Triết lý kinh doanh và vai trò đối với doanh nghiệp

Chúng ta thường nghe nói về tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp. Vậy còn triết lý kinh doanh thì sao? Định nghĩa và vai trò của chúng là gì? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Khái niệm triết lý kinh doanh

Triết lý vốn là phạm trù sâu rộng và khó nắm bắt. Tuy nhiên triết lý kinh doanh lại không quá khó hiểu. Cụm từ này chỉ một hệ thống các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp đặt ra, cũng như hướng đến trong suốt quá trình hình thành, định hướng và phát triển của mình.

Khác với chiến lược phát triển, triết lý kinh doanh không mang nhiều yếu tố chiến thuật và yêu cầu logic, khoa học. Triết lý kinh doanh thiên về giữ vững những giá trị cốt lõi và tạo nên bản sắc của doanh nghiệp. Nói cách khác, một doanh nghiệp muốn phát triển cần có chiến lược đúng đắn dựa trên những nguyên tắc, triết lý mà mình đặt ra.

triết lý kinh doanh

Vai trò của triết lý kinh doanh

Là giá tri cốt lõi tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Triết lý phản ánh đúng tinh thần và ý thức của một doanh nghiệp, đồng thời khiến nó trở thành tư tưởng chung và tạo nên các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Giá trị này ảnh hưởng đến việc cơ cấu và hình thành văn hóa công sở.

Một doanh nghiệp có triết ký kinh doanh sâu sắc và tích cực sẽ tạo nên môi trường, văn hóa công sở lành mạnh. Giá trị cốt lõi thường ăn sâu vào mỗi doanh nghiệp, dù tái cơ cấu và thay đổi nhân sự, các phòng ban,… tư tưởng chủ đạo của doanh nghiệp vẫn sẽ không lung lay và thay đổi.

Tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp

Định hướng về tinh thần và ý thức góp phần tạo nên bản sắc và phong cách vận hành riêng của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến các quy chuẩn hành vi, quy trình làm việc, xử lý vấn đề của công ty. Một doanh nghiệp có bản sắc và phong cách đặc thù sẽ trở nên nổi bật và không bị đối thủ làm cho lu mờ.

Định hướng việc đào tạo, phát triển nhân lực

Triết lý kinh doanh ảnh hưởng đến cả việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – một trong các yếu tố then chốt của sự phát triển doanh nghiệp.

Triết lý gồm hệ thống những nguyên tắc này tác động đến cách doanh nghiệp đào tạo nhân sự, định hướng tác phong một nhân viên chuẩn mực. Điều này tạo nên tác phong, phong thái riêng của đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó, triết lý kinh doanh bao gồm cả việc trang bị cho đội ngũ nhân sự những kiến thức về lý tưởng, định hướng phát triển của bản thân và công ty.

triết lý kinh doanh

Tạo nên sức mạnh tổng thể của doanh nghiệp

Khi một tập thể thấm nhuần triết lý kinh doanh và nguyên tắc làm việc, hành xử, họ có điểm tương đồng và gắn kết với nhau ở mức độ nhất định. Đây là nền tảng tạo nên sức mạnh tổng thể vững chắc của doanh nghiệp. Khi một tập thế cùng hướng đến một đích đến, hoạt động đồng lòng và đồng nhất, doanh nghiệp mới vận hành một cách trơn tru và hiệu quả.

Định hướng phát triển doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh tạo nên tiền đề cho những mục tiêu, nổ lực và nguyên tắc làm việc để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Với triết lý đúng đắn, việc lập chiến lược và kế hoạch phát triển sẽ nhất quán và hiệu quả hơn. Chiến lược đi ngược lại với triết lý kinh doanh sẽ tạo nên mâu thuẫn và lổ hỏng vận hành lớn khó có thể bù đắp.

Có thể thấy, việc xây dựng triết lý kinh doanh ảnh hưởng lớn đến việc phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Nếu bạn muốn bắt tay tạo dựng sự nghiệp riêng, đặt ra triết lý kinh doanh và tạo lập chiến lược phát triển là bước không thể bỏ qua