Triết lý kinh doanh là gì? 3 cách thức xây dựng triết lý kinh doanh
Dù doanh nghiệp của bạn hoạt động theo mô hình nào, kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ,… thì cũng cần xây dựng triết lý kinh doanh. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của doanh nghiệp. Không cần quá lo lắng nếu bạn vẫn chưa biết triết lý kinh doanh là gì. Định nghĩa, cách thức xây dựng triết lý kinh doanh sẽ được bật mí với bạn ngay sau đây!
Mục Lục
1. Tổng quan về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh là một trong các biểu hiện văn hóa của doanh nghiệp
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tự xây dựng một triết lý kinh doanh trước khi đi vào hoạt động. Nếu truy cập website của doanh nghiệp thì bạn sẽ dễ dàng đọc được thông tin quan trọng này. Vậy bạn có thể đưa ra khái niệm” “Triết lý kinh doanh là gì?” hay không?
1.1 Khái niệm triết lý kinh doanh
Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn nhất về triết lý kinh doanh: chính là một tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp hướng đến trong cả quá trình phát triển. Triết lý kinh doanh luôn được xếp vào nhóm “các biểu hiện văn hóa” của doanh nghiệp. Do đó, người chủ doanh nghiệp phải lựa chọn các nguyên tắc và niềm tin đảm bảo tiêu chí:
- Đúng đắn và phù hợp với mong muốn, chuẩn mực hành vi của các đối tượng hữu quan (người lao động, khách hàng,…).
- Đủ khả năng để làm động lực phấn đấu lâu dài cho doanh nghiệp.
1.2 Ví dụ về triết lý kinh doanh của các công ty nổi tiếng
Mỗi doanh nghiệp có thể tự tạo một triết lý kinh doanh riêng biệt hoặc tham khảo triết lý kinh doanh của cá nhân hoặc doanh nghiệp nổi tiếng. Hình thức thể hiện triết lý kinh doanh rất đa dạng, đó có thể là:
- Các câu châm hay nhất mọi thời đại.
- Các câu slogan hay về lĩnh vực kinh doanh.
- Bài hát độc quyền do doanh nghiệp tự sáng tác.
- …
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa tìm được triết lý kinh doanh phù hợp thì hãy xem qua triết lý của các công ty “đình đám” ở cả trong và ngoài nước như:
- Vinamilk: Xem khách hàng là trung tâm, cam kết sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng. Vinamilk tâm niệm chất lượng và sự sáng tạo sẽ là người bạn đồng hành của mình, giúp sản phẩm được khách hàng ở mọi khu vực và lãnh thổ yêu thích.
- Vingroup: Không ngừng đổi mới và sáng tạo để hình thành hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt. Đồng thời, nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên “đấu trường” quốc tế.
- Nike: Liên tục đổi mới để tạo ra sản phẩm tốt hơn và sáng tạo nhất trên thế giới để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu.
- Fedex: Đảm bảo sự gắn kết và cân bằng của cả 3 yếu tố con người – dịch vụ – lợi nhuận. Đấy là lý do Fedex luôn cố gắng để xây dựng môi trường làm việc tuyệt vời giúp nhân viên gửi đến khách hàng dịch vụ tốt nhất, mang lại lợi nhuận “siêu khủng” cho Fedex.
- …
Các doanh nghiệp lớn đều xây dựng triết lý kinh doanh đúng đắn
2. Triết lý kinh doanh có vai trò gì trong sự phát triển của doanh nghiệp?
Hiểu rõ khái niệm triết lý kinh doanh, mời bạn tìm hiểu về vai trò của triết lý kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Qua đây, bạn sẽ có đáp án cho câu hỏi có thật sự cần xây dựng triết lý cho doanh nghiệp của mình.
2.1 Triết lý là phương thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực
Doanh nghiệp muốn phát triển ổn định thì phải có sự góp sức từ nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian, ngân sách và công sức cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Mỗi nhân sự mới sẽ được tiếp cận với triết lý kinh doanh của doanh nghiệp để hiểu về các giá trị và chuẩn mực hành vi tạo nên phong cách sinh hoạt và làm việc chung trong một tập thể. Từ đó, nhân sự có ý thức tự giác hoạt động, xây dựng lòng trung thành và tinh thần phấn đấu hết mình vì doanh nghiệp.
