Trình độ đào tạo và bảng lương giáo viên THPT từ 20/3/2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành đồng thời bốn Thông tư về bổ nhiệm và xếp lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Vậy, giáo viên THPT sẽ được xếp lương mới như thế nào?
Câu hỏi: Tôi nghe nói, sắp tới đây, viên chức sẽ không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa. Vậy quy định này có áp dụng với giáo viên THPT hay không?
Trả lời:
Tiêu chuẩn mới về trình độ đào tạo với giáo viên THPT
Khoản 2 Điều 72 Luật Giáo dục nêu rõ yêu cầu về trình độ được đào tạo của giáo viên THPT như sau:
Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Để quy định cụ thể nội dung này, ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT công lập. Theo đó, cũng giống như giáo viên các cấp khác, việc bổ nhiệm giáo viên THPT phải đáp ứng nhiều yêu cầu mới trong đó có yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Cụ thể, so với quy định hiện nay tại Thông tư liên tịch số 23/2015, yêu cầu về trình độ đào tạo của giáo viên THPT thay đổi như sau:
Giáo viên
Thông tư liên tịch số 23 năm 2015
Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT
Hạng I
– Bằng tốt nghiệp thạc sỹ đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy trở lên.
– Phó hiệu trưởng có thể thay bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
– Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc nếu vị trí việc làm yêu cầu.
– Giáo viên dạy ngoại ngữ: Chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3.
– Chứng chỉ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
– Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng I.
– Bằng thạc sỹ ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên hoặc bằng thạc sỹ chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy trở lên hoặc bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên;
– Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng I.
Hạng II
– Bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
– Trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc nếu vị trí việc làm yêu cầu.
– Giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2.
– Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
– Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II.
– Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên.
– Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì yêu cầu bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT.
– Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II.
Hạng III
– Bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
– Trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc nếu vị trí việc làm yêu cầu.
– Giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2.
– Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
– Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên.
– Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT;
– Chứng chỉ bồi dưỡng chuẩn chức danh giáo viên THPT hạng III.
– Giáo viên mới tuyển dụng phải có chứng chỉ bồi dưỡng trong vòng 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
Có thể thấy, từ ngày 20/3/2021 tới đây, giáo viên THPT sẽ không còn cần chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc (nếu yêu cầu) và chứng chỉ tin học. Riêng giáo viên dạy ngoại ngữ còn được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai.
Đồng thời, Thông tư mới cũng không còn giới hạn chỉ phó hiệu trưởng phải có bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mà các bằng cấp thay thế khác của giáo viên THPT hạng I ngoài bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên là:
– Bằng thạc sỹ ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên.
– Bằng thạc sỹ chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy trở lên.
– Bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên.
Riêng giáo viên hạng II và hạng III, yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải là chứng chỉ dành cho giáo viên THPT (quy định hiện nay đang chỉ yêu cầu là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm).
Như vậy, so với quy định hiện nay, giáo viên THPT đã được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và phải đáp ứng một số yêu cầu mới.
Trình độ đào tạo và bảng lương giáo viên THPT từ 20/3/2021 (Ảnh minh họa)
Câu hỏi: Chào Vanbanluat. Hiện tôi đang là giáo viên THPT. Dạo gần đây, tôi thường hay thấy thông tin về lương của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS trên báo, đài nhưng lương của giáo viên THPT chúng tôi lại không được đề cập đến. Vậy cho tôi hỏi, sắp tới đây, lương giáo viên THPT sẽ thế nào?
Trả lời:
Giáo viên THPT công lập được xếp lương thế nào?
Mặc dù có sự thay đổi trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đã nêu ở trên nhưng về hạng và mã số, theo quy định tại Điều 2 Thông tư 04 năm 2021, giáo viên THPT vẫn gồm hạng III mã số V.07.05.15, hạng II mã số V.07.05.14 và hạng I mã số V.07.05.13.
Có thể thấy, so với quy định hiện nay tại Thông tư liên tịch số 23 năm 2015, mã số và hạng của giáo viên THPT không có sự thay đổi. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 04, các trường hợp bổ nhiệm giáo viên THPT được quy định như sau:
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được xếp hạng chức danh nghề nghiệp tương đương theo quy định tại Điều 2 Thông tư này
Cụ thể, cách xếp lương của giáo viên THPT được nêu tại Điều 8 Thông tư 04:
– Giáo viên THPT hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 – 4,98;
– Giáo viên THPT hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 – 6,38;
– Giáo viên THPT hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 – 6,78.
Theo đó, lương của đối tượng này được nêu tại bảng dưới đây:
Bảng lương giáo viên THPT từ ngày 20/3/2021 (Ảnh minh họa)
Trên đây là những phân tích liên quan đến lương giáo viên THPT từ ngày 20/3/2021. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi tại đây. Các chuyên gia pháp lý của hieuluat.vn sẽ hỗ trợ bạn câu trả lời trong vòng 24h giờ làm việc, nếu câu hỏi đầy đủ thông tin.