Trình độ giáo dục phổ thông la gì

Trong mẫu hồ sơ xin việc, cụ thể là bản Sơ yếu lý lịch, bạn sẽ gặp phải cụm “trình độ văn hóa”. Vậy trình độ văn hóa là gì? Ghi trình độ văn hóa thế nào là chính xác? Tham khảo bài viết dưới đây của Grabviec.vn để có được câu trả lời chính xác nhé.

Nội dung chính

  • Trình độ văn hóa là gì?
  • Tại sao cần có trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch?
  • Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch
  • Tốt nghiệp Đại học thì ghi mục trình độ văn hóa thế nào?
  • 1. Giáo dục phổ thông là gì?
  • 3. Hệ thống giáo dục phổ thông tại Việt Nam gồm những cấp bậc nào?
  • 4. Mục tiêu và quan điểm của Nhà nước về xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông
  • Video liên quan

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

Bạn hiểu trình độ văn hóa là gì không?

Trình độ văn hóa nghe có vẻ quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa cụ thể thế nào, nhất là những người tìm việc lao động phổ thông, có dân trí thấp. Vậy nên, để Sơ yếu lý lịch được hoàn thiện và chính xác, bạn cần hiểu trình độ văn hóa là gì.

Trình độ văn hóa là gì?

Hiện khái niệm trình độ văn hóa vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục và việc làm, trình độ văn hóa là thuật ngữ chỉ cấp độ học tập của một cá nhân tương ứng theo các bậc học phổ thông gồm tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông và được thể hiện cụ thể trong Sơ yếu lý lịch hay một số giấy tờ, văn bản có liên quan khác yêu cầu khai báo thông tin cá nhân của người thực hiện.

Một số ý kiến cho rằng, cách hiểu trên chưa đúng vì không nêu được ý bao quát. Bởi trình độ văn hóa không được đánh đồng với trình độ giáo dục phổ thông, tức trình độ học vấn. Thay vào đó, thuật ngữ này phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa, là trình trộ phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần của một cá nhân/ nhóm người/ xã hội, bao gồm cả cách lối và lối sống.

Lý do là vì, trong đời sống thực tế, người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao. Một số ít những người đó còn bị coi là thiếu văn hóa, văn hóa kém và ngược lại. Vì vậy, trong Sơ yếu lý lịch, nên chăng cần thay thế cụm “trình độ văn hóa” bằng một từ khác phù hợp hơn, chẳng hạn như trình độ học vấn hoặc trình độ giáo dục phổ thông… để tránh sự nhầm lẫn, đánh đồng dẫn đến hiểu sai nghĩa.

Tại sao cần có trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch?

Việc yêu cầu khai báo trình độ văn hóa/ trình độ học vấn trong Sơ yếu lý lịch hay các giấy tờ khai báo thông tin cá nhân giúp người xem/ đọc bước đầu nắm được trình độ giáo dục của cá nhân liên quan – làm căn cứ ra quyết định như tuyển dụng – xác định hệ số lương, cấp học bổng, đào tạo, nâng cao bậc học…

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

Trình độ văn hóa hiện được xem là trình độ học vấn trong Sơ yếu lý lịch

Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch

Tuy trình độ văn hóa hiện bị đánh đồng với trình độ học vấn nhưng rõ ràng, nếu đã và đang xuất hiện trên các giấy tờ bắt buộc cần kê khai lý lịch thì rõ ràng, người thực hiện cần hiểu đúng và điền đúng.

Tại Phần I. Lịch sử bản thân của mẫu Sơ yếu lý lịch, đôi khi sẽ hiển thị (in) “trình độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn” và bắt buộc phải điền chính xác. Cá nhân đã học qua được cấp bậc học nào thì cần phải ghi vào mục “trinh độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn” tương ứng trong Sơ yếu lý lịch ở cấp bậc học đó. Tức là, phải ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào…, đồng thời, ưu tiên ghi cấp bậc cao nhất. 