2.2 Triết lý kinh doanh tạo ra phong cách đặc thù của doanh nghiệp
Trong triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, một hệ giá trị đạo đức chuẩn dùng làm căn cứ đánh giá hành vi của mỗi cá nhân sẽ được đề ra. Dựa vào hệ giá trị này, mỗi cá nhân sẽ nhận thức được bản thân có bổn phận, nghĩa vụ gì với doanh nghiệp và xã hội để điều chỉnh hành vi.
Thông qua hành vi của mỗi cá nhân, phong cách đặc thù của doanh nghiệp sẽ được phản ánh một cách khái quát nhất. Đó có thể là sự trung thực, tôn trọng kỷ luật, sẵn sàng hợp tác, kính trọng khách hàng,…
Triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo ra bản sắc và phát triển nhân sự
2.3 Triết lý kinh doanh tạo cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Trải qua thời gian, triết lý kinh doanh sẽ trở thành tư tưởng chung của doanh nghiệp và rất khó thay đổi. Dù cơ cấu doanh nghiệp có biến động thì triết lý vẫn giữ nguyên giá trị. Chính điều này đã tạo nên sự phát triển ổn định cho doanh nghiệp.
2.4 Triết lý kinh doanh tạo sức mạnh thống nhất cho doanh nghiệp
Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một doanh nghiệp “tỷ đô” nếu xây dựng triết lý kinh doanh đúng đắn và phù hợp. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp hiểu rõ về triết lý và có cùng ý chí, niềm tin chính là tiền đề hình thành sức mạnh thống nhất cho doanh nghiệp khi cạnh tranh với các đối thủ khác.
2.5 Triết lý kinh doanh định hướng cách thức kinh doanh của doanh nghiệp
Ít ai biết rằng triết lý kinh doanh cũng giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của một doanh nghiệp. Từ triết lý kinh doanh, bạn có thể lựa chọn được cách thức kinh doanh phù hợp với bản sắc văn hóa.
Nếu không có triết lý kinh doanh, quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh và dự án kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lý do là bởi không tìm ra một quan điểm chung về sự phát triển giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cách thức kinh doanh
2.6 Triết lý kinh doanh là cơ sở văn hóa để doanh nghiệp quản lý chiến lược
Với những người làm công tác quản trị doanh nghiệp, triết lý kinh doanh đặc biệt cần thiết. Đấy chính là một cơ sở văn hóa và văn bản pháp lý giúp họ:
- Đưa ra các quyết định quan trọng và mang tính chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp.
- Đề xuất phương hướng xử lý và phân tích các tình huống lỗ – lãi trong kinh doanh.
3. Triết lý trong kinh doanh gồm mấy nội dung cơ bản?
Như đã chia sẻ ở trên, triết lý kinh doanh có thể được thể hiện thông qua một số hình thức: câu châm ngôn, câu slogan,… Nhưng tựu chung lại, triết lý kinh doanh phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau đâu:
3.1 Tuyên bố về sứ mệnh và các mục tiêu của doanh nghiệp
Trong phần này, doanh nghiệp cần đưa ra câu trả lời có tính đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu để nhanh chóng tạo ấn tượng cho người đọc:
- Doanh nghiệp kinh doanh gì hay hoạt động trong lĩnh vực nào?
- Doanh nghiệp mong muốn trở thành một tổ chức như thế nào?
- Doanh nghiệp tồn tại vì lý do hay mục đích gì?
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì đối với các đơn vị hữu quan?
- Doanh nghiệp hướng đến mục tiêu gì trong tương lai?
