Triết học Mác Lênin là gì? Triết học Mác Lênin nghiên cứu cái gì?

Luật Minh Khuê xin gửi đến bạn đọc những nội dung liên quan triết học Mác – Lênin để bạn đọc tham khảo, cụ thể nội dung như sau:

1. Triết học Mác Lênin là gì? Triết học Mác Lênin nghiên cứu cái gì?

Triết học Mác Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, bao gồm hệ thống các quan điểm về duy vật biện chứng.

Triết học Mác Lênin nghiên cứu về các mối quan hệ giữa vật chất và ý thức dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chứng minh rằng vật chất xuất hiện trước còn ý thức xuất hiện sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động đến vật chất.

Thứ nhất, thế giới vật chất là thế giới tồn tại một cách khách quan, có trước với ý thức con người.

Thứ hai, những sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất và chặt chẽ với nhau. Những sự vật, hiện tượng này có kết cấu vật chất hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan của thế giới vật chất.

Thứ ba, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn và trong thế giới vật chất sẽ tác động, trao đổi lẫn nhau.

 

2. Những cặp phạm trù trong triết học Mác Lênin

  •  Mối quan hệ giữa nội dung – hình thức:

Nội dung dùng để chỉ ra toàn bộ các yếu tố, các mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng, còn hình thức là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Nội dung và hình thức là hai yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng. Trong quá trình phát triển, một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại. Ví dụ: Người dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp vô cùng dũng cảm, yêu quê hương, đất nước sẽ được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như truyện, phim, tranh ảnh,…

  • Mối quan hệ giữa nguyên nhân – kết quả.

Nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nguyên nhân chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các mặt trong một sự vật, hiện tượng. Kết quả là những thay đổi được xảy ra do sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các mặt trong sự vật, hiện tượng đó.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, còn kết quả sẽ xuất hiện sau khi nguyên nhân phát sinh. Nguyên nhân và kết quả được vận động biến đổi liên tục trong thế giới vật chất.

  • Mối quan hệ bản chất – hiện tượng.

Bản chất là phạm trù chỉ những thứ cơ bản, những mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng là phạm trù miêu tả những biểu hiện bên ngoài của bản chất.

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Mỗi bản chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng, bản chất như thế nào tương ứng với hiện tượng như vậy, mỗi bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau.

  • Mỗi quan hệ tất nhiên – ngẫu nhiên.

Tất nhiên và ngẫu nhiên là một cặp phạm trù trong triết học. Tất nhiên là phạm trù dùng để chỉ những nguyên nhân, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong điều kiện nhất định thì điều đó phải xảy ra. Ví dụ: Mặt trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.

Ngẫu nhiên là phạm trù do các nhân tố bên ngoài quyết định nên có thể hiểu điều đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

  • Mối quan hệ giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.

Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ sự vật, hiện tượng tồn tại tương đối độc lập so với sự vật, hiện tượng khác. Cái chung là phạm trù dùng đề chỉ những mặt, những thuộc tính,..giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Còn cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng riêng lẻ nhất định.

  • Mối quan hệ giữa khả năng – hiện thực.

Khả năng là phạm trù dùng để chỉ những cái chưa có, là tiền đề; còn hiện thực là phạm trù để chỉ những cái đã có, đã tồn tại trên thực tế.

 

3. Những quy luật của phép biện chứng duy vật

Thứ nhất, quy luật về lượng và chất. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau.

Những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại. Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút . Mỗi bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, do đó cần vận dụng một cách linh hoạt các hình thức của bước nhảy.

Hình thức của bước nhảy dựa trên thời gian thực hiện bao gồm: (1) Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật và (2) Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dẫn mất đi.

Dựa vào quy mô thực hiện bước nhảy thì hình thức của bước nhảy được chia thành: (1) Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các yếu tố cấu thành sự vật và (2) Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.

Ví dụ: Trong quá trình học tập của học sinh, học sinh không ngừng cố gắng tích lũy kiến thức, kỹ năng từ việc: nghe thầy cô giảng dạy trên lớp, làm bài tập ôn lại và rèn luyện những kiến thức đã học, đọc sách, tham gia các hoạt động,… Thành quả của việc tích lũy sẽ được thể hiện thông qua bài kiểm tra, kỳ thi giữa kỳ, kỳ thi cuối kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ thì ta sẽ được lên một cấp học mới như: từ cấp học tiểu học sang cấp học trung học cơ sở, từ cấp học trung học cơ sở sang cấp học trung học phổ thông,….

Thứ hai, quy luật về mâu thuẫn. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân còn giải quyết mâu thuẫn là động lực của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng và sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là tự thân.

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập giúp chúng ta nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải quyết đúng cho hoạt động thực tiễn.

Ví dụ: Mâu thuẫn giữa đồng hòa và dị hóa trong sinh vật hay mâu thuẫn giữa nhân dân ta với kẻ thù sang xâm lược nước ta, khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm thì mâu thuẫn đã tạo động lực cho nhân dân ta đứng lên đấu tranh để giành độc lập, tự do, hạnh phúc.

Thứ ba, quy luật phủ định của phủ định. Quy định phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng đi lên, hình thức xoáy ốc và dẫn đến kết quả là sự vật, hiện tượng ra đời thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong quá trình phát triển.

Phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trải qua hai lần phủ định biện chứng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập mình. Sau những lần phủ định tiếp theo, sự ra đời của sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu nhưng không hoàn toàn giống với cái cũ.

Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời là điểm xuất phát của chu kỳ tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển.

Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời của cái mới và mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới. Trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn thì không nên phủ định toàn bộ mà cần có sự sàng lọc những giá trị, điểm tích cực của cái cũ.

Ví dụ: Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu, Phủ định lần 01 tạo ra gà mái, phủ định lần 02 sinh ta nhiều quả trướng khi gà mái con lớn lên

Trên đấy là toàn bộ nội dung bài viết “Triết học Mác Lênin là gì? Triết học Mác Lênin nghiên cứu cái gì?” mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hay vấn đề pháp lý khác thì vui lòng liên hệ tới bộ phận tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Minh Khuê qua số 1900.6162 để được hỗ trợ kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!