Triệu chứng của cảm lạnh, hướng dẫn điều trị cảm lạnh nhanh khỏi
Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cực kỳ phổ biến, thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ có sức đề kháng kém. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có khá nhiều người nhầm lẫn triệu chứng của bệnh này và không biết cách điều trị sao cho hiệu quả.
Mục Lục
Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là bệnh lý xảy ra khi cơ thể bị virus tấn công vào đường hô hấp trên.
Bệnh cảm lạnh mặc dù không quá nguy hiểm. Nhưng lại gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người mắc với các triệu chứng rõ rệt như hắt hơi; sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và đau mỏi người.
Cảm lạnh là bệnh lý xảy ra khi virus tấn công vào đường hô hấp trên
Hầu hết bệnh nhân cảm lạnh đều tự phục hồi và khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh vẫn có thể kéo dài hơn đối với những người hút thuốc hay có hệ miễn dịch yếu.
Nguyên nhân cảm lạnh là gì?
Có rất nhiều loại virus khác nhau là nguyên nhân phát bệnh cảm lạnh; nhưng phổ biến nhất vẫn là Rhinovirus. Đó cũng là cũng là nhóm virus kích thích những đợt hen cấp tính và có liên quan mật thiết đến các trường hợp nhiễm trùng xoang hay tai.
Virus cảm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền nhanh chóng qua giọt bắn trong không khí mỗi lúc người bệnh ho; hắt hơi hoặc nói. Hơn nữa, người bình thường cũng rất dễ lây bệnh này nếu dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân cúm; chẳng hạn như khăn, đồ chơi hoặc điện thoại.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh?
Các nhà khoa học đã nhận thấy một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tuổi tác:
Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cao do sức đề kháng của các bé còn yếu; chưa có khả năng chống lại các tác nhân gây hại thông thường.
- Hệ miễn dịch:
Những người đang mắc phải bệnh lý mãn tính hoặc có hệ miễn dịch kém; suy dinh dưỡng có khả năng bị cảm lạnh cực cao.
- Thời tiết:
Mùa thu và mùa đông thời điểm khí hậu thường xuyên thay đổi thất thường. Đây cũng là lúc trẻ em và người lớn dễ bị cảm lạnh nhất.
- Hút thuốc:
Những đối tượng thường xuyên hút hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá; cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Trẻ dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị cảm lạnh
Triệu chứng và biến chứng bệnh cảm lạnh
Việc nhận biết rõ biến chứng và triệu chứng cảm lạnh sẽ giúp chúng ta chủ động điều trị bệnh sớm nhất; để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Triệu chứng cảm lạnh
Triệu chứng cảm lạnh thông thường sẽ xuất hiện sau khoảng từ 1–3 ngày tính từ thời điểm nhiễm virus và có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có những dấu hiệu lâm sàng như sau:
-
Chảy nước mũi hoặc có hiện tượng nghẹt mũi liên tục.
-
Viêm họng gây đau, khó nhai nuốt.
-
Ho, nhất là vào buổi tối và sáng sớm.
-
Đau nhức cơ thể hoặc đau đầu nhẹ.
-
Hắt xì.
-
Sốt nhẹ, khó chịu trong người.
Chú ý: Dịch và chất nhầy ở mũi của người bệnh có thể trở nên đặc và có màu sắc hơi khác; chẳng hạn như màu vàng, xanh lá cây. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đó là biểu hiện bình thường khi nhiễm virus; không phải là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
Biến chứng cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh là bệnh không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh đã xảy ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe khi không điều trị kịp thời, đúng cách.
Bệnh cảm lạnh nếu không điều trị tốt vẫn có thể gây ra biến chứng
Các biến chứng bệnh có thể bao gồm:
- Hen suyễn:
Cảm lạnh có thể làm kích hoạt các đợt hen suyễn cấp tính ở những người mắc bệnh này.
- Viêm tai giữa:
Viêm tai giữa còn gọi là nhiễm trùng tai cấp tính. Khi bị cảm, virus hoặc vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ. Dẫn đến hàng loạt triệu chứng khó chịu như đau nhức tai, dịch mũi màu xanh hoặc vàng, sốt nhẹ..
- Viêm xoang cấp tính:
Bệnh cảm lạnh nếu như không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng viêm và nhiễm trùng xoang cấp tính.
- Nhiễm trùng thứ cấp khác
: Trong một số ít trường hợp, bệnh cảm lạnh cũng có thể gây ra biến chứng viêm họng liên cầu khuẩn; viêm phổi hay viêm phế quản.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Với bệnh cảm lạnh, bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên những biểu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh khởi phát do vi khuẩn hoặc tác nhân khác; người bệnh sẽ cần chụp X-quang hoặc thực hiện thêm một số xét nghiệm; để loại trừ chính xác các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cảm lạnh?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như các dấu hiệu biểu hiện khi bạn bị cảm lạnh; mà bạn có thể áp dụng biện pháp điều trị cảm lạnh tại nhà bằng mẹo dân gian hoặc dùng thuốc tân dược.
