Trẻ tự kỷ: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ tự kỷ là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc một cách đặc biệt từ mọi người xung quanh. Không chỉ các gia đình có con mắc phải hội chứng này mà bất kỳ phụ huynh nào cũng cần nắm rõ các thông tin về tự kỷ để có thể phòng tránh hoặc sớm phát hiện được những dấu hiệu bất thường của con. Cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về trẻ tự kỳ ở bài viết dưới đây.
Mục Lục
Thông tin tổng quan về trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ là những đứa trẻ có những khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác với mọi thứ xung quanh,… và rất khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Theo thông kê hiện nay, số lượng trẻ tự kỷ đang có xu hướng tăng lên và trong số đó:
- Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao gấp 4 lần so với các bé gái
- Độ tuổi mắc bệnh ở trẻ dưới 12 tuổi sẽ có tỷ lệ cao hơn bình thường
Bệnh tự kỷ là chứng bệnh gây rối loạn lan tỏa ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đây là một bệnh lý về não vì chúng được gây nên bởi sự rối loạn phát triển thần kinh như: rối loạn cấu trúc tiểu não, thùy trán, thiếu hụt hoạt chất cấu tạo lưới,…
Bệnh trầm cảm khác hoàn toàn với bệnh tự kỷ nhưng vẫn có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai loại bệnh lý này. Trầm cảm là một hội chứng về rối loạn tâm thần còn tự kỷ là hội chứng rối loạn sự phát triển ở trẻ em.
Chỉ số thông minh của trẻ tự kỷ
Tình trạng tự kỷ ở trẻ
Biểu hiện
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và có thể nói được
- Bé có thể sẽ biết đọc từ rất sớm (từ 2 – 3 tuổi); có kỹ năng nhìn rất tốt.
- Bé không có nhiều hành vi tiêu cực nhưng rất thụ động và bất thường
- Bé có thể bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về hành vi khi vào độ tuổi trưởng thành
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không thể nói được
- Có nhiều sự khác biệt về các kỹ năng cử động, vận động, thực hiện
- Các bé rất nhạy cảm với những tác động gây kích thích thị giác.
- Hành vi bất ổn ở mức độ nhẹ và có kỹ năng nhìn tốt.
- Bé có xu hướng tự cô lập và tính cách bướng bỉnh, thích giao tiếp một cách luân phiên.
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và có thể nói được
- Thích la hét lớn, hung hãn và có hành vi tự kích thích
- Trí nhớ của bé rất kém, nói lặp lại lời và không có nghĩa đầy đủ.
- Bé có khả năng tập trung rất kém
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không thể nói được
- Bé thường xuyên im lặng và chỉ biết sử dụng một số ít từ, cử chỉ.
- Quan tâm đến các loại máy móc nhưng không thích giao tiếp với các mối quan hệ xung quanh.
- Bé nhạy cảm với các loại âm thanh/ tiếng động và có kỹ năng xã hội không thích hợp.
Phân loại bệnh tự kỷ ở trẻ
Hiện nay, trẻ tự kỷ hiện nay được chia thành 2 loại, đó là:
- Trẻ tự kỷ bẩm sinh (hay còn gọi là hội chứng tự kỷ điển hình):
Trẻ tự kỷ bẩm sinh, xuất hiện trong vòng 3 năm đầu đời và gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ sự phát triển của trẻ. Những bé tự kỷ do bẩm sinh sẽ thường chậm phát triển ngôn ngữ; thích quay tròn, lắc lư cơ thể và ít giao tiếp, tương tác với mọi người.
Các triệu chứng bệnh lý của trẻ tự kỷ bẩm sinh sẽ xuất hiện ngay sau khi bé chào đời hoặc đến trước khi bé tròn 3 tuổi.
- Trẻ tự kỷ mắc phải (hay được gọi là tự kỷ không điển hình)
Trẻ tự kỷ mắc phải, có các biểu hiện tương tự như trẻ tự kỷ bẩm sinh, tuy nhiên các triệu chứng sẽ xuất hiện sa khi bé tròn 3 tuổi trở lên. Trong vòng 3 năm đầu đời, bé vẫn phát triển bình thường về ngôn ngữ và giao tiếp sau đó các dấu hiệu bệnh lý mới bắt đầu xuất hiện dần dần.
Tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Chứng tự kỷ tác động rất lớn đến sự phát triển toàn diện ở trẻ và thậm chí nếu các bé không sớm được can thiệp điều trị sẽ còn đe dọa đến cả tính mạng. Một số hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý này như:
- Trẻ tự kỷ rất khó hòa nhập cộng đồng: trẻ tự kỷ sẽ chậm phát triển trí tuệ; bị hạn chế về ngôn ngữ, hành vi và có tâm lý bất thường nên sẽ không thể hòa hợp với các bạn đồng trang lứa. Đồng thời, các bé sẽ chỉ thích thu mình lại, ngại tiếp xúc với với người khác và sẽ có xu hướng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Trẻ tự kỷ có thể tự làm hại chính mình: Các bé sẽ dần trở nên vô cảm, mất đi phản ứng cơ bản và có nhiều hành vi bộc phát để tự làm đau, tổn thương trên cơ thể hoặc cả với những người xung quanh.
- Không thể phát triển toàn diện vĩnh viễn: Mọi trẻ tự kỷ đều cần can thiệp phục hồi chức năng sớm nhất có thể và cần áp dụng tập luyện mỗi ngày. Nếu người thân của bé không sớm kiên trì sẽ có thể làm mất đi cơ hội hòa nhập cộng đồng của bé.
8 Dấu hiệu nhận biết trẻ trự kỷ
Dưới đây là 7 dấu hiệu nhận biết hội chứng tự kỷ ở trẻ mà bất cứ phụ huynh (hay người chăm sóc trẻ) nào cũng cần phải nắm được.
Bé ít bắt chước
Những đứa trẻ dưới 1 tuổi sẽ thường có những hành động hay cử chỉ bắt chước lại mọi thứ xung quanh chúng. Không chỉ có hành vi mà đây cũng là độ tuổi bé bập bẹ tập gọi ba ba hay ma ma; bắt chước nụ cười hoặc tạo ra âm thanh, nét mặt giống với những người hay chơi đùa với bé.
Nếu bạn nhận thấy con không có dấu hiệu bắt chước hoặc ít bắt chước sau khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi thì nên đưa bé đi khám tại các bệnh viện hoặc chuyên khoa nhi uy tín.
Bé ít cười một cách bất thường
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ thường có nhiều nụ cười để giao tiếp với mọi người xung quanh nếu được đùa giỡn và quan tâm. Vào độ tuổi này, các bé đã có thể cười to giòn và thể hiện được rõ cảm xúc vui vẻ. Vậy nên, nếu bạn không thấy hoặc thấy con ít có những biểu hiện này thì cần đưa con đi kiểm tra để chắc chắn về sự phát triển của con.
Bé chậm nói hoặc chậm bập bẹ tập nói
Khi bé bước sang giai đoạn 1 tuổi sẽ có phản ứng với những âm thanh/ tiếng động xung quanh. Đồng thời, bé sẽ thường xuyên tạo ra những âm thanh đơn lẻ và bắt chước lại những âm thanh mà người thân xung quanh tạo ra. Đây là những biểu hiện cơ bản trong quá trình tập nói con các con, vì vậy nếu bé không có dấu hiệu bập bẹ ở độ tuổi này bố mẹ nên đưa con đi theo dõi thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu bất ổn.
Bé không có phản ứng khi được gọi tên
Đa số các gia đình sẽ có những tên gọi thân mật ở nhà cho các bé và thường xuyên gọi tên bé như vậy để con làm quen, phản xạ khi được gọi tên. Khi con đã quen với những tên gọi này thì sẽ có những phản xạ tự nhiên hướng theo âm thanh để tìm người gọi. Nếu trong giai đoạn 12 tháng tuổi, bé vẫn không có bất kỳ phản ứng nào khi được gọi thêm thì cần đưa bé đến các trung tâm phục hồi chức năng hoặc bệnh viện chuyên khoa để được khám và đánh giá tình trạng.
Bé có ánh mắt thiếu linh hoạt
Ánh mắt của trẻ tự kỷ sẽ thường thiếu linh hoạt và hạn chế trong quá trình giao tiếp với những người yêu thương xung quanh bé. Với những đứa trẻ dưới 1 tuổi thông thường thì ánh mắt chính là ngô ngữ giao tiếp và thể hiện sự liên kết của bé. Nên nếu bố mẹ phát hiện con có biểu hiện thiếu linh hoạt trong ánh mắt thì cũng nên tiếp tục quan sát các dấu hiệu khác để sớm đưa con đi khám và điều trị phù hợp.