- …
Sứ mệnh và mục tiêu là các nội dung chính có trong triết lý kinh doanh
3.2 Phương thức hành động để hoàn thành sứ mệnh và mục tiêu
Với sứ mệnh và các mục tiêu đã đã đề ra, doanh nghiệp chỉ có thể hiện thực hóa bằng cách vận dụng phương thức hành động phù hợp. Phương thức hành động bao gồm 2 nội dung chính là: hệ thống giá trị và các biện pháp quản lý, phong cách ứng xử của doanh nghiệp.
4. Hệ thống các giá trị cốt lõi doanh nghiệp hướng đến
Hệ thống giá trị đóng vai trò là cơ sở để quy định và xác lập các tiêu chuẩn về đạo đức, hành vi trong doanh nghiệp. Trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp, hệ thống giá trị rất ít khi thay đổi, sẽ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người:
- Sự trung thành và cam kết.
- Hướng dẫn các hành vi ứng xử phù hợp.
- Các chính sách xã hội.
- Các cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác,…
5. Biện pháp và phong cách quản lý, ứng xử của doanh nghiệp
Trong nỗ lực hiện thực hóa sứ mệnh và các mục tiêu của doanh nghiệp, công tác tổ chức và quản lý doanh nghiệp chính là nhiệm vụ trọng tâm. Nhiệm vụ này mang tính quyết định sự thành công của cả quá trình thực hiện.
Biện pháp và phong cách quản lý, ứng xử của doanh nghiệp này sẽ có sự khác biệt so với biện pháp và phong cách quản lý, ứng xử của doanh nghiệp kia. Lý do tạo nên tính đặc thù đó có thể xuất phát từ:
- Đặc điểm thị trường.
- Môi trường kinh doanh.
- Văn hóa dân tộc.
- Tư tưởng triết học của người lãnh đạo về quản lý.
- …
Triết lý kinh doanh được hiện thực hóa bằng phương thức hành động phù hợp
6. Bật mí 2 tiêu chí dùng để phân loại triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh được phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo 2 yếu tố cơ bản. Mời bạn tiếp tục tìm hiểu về các loại triết lý kinh doanh sẽ được tiết lộ ngay sau đây!
6.1 Phân loại dựa theo lĩnh vực hoạt động và nghiệp vụ chuyên ngành
Nếu dựa theo tiêu chí này thì triết lý kinh doanh sẽ bao gồm:
- Triết lý kinh doanh trong nông nghiệp.
- Triết lý kinh doanh trong sản xuất công nghiệp.
- Triết lý kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ.
- Triết lý kinh doanh ngành marketing.
- Triết lý kinh doanh trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
- …
6.2 Phân loại dựa theo quy mô của các chủ thể kinh doanh
Chủ thể kinh doanh gồm có cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi chủ thể kinh doanh là các triết lý kinh doanh khác nhau, trong đó:
- Triết lý dùng cho cá nhân được rút ra từ chính kinh nghiệm, thất bại và thành công trong kinh doanh.
- Triết lý dùng cho tổ chức và doanh nghiệp sẽ người lãnh đạo của doanh nghiệp vận dụng các tư tưởng triết học về tổ chức quản lý, kinh doanh để phát triển thành triết lý chung của doanh nghiệp. Triết lý đúng đắn chính là “kim chỉ nam” định hướng sự phát triển của doanh nghiệp.
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ tương ứng với một loại triết lý kinh doanh
7. Gợi ý top 3 cách thức xây dựng triết lý trong kinh doanh hiệu quả
Tự xây dựng triết lý doanh nghiệp là việc đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Với 3 cách thức dưới đây, bạn sẽ có thêm 3 lời gợi ý bổ ích để quá trình xây dựng triết lý trở nên dễ dàng và đạt được hiệu quả cao.
7.2 Doanh nghiệp tự xây dựng triết lý kinh doanh dựa trên sự thống nhất
Nếu lựa chọn cách xây dựng triết lý kinh doanh này, người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận chịu trách nhiệm chính cần soạn thảo triết lý kinh doanh. Bước tiếp theo là tiến hành trưng cầu ý kiến và tiếp thu đóng góp của mỗi cá nhân. Từ đó, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được xây dựng hoàn chỉnh.
