dụng chống khối u (như ung thư cổ tử cung) của alcaloid crinamine trong dịch chiết lá cây Trinh nữ hoàng cung. Từ đó, thấy được công dụng tiềm năng của Trinh nữ hoàng cung trong phòng ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung.[2]

Một nghiên cứu in vitro đã chứng minh dịch chiết Trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u ở chuột.[3]

Chống oxy hóa

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống oxy hóa

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống oxy hóa

Trong một thử nghiệm in vitro, người ta thấy rằng Trinh nữ hoàng cung có khả năng loại bỏ gốc oxy hóa cao (gốc peroxyl) với giá trị ORAC là 1610 ± 150 µmol TE/g.[4]

Kích thích hệ miễn dịch

Trinh nữ hoàng cung giúp kích thích hệ miễn dịch

Trinh nữ hoàng cung giúp kích thích hệ miễn dịch

Dịch chiết Trinh nữ hoàng cung được chứng minh giúp kích hoạt và kích thích tăng sinh tế bào T của tế bào đơn nhân người và cả trên chuột.[5]

Một nghiên cứu invitro khác cũng thấy rằng dịch chiết Trinh nữ hoàng cung có khả năng điều hòa miễn dịch trong các tế bào đơn nhân máu ngoại vi.[6]

Chống viêm

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống viêm

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống viêm

Dịch chiết Trinh nữ hoàng cung có khả năng chống viêm mạnh trên các tế bào đơn nhân máu ngoại vi bằng cả hai con đường tăng sinh tế bào T và điều hòa miễn dịch các tế bào kích thích bởi mitogen.[5]

Chống virus và ký sinh trùng

Trinh nữ hoàng cung giúp tẩy giun sán

Trinh nữ hoàng cung giúp tẩy giun sán

Một nghiên cứu invitro về hoạt tính tẩy giun sán của hoạt chất phenolic có trong lá Trinh nữ hoàng cung. Kết quả cho thấy phenolic có tác dụng gây độc cho tế bào giun sán.[8]

Nghiên cứu khác đã cung cấp bằng chứng về tác dụng diệt virus gây suy giảm miễn dịch ở người của Trinh nữ hoàng cung. Nguyên nhân là nhờ lectin có trong loài cây này gắn đặc hiệu với mannose, một chất có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, từ đó làm bất hoạt virus gây hại.[9]

Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Trinh nữ hoàng cung giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Trinh nữ hoàng cung giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Nghiên cứu về hoạt tính hóa học của dịch chiết lá Trinh nữ hoàng cung cho thấy dịch chiết này có hoạt tính chống viêm cao thể hiện qua khả năng ức chế sản xuất oxit nitrit và TNF alpha trong tế bào RAW264.7.[10] Ngoài ra, trong dịch chiết này còn có hàm lượng phenolic và lycorine cao, những chất chống oxy hóa có ảnh hưởng đến hoạt động chống viêm. Do đó, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho việc sử sụng Trinh nữ hoàng cung để hỗ trợ làm giảm đau khớp.

3Cách dùng và lưu ý khi sử dụng Trinh nữ hoàng cung

Cách dùng và lưu ý khi sử dụng Trinh nữ hoàng cung

Cách dùng và lưu ý khi sử dụng Trinh nữ hoàng cung

Cách dùng

Tùy vào tình trạng bệnh lý mà Trinh nữ hoàng cung có liều lượng và cách dùng khác nhau.

– Trinh nữ hoàng cung thường được chế biến bằng cách sắc phối hợp với các vị dược liệu khác trong các bài thuốc Y học cổ truyền.

– Bệnh nhân chia uống 2-3 lần/ngày.

Lưu ý

Tác dụng phụ có thể gặp:

– Hạ huyết áp.

– Đau đầu, chóng mặt.

– Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn).

– Khát nước.

Tương tác thuốc:

– Đối với bệnh nhân đang dùng các loại thuốc điều trị khác, nếu muốn dùng Trinh nữ hoàng cung nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

Tránh sử dụng các thực phẩm như đậu xanh, rau muống khi đang uống Trinh nữ hoàng cung.

Thận trọng ở một số đối tượng:

Không dùng Trinh nữ hoàng cung cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thận trọng đối với các bệnh nhân có các bệnh nền về gan, thận.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác dụng của Trinh nữ hoàng cung. Để tối ưu hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng không mong muốn, người bệnh không nên tự ý sử dụng vị dược liệu này mà hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và tuân thủ liều lượng khi dùng.

Nguồn: wikipedia, IMC

Có thể bạn quan tâm:

>>> Điều trị unh thư cổ tử cung hiệu quả 90% nếu phát hiện sớm bệnh

Nguồn tham khảo
  • rinum Latifolium Leave Extracts Suppress Immune Activation Cascades in Peripheral Blood Mononuclear Cells and Proliferation of Prostate Tumor Cells

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3134856/

  • Crinamine Induces Apoptosis and Inhibits Proliferation, Migration, and Angiogenesis in Cervical Cancer SiHa Cells

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6770758/

  • Retarded growth of chemically induced with 20-methylcholanthrene tumours in rats under the action of cold-hot aqueous extracts (decoctions) from Vietnamese plant Crinum latifolium (L.)

    https://scholar.google.com/scholar_lookup?journal:Exp+Pathol+Parasitol&title:Retarded+growth+of+chemically+induced+with+20-methylcholanthrene+tumours+in+rats+under+the+action+of+cold-hot+aqueous+extracts+(decoctions)+from+Vietnamese+plant+Crinum+latifolium+(L.)&author:NTN+Tram&author:I+Yanchev&author:E+Zvetkova&author:J+Dineva&author:E+Katzarova&volume:4&publication_year:2001&pages:9-12&

  • Antioxidant activity of 45 Chinese herbs and the relationship with their TCM characteristics

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18955214/

  • A novel in vitro and in vivo T-lymphocyte activating factor in Crinum latifolium (L.) aqueous extracts

    https://scholar.google.com/scholar_lookup?journal:Exp+Pathol+Parasitol&title:A+novel+in+vitro+and+in+vivo+T-lymphocyte+activating+factor+in+Crinum+latifolium+(L.)+aqueous+extracts&author:NTN+Tram&author:E+Zvetkova&author:E+Nikolova&author:E+Katzarova&author:G+Kostov&volume:3&publication_year:1999&pages:21-26&

  • Aqueous extracts of Crinum latifolium (L.) and Camellia sinensis show immunomodulatory properties in human peripheral blood mononuclear cells

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11710543/

  • A novel in vitro and in vivo T-lymphocyte activating factor in Crinum latifolium (L.) aqueous extracts

    https://scholar.google.com/scholar_lookup?journal:Exp+Pathol+Parasitol&title:A+novel+in+vitro+and+in+vivo+T-lymphocyte+activating+factor+in+Crinum+latifolium+(L.)+aqueous+extracts&author:NTN+Tram&author:E+Zvetkova&author:E+Nikolova&author:E+Katzarova&author:G+Kostov&volume:3&publication_year:1999&pages:21-26&

  • Evaluation of In vitro Anthelmintic Activity, Total Phenolic Content and Cytotoxic Activity of Crinum latifolium L. (Family: Amaryllidaceae)

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3885363/

  • Mannose-specific plant lectins from the Amaryllidaceae family qualify as efficient microbicides for prevention of human immunodeficiency virus infection

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15388446/

  • Effects of Various Preextraction Treatments of Crinum asiaticum Leaf on Its Anti-Inflammatory Activity and Chemical Properties

    https://www.hindawi.com/journals/ecam/2021/8850744/

Theo TTV

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?

10 tháng trước

216