Mẹo dân gian điều trị cảm lạnh
Mẹo dân gian điều trị bệnh tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ; chưa gây ra biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa này kết hợp với việc dùng thuốc để gia tăng hiệu quả điều trị.
Vệ sinh mũi sạch sẽ
Bệnh cảm lạnh khiến mũi thường xuyên có cảm giác khó chịu do nghẹt mũi, chảy dịch mũi hay ngứa mũi. Lúc này, việc vệ sinh mũi sạch sẽ có thể giúp người bệnh ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi. Để làm sạch mũi, tốt nhất bạn nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý.
Vệ sinh mũi sạch sẽ có thể đẩy lùi triệu chứng ngạt mũi do cảm lạnh gây ra
Súc miệng bằng muối loãng
Nước muối loãng được xem là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời. Bởi muối có tính sát khuẩn, sát trùng cực cao, có thể loại bỏ đáng kể vi khuẩn. Súc miệng nước muối để vệ sinh miệng và họng không chỉ làm dịu nhanh chóng cơn đau rát họng; mà còn giúp kháng viêm hiệu quả. Bởi vậy, người bị cảm lạnh nên súc miệng đều đặn 2 lần hàng ngày với dung dịch nước muối loãng để nhanh khỏi bệnh.
Tắm nước nóng bằng vòi sen
Việc tắm nước nóng dưới vòi sen là mẹo thường được nhiều người sử dụng giúp bổ sung hơi nước; giữ ẩm và thông mũi, nhờ đó khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cảm lạnh tuyệt đối không được tắm nước lạnh. Vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Uống nhiều nước ấm
Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại mang đến rất nhiều công dụng đối với việc điều trị cảm lạnh. Như làm tan đờm, giảm triệu chứng ho và làm dịu cơn đau họng. Người bệnh cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước ấm để làm tăng cường hiệu quả trị bệnh.
Dùng tinh dầu
Tinh dầu tràm, bạc hà hay long não,… đều sở hữu công dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh cảm lạnh thông thường. Người bệnh chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vị trí dưới mũi sẽ giúp thông mũi, giảm thiểu cảm giác khó chịu ở mũi. Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể được bôi vào lòng bàn chân; thái dương hoặc thậm chí là hòa với nước tắm để trị cảm lạnh.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Người bị cảm lạnh cũng nên sử dụng mẹo chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn; để giảm bớt khó chịu ở vùng mũi. Nếu chườm khăn nóng có thể giúp làm giảm thiểu áp lực phần xoang mũi và khiến lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn; thì chườm lạnh lại khiến các mạch máu ở khu vực xoang mũi co lại, giúp giảm đau tức thì.
Kê cao gối khi ngủ
Khi nằm xuống, triệu chứng cảm lạnh thường có xu hướng gia tăng, nhất là tình trạng ngạt mũi. Bởi vậy, việc kê cao gối khi ngủ sẽ giúp sẽ giúp người bệnh hít thở dễ dàng và thoải mái hơn. Do dịch mũi không bị chảy ngược lên, từ đó giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi đêm.
Việc kê cao đầu khi ngủ giúp người bị cảm lạnh hít thở dễ dàng hơn
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Khi bạn bị cảm lạnh, các triệu chứng bệnh sẽ khiến cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, vì đây là một bệnh lý thông thường nên có khá nhiều chủ quan; vẫn làm việc gắng sức trong thời gian nhiễm bệnh. Điều này không chỉ khiến bệnh lâu khỏi hơn mà còn có nguy cơ tái phát cao.
Chính vì vậy, khi bị cảm lạnh, người bệnh hãy tạm gác công việc sang một bên; dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, dưỡng sức. Một chế độ ăn uống kết hợp với ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều năng lượng hơn; từ đó làm tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
Hạn chế ra ngoài
Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch tương đối lớn. Bởi vậy, khi bị cảm lạnh các bác sĩ luôn khuyên người bệnh nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời thì hãy chú ý đeo khẩu trang; quàng khăn và mặc quần áo giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.
Điều trị cảm lạnh bằng thuốc
Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào có thể tiêu diệt các virus gây bệnh cảm lạnh. Người bệnh cần ghi nhớ, thuốc kháng sinh hoàn toàn không thể chống lại virus. Vì vậy bạn không nên sử dụng nó nếu không bị nhiễm khuẩn.
Phương pháp điều trị cảm lạnh chủ yếu là dùng thuốc nhằm làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Cụ thể:
Thuốc giảm đau: Gồm Paracetamol (Hapacol), Ibuprofen và Naproxen. Các thuốc này sẽ giúp người bệnh thuyên giảm các tình trạng đau do cảm lạnh gây ra; chẳng hạn như đau cơ, đau đầu, đau họng, đau tai.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi là một loại thuốc thường được áp dụng để điều trị cảm cúm, cảm lạnh. Tác dụng của nó là giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi bằng cách thu hẹp các mạch máu trong niêm mạc mũi. Nhờ đó mà các mô bị sưng co lại và giảm sản xuất chất nhầy; giúp người bệnh hít thở dễ dàng. Ngoài ra, nhóm thuốc thông mũi cũng có khả năng làm khô chất nhầy trong hội chứng chảy dịch sau.