Với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đây là một sự lựa chọn hoàn hảo. Từng cá nhân, phòng ban và các đơn vị trực thuộc sẽ cảm nhận được tinh thần dân chủ, sự tôn trọng lẫn nhau trong doanh nghiệp.
7.3 Doanh nghiệp tự đúc rút kinh nghiệm để hình thành triết lý kinh doanh
Nếu bạn giữ vai trò là chủ của doanh nghiệp, bạn có thể tự mình “thai nghén” triết lý kinh doanh bằng cách tự tổng kết và đúc rút kinh nghiệm của mình. Tất cả sẽ được khái quát hóa thành một hệ thống quan điểm mang tính triết lý định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi lựa chọn cách thức này, bạn phải đảm bảo mình là người:
- Có tâm huyết và sự kiên trì.
- Có khả năng tự đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn.
Có nhiều cách thức để xây dựng triết lý kinh doanh dành cho doanh nghiệp
7.4 Doanh nghiệp mời chuyên gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp tư vấn
Với doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xây dựng triết lý kinh doanh thì đừng nên bỏ qua cách thức an toàn và hiệu quả này. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tránh được các sai lầm không đáng có.
Chuyên gia tư vấn là người có sự am hiểu tường tận về văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho:
- Phong cách lãnh đạo của bạn.
- Xác định hệ thống giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Cách thức để lắng nghe tâm tư và tình cảm của các thành viên trong doanh nghiệp.
8. Top 3 tiêu chí quan trọng trong xây dựng triết lý kinh doanh
Trong quá trình xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn cần “dắt túi” các quy luật và nguyên tắc cơ bản. Điều đó sẽ giúp triết lý kinh doanh tồn tại lâu dài, mang lại nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
8.1 Lấy con người làm trung tâm
Con người ở đây bao gồm tất cả lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Quan hệ qua lại giữa lãnh đạo – nhân viên và nhân viên – nhân viên quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Khi xây dựng triết lý kinh doanh, bạn phải đảm bảo khơi dậy và phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân để tạo tiền đề tạo thành sức mạnh thống nhất. Triết lý kinh doanh cần có đủ khả năng để thẩm thấu vào suy nghĩ của từng nhân sự. Từ đó, chuyển biến thành niềm tin vững chắc và hành động thiết thực.
Xây dựng triết lý kinh doanh hiệu quả cần quan tâm đến yếu tố con người
8.2 Mang tính hiện đại và đại chúng
Triết lý kinh doanh là yếu tố cấu tạo nên bản sắc văn hóa của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tuy có tính ổn định nhưng không bất biến, cần liên tục có sự đổi mới và phát triển để phù hợp với lối sống và hoạt động của các nhân sự trong doanh nghiệp. Đó chính là tính hiện đại và tính đại chúng của triết lý kinh doanh.
Khi có sự đổi mới trong triết lý, doanh nghiệp cũng dễ dàng hội nhập quốc tế. Lợi thế này mở ra nhiều cơ hội cải thiện hình ảnh thương hiệu, lợi nhuận, mối quan hệ tầm cỡ,… cho doanh nghiệp.
8.3 Tạo dựng phong cách và bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp
Bí quyết tạo nên thành công của các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới và Việt Nam chính là xây dựng được phong cách và bản sắc văn hóa riêng biệt. Doanh nghiệp của bạn phải có điểm khác biệt to lớn so với các doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực.
Sự khác biệt về phong cách và bản sắc văn hóa có thể được hình thành từ:
- Logo.
- Khẩu hiệu.
- Trang phục.
- Văn phòng phẩm.
- Tiến trình triển khai các công việc.
- Phương thức giao tiếp.
- Cách thức kinh doanh.
- …
Triết lý kinh doanh cũng cần được đổi mới để phù hợp với thời đại
9. Kết luận
Với những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu triết lý kinh doanh là gì rồi phải không? Trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhất định phải có sự tồn tại của một triết lý kinh doanh đúng đắn. Hy vọng bạn sẽ sớm lựa chọn được triết lý cho doanh nghiệp của mình để doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn!
———————————————
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: