Trình bày khái niệm văn hóa ẩm thực là gì? Nêu một số ví dụ cụ thể – ACC GROUP

1. Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực bao gồm toàn bộ môi trường văn hóa dinh dưỡng của con người, như cách trang trí và cách thức ăn uống, nghi thức và nghi lễ, thực phẩm như biểu tượng của sự tinh khiết hay tội lỗi, hoặc đặc sản khu vực và do đó nhận dạng văn hóa. Kể từ thời cổ đại, thực phẩm luôn luôn có liên hệ với địa vị xã hội, quyền lực chính trị và tôn giáo (xem thêm xã hội học dinh dưỡng).

Ngày nay, trong nhiều nền văn hóa, cái nhìn sâu sắc vào bối cảnh liên quan đến sức khỏe hơn là các quy tắc nhịn ăn xác định các nỗ lực ăn uống điều độ. Đồng thời, sự vội vã và do đó các món ăn làm sẵn và thức ăn nhanh chiếm ưu thế trong cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh đó, lối sống này thường bị chỉ trích là đánh mất văn hóa thực phẩm. Bởi vì thường không có các bữa ăn cố định: chúng được thay thế bằng một số bữa “ăn vặt” phân bổ cả ngày.

Nghiên cứu khoa học về văn hóa ẩm thực được thực hiện bởi nghiên cứu thực phẩm theo văn hóa dân gian, lịch sử văn hóa và xã hội học dinh dưỡng.

2. Đặc trưng Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hòa Đồng Trong Đa Dạng

Ẩm thực Việt Nam có sự giao lưu, tiếp biến với các quốc gia khác nhưng biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị của người dân bản địa. Điều này được thể hiện rất rõ qua cách cải biến nhiều món ăn cho phù hợp với khẩu vị theo từng vùng miền.

Sử Dụng Ít Chất Béo

Đa số các món Việt được chế biến từ nguyên liệu rau củ, ít béo, không dùng nhiều chất đạm từ thịt hay dầu mỡ. Các món Việt đa số không gây ngán và tốt cho sức khỏe.

Hương Vị Đậm Đà

Món ăn Việt Nam được kết hợp từ nhiều loại gia vị như nước mắm, tiêu, muối…, hay ăn kèm với các loại rau thơm, húng quế, tía tô, ngò…

Tổng Hòa Nhiều Chất Và Vị

Món ăn Việt có sự tổng hòa của nhiều hương vị. Một trong những món ăn điển hình phải kể đến là gỏi. Bạn sẽ bắt gặp tất cả các vị chua, cay, mặn, ngọt, giòn, dai…

Ngon Và Lành

Món Việt còn chú trọng hài hòa yếu tố âm – dương để cân bằng cho cơ thể đồng thời tăng hương vị. Trong bữa ăn của người Việt luôn có rất nhiều món khác nhau để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể hơn.

Tính Cộng Đồng

Tính cộng đồng của người Việt thể hiện rất rõ trong từng bữa ăn. Chẳng hạn như, mọi người sẽ cùng nhau chấm chung 1 chén nước mắm.

Hiếu Khách

Người Việt rất hiếu khách trong ăn uống. Họ thường mời khách đến là ăn cơm. Trước bữa ăn thường mời nhau.

Dọn Thành Mâm

Người Việt sẽ dọn tất cả các món ăn lên mâm, không quan trọng việc lên món nào trước, món nào sau như người phương Tây.

Bữa Ăn Gia Đình

Bữa ăn của gia đình người Việt thường có mặt của nhiều thế hệ, là nơi thể hiện văn hóa gia đình. Bữa ăn thường 3 – 5 món (món mặn, món canh, món xào, món cuốn). Một ngày, người Việt thường ăn 3 – 4 bữa.

3. Đặc Trưng Món Ăn 3 Miền

Miền Bắc

Khẩu vị của người miền Bắc thường ít mặn, hơi nhạt, ít đắng, ít cay, ít ngọt và vị chua vừa phải.

Gia vị sử dụng trong nấu nướng thường là cơm mẻ, giấm, nước tương, nước mắm, tương bần, mắm tôm, riềng, nghệ, khế, sấu, tía tô, kinh giới…

Người miền Bắc chuộng các món có nước dùng như phở, bún. Một số món ăn nổi tiếng của miền Bắc như phở, bánh đa cua Hải Phòng, tương bần Hưng Yên, chả cá Lã Vọng, cốm Vòng, bún thang, giả cầy, ốc bung…

Miền Trung

Khẩu vị của người miền Trung đậm đà, cay nhiều, ngọt vừa, ít chua.

Người miền Trung thường sử dụng các loại gia vị như đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, muối, ớt bột, quế chi, nước mắm, mắm ruốc, mắm mực, củ nén, lá giang, lá ổi… Đa số người miền Trung thường thích các món ăn từ hải sản, chú ý đến cách bảo quản thực phẩm và yêu thích món ăn cung đình.

Các món ăn đặc trưng bánh bèo tôm cháy, bún suông cua gạch, cơm hến, mì Quảng, bún bò Huế…

Miền Nam

Người miền Nam sử dụng vị ngọt của đường trong hầu hết các món ăn của mình. Bên cạnh đó, dừa tươi, nước cốt dừa cũng được sử dụng để làm tăng vị béo cho món ăn.

Trong bữa ăn của người miền Nam lúc nào cũng có canh. Trong đó, canh chua chính là món ăn đặc trưng của Nam Bộ. Với đặc trưng là vùng đất được khẩn hoang sau này, thiên nhiên ưu đãi, người dân luôn sử dụng mọi thứ xung quanh để đem vào bữa ăn thậm chí là loại côn trùng hay động vật hoang dại như đuông dừa, dế cơm, chuột đồng, rắn…

Trong mâm cỗ của người miền Nam thường có 3 mâm bánh ngọt. Người miền Nam thường ăn các loại bánh như bánh bò, bánh trái nhãn, bánh tai yến, bánh ít nhân đồng, nhân dừa, bánh chuối nướng…

Với nguồn thủy hải sản dồi dào, ngoài sử dụng tươi sống, người miền Nam còn nổi tiếng với các món khô, mắm như khô cá lóc, cá sặc, mắm cá linh, mắm ba khía…