Ví dụ:

+ Tốt nghiệp lớp 12 thì ghi 12/12

+ Tốt nghiệp lớp 9 thì ghi 9/10…

Ngoài ra, một số trường hợp cần ghi cụ thể hơn là hệ đào tạo chính quy hay trung cấp nghề…

Mặc khác, tùy vào mục hiển thị trên Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ mà có cách ghi cho phù hợp. Cụ thể:

+ Nếu Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ ghi trình độ văn hóa thì ghi 12/12…

+ Nếu Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ ghi trình độ học vấn thì ghi cấp 2, cấp ba hoặc đại học.

Tốt nghiệp Đại học thì ghi mục trình độ văn hóa thế nào?

Nhiều bạn tốt nghiệp đại học và ghi vào mục trình độ văn hóa là đại học. Như vậy là Sai.

Bởi vì, như đã trình bày ở phần trình độ văn hóa là gì, mục này sẽ được xét trên cấp bậc học trung học phổ thông, bao gồm: mù chữ – tiểu học – THCS – THPT, không bao gồm các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… Do đó, nếu bạn đang hoặc đã học xong đại học hay các bậc học cao hơn tương ứng thì tại mục trình độ văn hóa cũng sẽ chỉ ghi là 12/12 thôi nhé.

Nội dung ghi là cử nhân Quản trị du lịch, Thạc sĩ Kinh tế, Tiến sĩ Luật… sẽ được điền tại mục trình độ chuyên môn, mục này có thể có sẵn trên Sơ yếu lý lịch/ hồ sơ hoặc bạn phải tự chuẩn bị mẫu sơ yếu lý lịch riêng phù hợp.

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

Tùy vào mục hiển thị trên Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ mà có cách ghi phù hợp

Trên đây là định nghĩa trình độ văn hóa là gì, những nhầm lẫn nên được nhìn nhận và chấn chỉnh trong hồ sơ xin việc cũng như cách điền sao cho đúng. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ mang lại nhiều thông tin hay và hữu ích cho bạn.

Hồng Thy

Việc làm giáo dục đào tạo

1. Giáo dục phổ thông là gì?

Giáo dục phổ thông được gọi là General Education viết tắt là Gen Ed.

General: involving or relating to most or all people, things, or places, especially when these are considered as a unit. Được hiểu là những cái có liên quan hoặc ảnh hưởng đến nhau và đến hầu hết mọi người, mọi thứ hoặc mọi nơi đặc biệt là khi nó được quan tâm như là một hệ thống cụ thể. 

Education: the process of teaching or learning, especially in a school or college, or the knowledge that you get from this. Có nghĩa là tiến trình giảng dạy và học tập đặc biệt là trong trường học hoặc đại học hoặc những kiến thức mà bạn có được từ nó. 

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

Nói tóm lại thì giáo dục phổ thông là một hệ thống bao quát gồm các kiến thức và kỹ năng bạn học được từ những cấp học chung nhất của hệ thống giáo dục bao gồm mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.  Hay nói khác đi giáo dục phổ thông là cơ sở và nền tảng để phát triển kiến thức và kỹ năng cho tất cả thế hệ học sinh tại Việt Nam. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang phổ cập giáo dục và tiến tới xóa nạn mù chữ, đáp ứng nhu cầu về 99% dân số Việt Nam biết chữ là điều cơ bản. 

Giáo dục phổ thông bao gồm 4 cấp bậc chính như sau:

– Giáo dục mầm non: là cấp bậc thấp nhất của hệ thống giáo dục phổ thông tại Việt Nam, dành cho trẻ em từ 1 – 5 tuổi. Đây là cấp bậc sơ khai để hình thành bản năng và nhân cách cũng như những giai đoạn đầu tiên của quá trình khám phá thế giới bên ngoài của trẻ. 

