Triết học và lý luận – Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright

Môn triết học sẽ được trình bày và thảo luận chung quanh mười (10) đề tài hay 10 khái niệm cơ bản của triết học theo kiểu “hướng đến vấn đề” (problem – oriented) giúp học viên có những định hướng đầu tiên về nội dung, phương pháp và tinh thần của tư duy triết học.

10 đề tài được phân chia thành hai phần, bao quát hai lĩnh vực chủ yếu của triết học: 5 đề tài thuộc lĩnh vực triết học lý thuyết:

– Triết học (Triết học là gì? Các chức năng của triết học; Các phân biệt cơ bản trong bộ môn Triết học nói chung)

– Ngôn ngữ (Triết học về ngôn ngữ)

– Nhận thức (Lý thuyết về nhận thức hay nhận thức luận)

– Tồn tại (Bản thể học/Siêu hình học)

– Con người (Nhân học triết học)

và năm đề tài thuộc lĩnh vực triết học thực hành:

– Cái Thiện (Đạo đức học)

– Cái Đẹp (Mỹ học triết học)

– Tự nhiên và Kỹ thuật (Triết học về Tự nhiên và Kỹ thuật)

– Văn hóa và Văn hóa chính trị (Triết học văn hóa và Triết học chính trị)

– Tự do và cái Chết (Triết học xã hội và Triết học về đời sống)

Học viên sẽ làm quen hai lĩnh vực này về cả hai phương diện: hệ thống và lịch sử (tức những vấn đề triết học sẽ được bàn thảo một cách có hệ thống, gắn liền với quá trình xử lý vấn đề ấy trong chiều dài lịch sử với các truyền thống và chủ thuyết khác nhau).

Mỗi buổi học sẽ gồm hai phần: trình bày của giảng viên và trao đổi, thảo luận chung của học viên.

Giảng viên chính: Bùi Văn Nam SơnĐồng Giảng viên: Vũ Ngọc HoàngTrợ giảng: Đinh Hồng Phúc