Triết lý kinh doanh là gì? Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
Mục lục
Đối với một doanh nghiệp, dù là kinh doanh sản phẩm gì, theo phương thức nào thì việc xây dựng một triết lý kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Triết lý kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp gây dựng được thương hiệu, niềm tin trong lòng khách hàng mà nó còn chính là những tổng quan các giá trị mà doanh nghiệp đó mang lại. Để có cái nhìn rõ nét hơn nữa, trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem triết lý kinh doanh là gì mà nó lại được xem là nền tảng xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.
Mục Lục
1. Triết lý kinh doanh là gì?
Như các bạn đã biết, trong quá trình xây dựng – sản xuất và hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đề ra cho mình một triết lý kinh doanh. Đây được hiểu là một phương tiện để doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích dẫn dắt nhân sự và phát triển các hoạt động kinh doanh dựa trên một nguyên tắc, đạo lý đã được xây dựng từ ban đầu.
Để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, các doanh nghiệp có thể xây dựng triết lý kinh doanh riêng cho mình hoặc có thể tham khảo những triết lý kinh doanh của những người nổi tiếng đã kinh doanh thành công trước đó. Triết lý kinh doanh có thể được thể hiện qua các câu châm ngôn, những câu slogan hay về kinh doanh hoặc có thể là bài hát mang tính độc quyền do doanh nghiệp tự sáng tác… hoặc ghé thăm webiste Unica để xem thêm nhiều hơn các triết lý kinh doanh trong khóa học quản trị doanh nghiệp của chúng tôi.
Triết lý kinh doanh là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm
2. Tại sao phải xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp
Phần mở đầu, chúng ta đã cùng nhau lý giải triết lý kinh doanh là gì. Hiểu được khái niệm sâu xa đó, với nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền vững thì việc xây dựng một văn hóa làm việc chuẩn mực sẽ mang lại những giá trị chung, đậm bản sắc văn hóa, nhờ đó mà gây được thiện cảm không chỉ với nhân viên mà còn đối với phía khách hàng và đối tác. Việc xây dựng triết lý kinh doanh sẽ đào tạo được đội ngũ nhân lực không chỉ có tác phong làm việc chuyên nghiệp và nó còn giúp phát huy những ý tưởng, tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân để xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh.
– Mỗi một triết lý kinh doanh đều ẩn chứa những sứ mệnh và mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, đây được xem là đích đến mà mọi doanh nghiệp đều muốn phấn đấu để đạt được nó.
– Triết lý kinh doanh mang tính khái quát cao, ổn định và khó thay đổi bởi nó phản ánh tinh thần cốt lõi của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy mà đây được xem là cơ sở để bảo tồn những giá trị văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp và lâu đời.
– Triết lý kinh doanh giúp gắn kết các thành viên trong một doanh nghiệp, là nguồn lực để phát huy tính sáng tạo, làm việc hăng say, thống nhất vì một mục tiêu chung của tập thể.
Xây dựng triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
3. Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số lợi ích cụ thể nhất.
Phương thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực
Đào tọa nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Việc lập ra mục tiêu và ý tưởng kinh doanh giúp định hướng cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, công việc và mục tiêu phát triển. Nó cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi tạo nên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung đậm đà bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Xây dựng phong cách đặc thù cho doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh tạo ra giá trị chuẩn mực, các hành vi cho cán bộ nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp. Điều này tạo lên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung trong doanh nghiệp, mang những nét độc đáo, riêng biệt của doanh nghiệp đó.
Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và phương thức phát triển bền vững
Triết lý kinh doanh nó phản ánh tinh thần ý thức của doanh nghiệp ở mức cơ bản nhất và có tính khát quát cũng như rất khó thay đổi. Một khi đã phát huy được tác dụng nó sẽ trở thành tư tưởng chung và khi cơ cấu doanh nghiệp có thay đổi thì triết lý đó vẫn giữ nguyên giá trị. Bởi vậy việc xác định và xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có.
Tạo sức mạnh thống nhất cho tập thể
Triết lý trong kinh doanh góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc bảo tồn nền văn hóa này từ đó góp phần tạo nên một tập thể thống nhất, mạnh mẽ.