– Giai đoạn giáo dục tiểu học: nền tảng về ngôn ngữ và hình thành khả năng tư duy. Đây là độ tuổi mà học sinh dễ tiếp thu và phát triển trí tuệ nhất. Được chia làm 5 lớp học từ lớp 1 đến lớp 5 với giai đoạn chuyển giao giữa cấp mầm non lên tiểu học là lớp 5 tuổi và lớp 1. Ở giai đoạn học tiểu học, học sinh được hình thành những cơ sở nền tảng đầu tiên về tri thức của nhân loại và khả năng tư duy về tiếng việt và toán là chủ yếu. 

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

– Giai đoạn giáo dục trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn vị thành niên của học sinh. Bắt đầu có sự phân hoá và điều kiện học tập tiên tiến hơn. Khai thác sâu hơn các lĩnh vực của đời sống xã hội và quá trình giảng dạy và đào tạo học sinh. Bao gồm hệ thống lớp học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là giai đoạn giáo dục nền tảng của những kiến thức mang tầm cỡ rộng lớn hơn và tiếp cận gần hơn với những môn học đa ngành nghề như khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Bắt đầu có sự phân hoá và chia chuyên ban theo năng lực và khả năng của từng học sinh.

– Giai đoạn giáo dục trung học phổ thông (THPT) đây là giai đoạn hầu như hoàn thiện tất cả về kỹ năng và kiến thức của học sinh trong suốt 12 năm học tập và rèn luyện trong hệ thống giáo dục. Đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thiện nhất về nhân cách và tư duy cũng như bước vào giai đoạn chịu trách nhiệm trước pháp luật (18 tuổi trở lên).

Như vậy, giáo dục phổ thông chính là một hệ thống cấp học cần thiết và quan trọng cho tất cả thế hệ học sinh Việt Nam mà chưa có một hệ thống giáo dục nào có thể thay thế nó. 

CV xin việc đơn giản

Việc đào tạo giáo dục phổ thông là nền tảng bắt buộc của hầu hết con em khi đến tuổi đi học là quyền và nghĩa vụ bắt buộc đối với trẻ em tại Việt Nam. 

Là cơ sở để định hình về triển vọng của thế hệ trẻ, tiềm năng và mầm non tương lai của đất nước. Nó phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội về thực hiện đầy đủ phổ cập giáo dục và đầu tư vào giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia. Tập trung vào việc phát triển và cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho sự phát triển và hành vi thành công của học sinh. 

Việc học giáo dục phổ thông chính là cơ sở để trang bị những kiến thức và kỹ năng rèn luyện cho con người qua nhiều trường lớp để chuẩn bị tốt cho sự thành công trong sự nghiệp tương lai. 

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

Giáo dục phổ thông là nền tảng căn bản nhất để nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên trong tương lai của mình. Trong giáo dục phổ thông cũng đã đề cập đến các kỹ năng mềm và những kỹ năng tối thiểu cần có cho học sinh để chuẩn bị hành trang khi bước ra xã hội. Kỹ năng mềm là những kỹ năng cốt lõi, là thiên hướng và khả năng cần thiết cho tất cả học sinh để trở thành những công dân có đóng góp cho xã hội. 

Giáo dục phổ thông cũng là bước cơ bản đào tạo mà hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay yêu cầu ở ứng viên của mình phải có trình độ học vấn từ THPT trở lên. Có nghĩa là để có thể có những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn thì bắt buộc bạn phải học hết các cấp bậc của giáo dục phổ thông. 

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

Hãy thử tưởng tượng mà xem nếu một ngày tại Việt Nam không còn tồn tại hệ thống giáo dục phổ thông thì học sinh và thế hệ măng non của Việt Nam sẽ đi về đâu. Chưa kể đến việc khi không có giáo dục phổ thông thì hiện tại Việt Nam cũng chưa có một hệ thống giáo dục thay thế nào tốt bằng nó.

Xem thêm: Trả lời cho câu hỏi giáo dục nghề nghiệp là gì chi tiết nhất​ 

3. Hệ thống giáo dục phổ thông tại Việt Nam gồm những cấp bậc nào?

Hệ thống giáo dục phổ thông tại Việt Nam hiện nay bao gồm 4 cấp bậc với những chức năng và nhiệm vụ rõ ràng với từng cấp bậc khác nhau đồng thời hiểu rõ hơn về năng lực của học sinh Việt Nam qua từng giai đoạn khác nhau của độ tuổi.