Người bị cảm lạnh nên sử dụng thuốc xịt mũi để giảm triệu chứng ngứa, ngạt mũi
Thuốc thông mũi có thể điều chế dưới dạng viên uống, thuốc xịt và thuốc nhỏ. Nhìn chung, tất cả các dạng này đều không nên dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống. Một số hoạt chất thường có trong thuốc thông mũi là: Oxymetazoline, Phenylephrine và Pseudoephedrine.
Thuốc hạ sốt không kê toa: Gồm acetaminophen hoặc ibuprofen giúp giảm bớt các triệu chứng sốt do cảm lạnh gây ra.
Thuốc giảm ho
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể con người giúp đẩy vi trùng và chất nhầy ra môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, việc ho liên tục có thể ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, các thuốc giảm ho cũng có thể cần đến nếu người bị cảm lạnh xuất hiện cơn ho dai dẳng; gây ra những tác động xấu đến giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày của bạn.
Các thuốc giảm ho hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn các xung thần kinh gây ra phản xạ ho; từ đó giúp giảm cơn ho tức thì. Thông thường, người bệnh cảm lạnh; đặc biệt là trẻ nhỏ, thường ho rất nhiều về ban đêm. Do đó, việc sử dụng thuốc giảm ho trước giờ đi ngủ là cần thiết để.
Một số loại thuốc giảm ho thường được áp dụng cho người bị cảm lạnh là: Codein, Calyptin, Pholcodine, Dextromethorphan, Neo-codion, Chericof và Eucalyptine.
Thuốc long đờm
Các thuốc long đờm như Ambroxol, Bromhexin và Natribenzoat có khả năng làm loãng chất nhầy trong họng; giúp người bị cảm lạnh ho dễ dàng hơn. Hoạt chất phổ biến có trong nhóm thuốc này guaifenesin.
Người bị cảm lạnh có thể dùng thuốc Bromhexin để giúp long đờm
Chú ý: Khi sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn trên nhãn thuốc hay của của dược sĩ, bác sĩ. Bởi thuốc Tây nếu dùng không đúng cách rất dễ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Bị cảm lạnh cần gặp bác sĩ khi nào?
Người lớn bị cảm lạnh cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị nếu đã sử dụng thuốc vài ngày mà không khỏi; thậm chí còn xuất hiện các triệu chứng nặng như:
-
Sốt cao trên 38,5 độ C liên tục trên 5 ngày hoặc đột ngột bị sốt lại sau một thời gian ngừng sốt.
-
Thường xuyên có triệu chứng khó thở, thở khò khè.
-
Đau họng hoặc đau đầu nhiều, kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
-
Có biểu hiện bệnh xoang nghiêm trọng.
Đối với bé bị cảm lạnh, bạn nên theo dõi trẻ thường xuyên. Do khi trẻ mắc bệnh sẽ nguy hiểm hơn so với người lớn. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh cảm lạnh có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi bé có các triệu chứng nghiêm trọng sau:
-
Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi có triệu chứng sốt trên 38 độ C.
-
Tình trạng sốt tăng theo thời gian hoặc kéo dài trên 2 ngày.
-
Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ không được cải thiện, thậm chí còn trầm trọng hơn.
-
Trẻ có dấu hiệu ho, khó thở, thở khò khè.
-
Chán ăn, mệt mỏi dẫn đến sụt cân.
-
Đau tai, nhức đầu.
-
Ngủ li bì, rối loạn ý thức.
Trẻ bị cảm lạnh nếu sốt trên 38 độ cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị
Cách phòng ngừa và giảm triệu chứng cảm lạnh
Thời kỳ chuyển mùa là lúc mà thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột. Đây chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể con người để gây bệnh; nhất là những ai có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Vì vậy, để tránh bị cảm lạnh, bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
-
Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên mỗi ngày với với nước rửa tay chuyên dụng hoặc xà phòng sát khuẩn.
-
Không sử dụng chung đồ với người khác, nhất là những người đang bị lạnh. Nếu cần tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ.
-
Vệ sinh nhà cửa, nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian luôn thoáng mát. Ngoài ra, đồ dùng trong nhà, nhất là đồ chơi của trẻ cũng cần được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.
-
Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật bằng cách ăn uống khoa học, rèn luyện thể lực thường xuyên và uống nhiều nước.
Cảm lạnh là bệnh hô hấp phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ luôn khuyên người bệnh hãy đến bệnh viện khi các biểu hiện bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, ngay cả khi đã sử dụng thuốc trong nhiều ngày.