Công cụ định hướng cho doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là tiền đề để định hướng cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Nếu thiếu đi thì việc lập kế hoạch chiến lược và thực hiện các dự án của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
4. Các yếu tố cấu thành triết lý kinh doanh
Các yếu tố cấu thành triết lý kinh doanh bao gồm: sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, nguyên tắc kinh doanh. Cụ thể:
Sứ mệnh (mission)
Yếu tố cấu thành lên triết lý kinh doanh đầu tiên phải nói đến đó chính là sứ mệnh. Sứ mệnh kinh doanh có tư cách như một bản tuyên bố “tại sao doanh nghiệp lại tồn tại”, “doanh nghiệp là ai”, “doanh nghiệp làm những gì”. Thông thường, một triết lý kinh doanh được lập ra sẽ được bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh gắn liền với sứ mệnh sẽ mạnh và có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Đồng thời thể hiện được giá trị, phong cách đặc thù riêng của doanh nghiệp bạn so với những doanh nghiệp khác.
Tầm nhìn (vision)
Bên cạnh sứ mệnh, tầm nhìn cũng là yếu tố quan trọng cấu thành lên triết lý kinh doanh. Tầm nhìn chính là những điều mà doanh nghiệp mong muốn trong tương lai sẽ đạt được. Tầm nhìn mang ý nghĩa là mục tiêu dài hạn, triết lý kinh doanh gắn liền với tầm nhìn sẽ giúp cho các thành viên xác định được hướng đi rõ ràng để tăng năng suất làm việc tốt hơn. Đồng thời giúp doanh nghiệp xác định được những hành động, quyết định cần thực hiện để làm sao đạt được mục đích kinh doanh như ban đầu đã đưa ra.
Giá trị cốt lõi (core values)
Như đã chia sẻ ở phần trên, triết lý kinh doanh chính là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy nên triết lý kinh doanh nhất định phải bao hàm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh được hình thành từ giá trị cốt lõi sẽ mang tính chiều sâu, tính bền vững và lâu dài tạo nên hình ảnh thương hiệu và bộ mặt cho doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh mang giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp đặt ra cho mình mục tiêu, định hướng phát triển. Ngoài ra còn tạo ra những giá trị về văn hóa, tinh thần, đạo đức cho nhân viên. Triết lý kinh doanh gắn với giá trị cốt lõi là cơ sở để quy định và xác lập các tiêu chuẩn về đạo đức, hành vi trong doanh nghiệp.
Các yếu tố bắt buộc cần có để xây dựng triết lý kinh doanh
Nguyên tắc kinh doanh (business principles)
Triết lý kinh doanh 100% sẽ gắn liền với nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trước khi bắt tay vào hoạt động cần xác định rõ nguyên tắc kinh doanh của mình là gì để đi theo hướng đó, tránh sai đường. Sau khi đã xác định được nguyên tắc kinh doanh, việc xây dựng triết lý sẽ căn cứ vào đó để hình thành nhằm mang tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp đã được hình thành từ ban đầu.
5. Cách xây dựng triết lý kinh doanh
Doanh nghiệp muốn xây dựng thành công triết lý kinh doanh không hề đơn giản. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn các bước xây dựng hiệu quả.
Bước 1: Xác định sứ mệnh và tầm nhìn
Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng triết lý đó chính là xác định sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp là gì. Mục đích để triết lý kinh doanh khi xây dựng sẽ thể hiện được mục đích tồn tại của doanh nghiệp. Từ đó nó sẽ mang tính khả thi cao, thể hiện được sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Bước 2: Thiết lập giá trị cốt lõi
Sau khi đã xác định được sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp, tiếp theo cần thiết lập giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi giống như linh hồn, có khả năng quyết định đến sự sinh – tử, thành – bại của công ty. Việc thiết lập giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng để xây dựng triết lý kinh doanh sao cho vừa phù hợp với văn hoá và cũng phải vừa phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Thiết lập giá trị cốt lõi để xây dựng triết lý kinh doanh
Bước 3: Xác định các nguyên tắc kinh doanh
Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp đó chính là xác định các nguyên tắc kinh doanh. Nguyên tắc kinh doanh ra đời tạo thuận lợi cho việc quản trị, là công cụ đánh giá những chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc hành động, Vì vậy, để xây dựng được triết lý kinh doanh mang lại hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận, doanh nghiệp nhất định phải xác định rõ ràng, cụ thể các nguyên tắc kinh doanh.