– Giáo dục mầm non: là hệ thống giáo dục nhỏ nhất và thấp nhất của giáo dục phổ thông giai đoạn này không bắt buộc từ 1 – 3 tuổi. Nhưng từ 4 – 5 tuổi là bắt buộc để cho trẻ em có cơ hội tiếp cận với hình thức giáo dục và giảng dạy trong trường học từ sớm. Tránh bỡ ngỡ khi bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc đời. 

– Giáo dục tiểu học: dành cho học sinh từ 6 tuổi đến 10 tuổi tương đương từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học với các môn học bắt đầu làm quen dành cho học sinh để tiếp cận với phương pháp giáo dục phổ thông tại Việt Nam. Các môn học chủ đạo của hệ thống giáo dục tiểu học đó là tiếng việt, toán, khoa học tự nhiên, lịch sử, khoa học xã hội và hiện nay bắt đầu tiếp cận với tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ ia sau tiếng mẹ đẻ. 

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

– Giáo dục trung học cơ sở (THCS): đây là cấp học bắt đầu có sự phân hoá và kiến thức được nâng cao lên rõ rệt và mức độ khó của kiến thức theo quy chuẩn chung của học sinh Việt Nam. Dành cho học sinh từ 11 tuổi đến 15 tuổi tương đương với lớp 6 đến lớp 9. Là hệ thống giáo dục nhằm phổ cập cho học sinh các kiến thức cần thiết về tự nhiên và xã hội với khả năng nâng cao và số lượng kiến thức đồ sộ hơn. 

– Giáo dục trung học phổ thông (THPT): đây là cấp học cao nhât trong hệ thống giáo dục phổ thông tại Việt Nam. Với cấp học từ lớp 10 đến lớp 12 tương đương với độ tuổi từ 16 tuổi đến 18 tuổi. Bắt đầu có sự phân chia các chuyên ban để định hướng nghề nghiệp và hoàn thiện kỹ năng cũng như nhân cách của bản thân. Bắt đầu có sự định hướng cho tương lai và tiếp cận với những con đường học tập khác nhau được cho là ngã rẽ của cuộc đời. 

Xem thêm: Những năng lực cần có của người giáo viên

4. Mục tiêu và quan điểm của Nhà nước về xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông

– Xây dựng cấp học giáo dục phổ thông nhằm thúc đẩy mục tiêu phổ cập giáo dục và phát triển phẩm chất cũng như năng lực học tập cho học sinh. 

– Nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước. 

Trình độ giáo dục phổ thông la gì

– Kết nối chặt chẽ giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh trong việc tạo nền tảng kiến thức và kỹ năng cho trẻ em. Bổ sung những nguyên tắc và quy định chung về đào tạo và phương pháp giảng dạy có hiệu quả cho hệ thống giáo dục phổ thông và những yêu cầu bức thiết của xã hội về giáo dục phổ thông chất lượng cao và phục vụ cho nguồn nhân lực của xã hội sau này. 

– Đổi mới căn bản và toàn diện cách thức học tập và phương pháp giảng dạy trong nhà trường để phù hợp với xu thế và những đổi mới trong cải cách hệ thống giáo dục phổ thông. 

Thông qua những chia sẻ về giáo dục phổ thông tại Việt Nam hiện nay, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng giáo dục trong xã hội hiện nay. Đồng thời hiểu rõ hơn về giáo dục phổ thông – lựa chọn loại hình giáo dục đúng đắn trong xã hội hiện đại và phát triển. 

Xem thêm: Tìm hiểu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiệu quả

Hiểu rõ về lao động phổ thông và thực trạng về lao động phổ thông tại Việt Nam cũng như cách thức để tuyển dụng lao động phổ thông sẽ có trong bài viết sau đây.

Lao động phổ thông là gì