Bé thiếu đi điệu bộ – cử chỉ và liên kết với mọi thứ xung quanh
Trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi sẽ không biết cách gây ra sự chú ý trong các hoạt động hàng ngày; bé sẽ không biết vẫy tay, mỉm cười hay cầm nắm thứ gì đó. Chính vì vậy khi bước sang giai đoạn từ 8 – 10 tháng tuổi bố mẹ chưa thấy con có bất kỳ điệu bộ nào gây chú ý thì nên đưa con đến các trung tâm phục hồi chức năng để được đánh giá và can thiệp trị liệu.
Bé bị rối loạn sở thích, tính cách
Nhiều trẻ tự kỷ sẽ có những tính cách tăng động, phản ứng với những thứ gì bạn ấy không thích. Những đôi khi bé lại thích ngồi một mình nhìn ngắm đồ vật, xem quảng cáo hay thứ gì đó tương tự trong nhiều giờ.
Trẻ bị có biểu hiện bất thường về trí tuệ
Trẻ tự kỷ đa phần đều phát triển chậm chạp hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ tự kỷ có khả năng phát triển trí tuệ, trí nhớ rất tốt và thường bị hiểu đơn thuần là con quá thông minh. Bố mẹ không nên quá chủ quan dù là những vấn đề tích cực, hãy đưa con đi khám tổng quát với mọi biểu hiện bất thường.
Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ
Nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ hiện vẫn chưa thể tìm ra và còn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Đã có nhiều bằng chứng khoa học nhận định rằng, nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ không phải do cách nuôi dạy con cái của gia đình hay do các loại vắc-xin sởi, quai bị hay rubella. Một số yếu tố đang được các nhà khoa học và chuyên gia y tế nghi ngờ như:
Tự kỷ do gen và di truyền học
Những biến đổi gen, đa gen polygenic và hàng trắm các loại gen khác sẽ có thể trở thành nguy cơ gây ra chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Theo thống kê từ các ca bệnh hiện nay cho thấy, những ca sinh đôi cùng trứng, nếu có 1 đứa trẻ mắc phải tự kỷ thì đứa bé còn lại cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Hoặc trong một gia đinh, nếu có anh/chị/em ruột mắc chứng tự kỷ thì những đứa trẻ còn lại sẽ có nguy cơ mắc phải cao gấp 35 lần so với thông thường.
Mẹ bầu chịu nhiều tác động tiêu cực trong thai kỳ
Một số tác động có thể gây ra hội chứng tự kỷ của bé trong thời gian mẹ đang mang thai như:
- Người mẹ đã ngoài 40 tuổi: nếu phụ nữ có ý định mang thai ngoài 40 thì nên tham khảo ý kiến từ vấn cảu bác sĩ chuyên khoa để quá trình mang thai được an toàn cho cả mẹ và bé.
- Mẹ bầu dùng các loại thuốc trong thai kỳ: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, viêm khớp, đau dạ dày,… đều là những loại thuốc cấm kỵ với phụ nữ đang mang thai.
- Sống trong môi trường hóa chất độc hại: Nếu mẹ bầu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất hoặc sống trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi.
- Mẹ bầu bị stress trong thai kỳ: Thời gian mang thai mẹ bầu cần duy trì trạng thái thư giãn, vui vẻ, hạnh phúc,… có vậy mới không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Nếu người mẹ mắc quá nhiều vấn đề về tâm lý, dẫn tới tình trạng rối loạn lo âu sẽ có thể khiến con sau khi chào đời sẽ mắc chứng tự kỷ bẩm sinh.
Môi trường sinh nở không an toàn
Trong quá trình mang thai hoặc trong khi sinh em bé mẹ bầu phải tiếp xúc với quá nhiều nguồn ô nhiễm, độc hại sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ví dụ như: khói thuốc, mùi rác thải, khí đốt, hóa chất,… đều là những tác nhân dễ gặp ở ngoài cuộc sống.
Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần tăng nguy cơ tự kỷ như: mẹ bầu từng mắc bệnh sởi, bệnh tiểu đường và biến chứng trong khi sinh con hay trẻ sinh ra có cân nặng thấp.
Bệnh tự kỷ ở trẻ có chữa được không?
