Triệt tận gốc câu điều ước (Wish) cho IELTS với 100 bài tập kèm đáp án – Trung tâm luyện thi IELTS Tố Linh

Chào các bạn, câu điều ước (WISH) dễ khiến các bạn nhầm lẫn cách chia các thì, động từ đúng không? Hôm nay Linh sẽ chia sẻ cho các bạn 100 bài tập kèm đáp án cho dạng câu điều ước này giúp các bạn hiểu rõ hơn cách sử dụng và tránh những lỗi sai trong bài thi viết IELTS nhé! Linh hy vọng các bạn sẽ học thật tốt và thu nạp được các kiến thức cơ bản một cách chắc chắn nha!

Nếu các bạn mong muốn được thực hành ngay và luôn đối với các bài tập ngữ pháp trong IELTS cùng các chia sẻ hữu ích các kỹ năng trong IELTS ngoài các tài liệu online Linh đã chia sẻ, tại sao các bạn không thử ngay khóa học IELTS khi đăng ký tại page IELTS Tố Linh nhỉ? Linh luôn chào các các bạn ghé thăm và chinh phục IELTS cùng Linh nhé!

Chúng ta cùng vào bài nhé!

Future wish (ước muốn ở tương lai)

CẤU TRÚC: 

  • S + wish + S + would/could + V(inf) + O.
  • If only + S + would/ could + V (inf) + O

Eg: 

  • I wish I would be an astronaut in the future.
  • Tom wishes he could visit Paris next summer.
  • If only I would take the trip with you next Sunday.

Present wish (ước muốn ở hiện tại)

CẤU TRÚC: 

  • S  + wish  + S + V-d/ed + O
  • S  + wish  + S + Were  +  adj / n
  • S  + wish  + S + Could +  V (inf)

Eg:

  • I wish I were rich  (but I am poor now).
  • I can’t swim. I wish I could swim.
  • If only Ben were here (but Ben isn’t here. I wish he were here)
  • We wish that we didn’t have to go to class today (we have go to class).

Past wish (ước muốn ở quá khứ)

CẤU TRÚC:

  • S  + wish  + S  +  had + V-d/ed + O
  • S  + wish  + S  +  had +  could have + V- d/ed + O

Eg:

  • I wish I hadn’t failed my exam last year. (But I failed my exam)
  • She wishes she had had enough money to buy the house. (she didn’t have enough money to buy it)
  • If only I had met her yesterday. (But I didn’t meet her)
  • She wishes she could have been there. (But she couldn’t be there)

Lưu ý: Mệnh đề đi sau “wish” phải giảm thì

Nguyên tắc giảm thì là chỉ việc lấy động từ gần chủ từ nhất lùi về 1 cột (nếu là bất quy tắc) và thêm “ed” nếu là động từ bình thường. Nhưng nhớ là đối với “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi dù số ít hay số nhiều.
” He is…=> he were”
Nói lý thuyết thì mơ hồ nhưng trong thực tế các bạn chỉ cần nắm vững 2 kỹ năng làm bài ứng với 2 dạng đề thường cho của “WISH”

Dạng 1: Chia động từ trong mệnh đề đi sau “wish”
Dạng này có 2 hình thức là chia động từ trong ngoặc hoặc trắc nghiệm. Tuy vậy cách thức làm vẫn giống nhau.
Cách làm như sau: Giảm thì, tức là tưởng tượng khi chưa có “wish” thì ta chia động từ trong câu đó như thế nào, rồi chỉ việc giảm thì xuống là xong.
Ví dụ:  I wish I (can) go out. Bình thường là dùng “can”, giảm xuống 1 cột thành “could” => I wish I could go out.

Dạng 2: Viết lại câu dùng wish
Dạng này tùy theo mức khó dễ được chia làm 3 cấp độ
Cấp độ 1: Đây là loại dễ nhất, khi làm chỉ việc viết ngược lại câu đề và giảm thì là xong
Ví dụ:

  • I don’t have a dog. (tôi không có 1 con chó) I wish…..

Ước ngược lại: I wish I had a dog. (tôi ước gì tôi có 1 con chó)

  • I can’t swim. (tôi không biết bơi) I wish…..

Viết ngược lại: I wish I could swim. (tôi ước gì tôi biết bơi)

Cấp độ 2: Cấp độ này khó hơn và thường bao gồm mệnh đề.
Cách làm:
Chọn 1 mệnh đề chủ yếu làm giống như trên cấp độ 1 còn mệnh đề còn lại biến thành “to  inf”.
Ví dụ:

  • I can’t have my bike repaired because I don’t have enough money. (tôi không thể sửa xe vì không đủ tiền). I wish…..

-> I wish I had enough money to have my bike repaired. (tôi ước có đủ tiền để sửa xe)

Cấp độ 3: Đây là cấp độ khó nhất đòi hỏi phải hiểu nguyên lý sâu xa của cấu trúc này
Chỉ sự mong muốn của người nói, bạn cứ đọc lên và thấy người nói muốn gì (hoặc không muốn gì) thì ta chọn chính động từ thể hiện ý muốn đó làm động từ chính
Ví dụ:

  •  It is nice to get good marks (nó thì tuyệt khi được điểm cao) vậy là ta thấy người nói muốn có điểm cao (get…..) nên ta chọn động từ này làm động từ chính, còn các yếu tố khác bỏ hết.
    -> I wish I got good marks.
  • It is boring to sit here (ngồi đây chán quá) -> người nói không muốn ngồi đây (sit)
    -> I wish I didn’t sit here (tôi không muốn ngồi đây)
  • Đối với câu mệnh lệnh thì bạn phải dùng chủ từ “you”

Ví dụ:

  •  go out! (đi ra!) -> tôi muốn bạn đi ra
    -> I wish you went out
  •   I like to pass the exam (tôi muốn thi đậu)
    -> I wish I didn’t pass the exam (sai) vì ước muốn của người đó là thi đậu chứ đâu phải thi trượt => I wish I passed the exam (đúng).
    Câu này nếu bạn nào máy móc theo kiểu cấp độ 1 thì sẽ sai ngay

Bây giờ câu điều ước (WISH) đã “dễ thở” hơn rồi đó các bạn! Thông qua bài viết này, Linh không muốn các bạn sẽ còn mắc phải những lỗi nhỏ với mẫu câu này nha! Tất nhiên trong IELTS Grammar của chúng ta đâu chỉ có mỗi dạng câu này đúng không? Vậy thì Linh xin mời các bạn vào ngay luyện thi IELTS Grammar online để học thêm những cấu trúc văn phạm mới nhằm củng cố kiến thức thật chắc và biến IELTS thành “dễ như trở bàn tay” nha!

Chúc các bạn học tốt!
Trần Tố Linh