Bước 4: Đảm bảo triết lý kinh doanh được thực thi trong doanh nghiệp
Bước cuối cùng trong việc xây dựng triết lý kinh doanh đó chính là phải đảm bảo làm sao triết lý kinh doanh được thực thi trong doanh nghiệp. Việc đảm bảo triết lý kinh doanh được thực thi trong doanh nghiệp sẽ tạo nên sự đồng nhất nội bộ giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, khi triết lý kinh doanh được thực thi hết trong doanh nghiệp thì cũng sẽ như một hình thức để quảng bá giúp tăng nhận diện thương hiệu, gây ấn tượng cho khách hàng.
6. Các ví dụ về triết lý kinh doanh thành công
Để hiểu rõ hơn về triết lý kinh doanh, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số các triết lý kinh doanh thành công từ các thương hiệu nổi tiếng.
Triết lý kinh doanh của Apple
Apple là một “ông lớn” của ngành công nghệ mà có lẽ không ai là không biết đến. Triết lý kinh doanh của Apple bao gồm 2 loại là: triết lý thấu hiểu và triết lý tập trung.
– Triết lý thấu hiểu: Apple ưu tiên việc thấu hiểu khách hàng, thậm chí họ còn tạo ra nhu cầu trước khi khách hàng biết đến. Apple thấu hiểu trải nghiệm người dùng nên các tính năng, cấu hình sản phẩm đều dựa trên việc tăng trải nghiệm người dùng.
– Triết lý tập trung: Apple chỉ tập trung vào những thứ mang lại hiệu quả, tạo ra được lợi ích, loại bỏ đi những thứ không quan trọng.
Hãy lắng nghe thật kỹ là chìa khóa để thành công
Triết lý kinh doanh của Coca-Cola
Coca – Cola là một thương hiệu nước giải khát có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường hiện nay. Triết lý kinh doanh của Coca – Cola thay đổi theo từng giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên mục tiêu, triết lý kinh doanh chung hướng đến vẫn là: ““Cung cấp thức uống hương Cola tuyệt hảo- mang lại sự sảng khoái- cho mọi người”.
Triết lý kinh doanh của Amazon
Amazon là website thương mại điện tử lớn và chất lượng bậc nhất hiện nay. Đối với Amazon, triết lý kinh doanh sẽ là: “Sáng tạo nằm trong DNA của mình”, tức là tập trung vào quá trình nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, không ngừng cố gắng sáng tạo và cải tiến. Chính bởi triết lý này mà Amazon luôn xây dựng các chiến lược kinh doanh mang thiên hướng không ngừng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm, công nghệ, dịch vụ mới cho công chúng.
Triết lý kinh doanh của Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một doanh nghiệp đình đám trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Triết lý kinh doanh của Vinamilk đó là: ““Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở trên mọi khu vực, mọi lãnh thổ. Vì thế Vinamilk luôn ttâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành xuyên suốt của chúng tôi. Vinamilk xem khách hàng chính là vị trí trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.”
Triết lý kinh doanh của Viettel
Tập đoàn Công nghệ – Viễn thông Việt Nam là một tập đoàn nổi tiếng mà có lẽ không ai là không biết đến. Triết lý của Viettel đó là “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”. Chính bởi triết lý kinh doanh này mà mọi quyết định của Viettel đều dựa trên góc nhìn bổn phận và quá trình chịu trách nhiệm với xã hội. Trách nhiệm của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô và tầm vóc của doanh nghiệp mang đến cho người dùng..
Triết lý kinh doanh của FPT
FPT là một tập đoàn lớn có triết lý kinh doanh vô cùng rõ ràng. Triết lý kinh doanh của FPT bao gồm 3 yếu tố xuyên suốt đó là: Hài hòa – Nhất quán – Con người, trong đó con người chính là yếu tố cốt lõi. Với 3 triết lý kinh doanh này, tập đoàn FPT hướng tới mục tiêu chung là trở thành tập đoàn lớn mạnh toàn cầu hàng đầu về dịch vụ công nghệ thông tin.
7. Tổng kết
Bài viết trên đây Unica đã chia sẻ tới bạn toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề triết lý kinh doanh là gì. Là một chủ doanh nghiệp, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình một triết lý kinh doanh phù hợp để tiếp tục đưa doanh nghiệp của mình phát triển một cách bền vững và trường tồn với thời gian. Để tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác, các bạn hãy truy cập vào blog Unica nhé.
Đánh giá :
Tags:
Kinh doanh
Chiến lược kinh doanh