Hội chứng tự tự không phải là một căn bệnh, đây là một loại rối loạn hệ thần kinh và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ được can thiệp sớm và sử dụng đúng các phương pháp phù hợp sẽ có thể giúp bé phát triển được các chức năng cơ bản như giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi và vẫn có thể hòa nhập cộng đồng.
Các trẻ mắc chứng tự kỷ giai đoạn nhẹ nên được can thiệp điều trị từ trước 2 tuổi, tỷ lệ hòa nhập cộng đồng của bé sẽ lên đến 80%. Những nếu kéo dài sau 2 tuổi sẽ chỉ còn 50% hoặc có thể thấp hơn nữa tùy vào tình trạng của con.
>>> Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa chứng trầm cảm và tự kỷ
6 cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà
Dưới đây là 6 cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà mà bạn có thể áp dụng hàng ngày:
Tìm hiểu thông tin liên quan đến chứng tự kỷ ở trẻ
Để nắm bắt thông tin, sự thay đổi hàng ngày của con thì buộc bố mẹ phải cập nhật đầy đủ các kiến thức quan trọng của hội chứng tự kỷ. Không chỉ dừng ở việc chăm sóc tốt cho bé, mà việc tìm hiểu thông tin sẽ có thể giúp bố mẹ tìm ra phương pháp chữa trì phù hợp nhất với tình trạng của con.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống như: lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia tâm lý trị liệu; xem trên tivi; sách báo,…
Kiên trì thực tập luyện cho con tại nhà
Khi bạn hiểu rõ về chứng bệnh này và đã đưa con đến các trung tâm, cơ sở y tế uy tín để đánh giá thì có thể tìm hiểu thêm các hướng dẫn tập tại nhà cho con. Việc làm này đã góp sức rất nhiều trong việc tìm lại cuộc sống mới cho các trẻ tự kỷ.
Bé vốn đã có tình yêu thương, gắn kết với cha mẹ nên việc tập luyện sẽ đem lại được nhiều tác dụng hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình phục hồi trí não và giảm đi triệu chứng tự kỷ.
Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ
Thông thường sau khi khám hoặc đánh giá, các bác sĩ và chuyên gia sẽ cho gia đình những lời khuyên và liệu trình điều trị phù hợp nhất dành cho các con. Vì thế, bạn cần sắp xếp và bám sát vào lịch trình này một cách đều đặn, thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tiêu cực hoặc bất thường nào cũng cần báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều chỉnh.
Động viên và luôn dành lời khen khi bé có hành vi tốt
Khi bé làm một điều gì đó và được bố mẹ khen ngợi, khuyến khích bé sẽ ngầm hiểu mình đã làm đúng và hình thành nhận thức dần dần. Vậy nên, hãy dành cho con thật nhiều lời khuyến khích, khen ngợi trong thời gian con tập luyện.
Xây dựng không gian an toàn cho bé tại nhà
Trẻ tự kỷ thường sẽ có nhiều hoạt động và biểu hiện bất thường nên việc giữ an tòan tuyệt đối là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, đối với trẻ tự kỷ thì những người lạ xung quanh bé luôn là một rào cản rất lớn. Vì vậy, bố mẹ nên để con có một không gian vui chơi, tập luyện an toàn, thoải mái vận động.
Cho bé tham gia các hoạt động khiến bé hứng thú
Trẻ nhỏ thường sẽ có những sở thích vui chơi riêng và đó cũng là yếu tố giúp tinh thần trẻ được tập trung hơn , thoải mái hơn. Ngoài ra, nếu bé được vui đùa cùng các bạn đồng trang lứa sẽ cảm thấy mình hòa nhập và học theo những cử chỉ, lời nói của các bạn rất tốt. Các mẹ nên chọn cho con những trò chơi giúp tăng khả năng vận động, tập trung ở những không gian thoáng mát và an toàn.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh vấn đề của trẻ tự kỷ. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã có thể nắm rõ thông tin tổng quát về loại bệnh lý này. Hãy luôn theo dõi mọi biểu hiện của con và lựa chọn đúng cơ sở y tế uy tín đề con được đánh giá và chăm sóc tận tình, chính xác nhất bạn nhé. Đừng quên chia sẻ các thông tin về trẻ tự kỷ đến với mọi người xung quanh để chúng ta cùng nắm rõ kiến thức bảo vệ trẻ em.