Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có sao không? | TCI Hospital
Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có sao không?
Việc chăm sóc các bé sơ sinh là mối quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ. Khi mới sinh hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện vì vậy đôi khi khiến mẹ cảm thấy lo lắng, trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có sao không là băn khoăn của khá nhiều người.
Menu xem nhanh:
1
- 1. Trẻ sơ sinh không đi ngoài có sao không?
- 1.1 Thế nào là táo bón?
- 1.2 Trẻ sơ sinh bị táo bón 2 ngày có đáng ngại?
- 2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài
- 2.1 Chế độ ăn
- 2.2 Uống ít nước
- 2.3 Tác dụng của thuốc
- 2.4 Di truyền
- 3. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón 2 ngày
- 3.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống
- 3.2 Bổ sung lợi khuẩn
- 3.2 Massage cho bé
- 3.3 Cho trẻ tắm nước ấm
1. Trẻ sơ sinh không đi ngoài có sao không?
1.1 Thế nào là táo bón?
Táo bón là tình trạng tần suất đi tiêu ít hơn, không thường xuyên. Đồng thời, phân có biểu hiện trở nên khó đi. Tình trạng táo bón rất thường xảy ra ở trẻ em. Điều này là do chế độ ăn uống chưa phù hợp. Cụ thể là người bệnh ăn quá ít chất xơ và cung cấp không đủ nước cho cơ thể.
Bên cạnh việc tỏ ra khó chịu, để nhận biết trẻ bị táo bón, ta có thể dựa trên những dấu hiệu sau:
– Đau bụng.
– Đau dạ dày.
– Đầy hơi.
– Phân đi có máu.
– Phần bụng căng cứng.
Có một số trường hợp, việc trẻ bị táo bón có kèm cùng tiêu chảy. Điều này khiến cho nhiều cha mẹ có sợ nhầm lẫn. Lý giải cho điều này, phân cứng bị mắc kẹt ở trực tràng. Trong khí đó, phân lỏng lại dễ dàng đi qua và ra ngoài trước.
1.2 Trẻ sơ sinh bị táo bón 2 ngày có đáng ngại?
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện vì vậy thói quen và tần suất đi ngoài của bé cũng chưa thực sự ổn định. Thông thường trẻ sơ sinh thông thường đi ngoài nhiều lần trong ngày đặc biệt là với các bé từ 0 – 3 tháng tuổi tuy nhiên cũng có bé lại 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần. Nhiều mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh táo bón 2 ngày có sao không? Câu trả lời là nếu trẻ đi ngoài phân vẫn mềm, bụng mềm, trẻ không gặp khó khăn hoặc phải rặn nhiều mỗi khi đi ngoài, trẻ vẫn ăn ngủ tăng cân đều đặn thì mẹ không cần phải lo lắng.
Trẻ sơ sinh 2 ngày táo bón chỉ được gọi là táo bón khi trẻ đi ngoài phân rắn, khô, bé phải rặn nhiều, quấy khóc… thì mẹ mới cần lo lắn.
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài
Với trẻ bú sữa mẹ thì việc vài ngày mới đi ngoài cũng khá bình thường bởi sữa mẹ dễ hấp thụ nên bé hấp thụ tối đa ít thải ra chất bã nên là hoàn toàn bình thường.
Ngoài ra dưới đây là 1 số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không đi ngoài 2 ngày:
2.1 Chế độ ăn
Khi trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng và chất xơ trong các bữa ăn có thể khiến trẻ táo bón. Đặc biệt là vào giai đoạn bé chuyển từ chế độ ăn cháo, sữa sang thức ăn dạng rắn. Khi ấy, hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi sẽ dễ dẫn tới tình trạng trẻ bị táo bón.
2.2 Uống ít nước
Cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón. Nước là chất hỗ trợ thực phẩm di chuyển qua ruột. Khi không có nước, ruột già sẽ phải tận dụng bất cứ lượng nước nào có trong cơ thể. Vì vậy, những chất thải từ cơ thể sẽ trở nên khô cứng gây táo bón.
2.3 Tác dụng của thuốc
Trên thực tế, có một số loại thuốc có tác dụng phụ gây táo bón. Điển hình như thuốc giảm đau nhóm opioid, thuốc chống trầm cảm, … Đa phần, những loại thuốc này làm giảm bài tiết ở ống tiêu hóa và tăng sự tái hấp thu dịch từ niêm mạc của ruột. Do đó, phân sẽ bị khô cứng, gây khó khăn khi đại tiện.
2.4 Di truyền
Yếu tố di truyền cũng không loại bỏ là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Cụ thể, trường hợp nếu người nhà bé có triệu chứng táo bón thì nguy cơ cao bé cũng sẽ mắc.
3. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón 2 ngày
Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón 2 ngày là do trẻ bị táo bón thì mẹ có thể tham khảo 1 số cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới đây:
3.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống
Mẹ nên cho bé bú nhiều để tránh bị táo bón. Đồng thời mẹ cần cho bé uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh trái cây trong khẩu phần ăn. Điều này để giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Cụ thể như: Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, ăn nhiều rau có lá màu xanh như mùng tơi, rau dền, cần tây, súp lơ,… để bổ chất xơ, ăn nhiều trái cây có công dụng nhuận tràng như đu đủ, táo, lê, chuối, mận,…
Bên cạnh đó, đối với trẻ sơ sinh, sữa là nguồn thức ăn rất cần thiết. Vì vậy, ngoài bổ sung chất từ các nhóm thực phẩm khác, việc lựa chọn sữa phù hợp cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, khi chọn sữa, cha mẹ hãy lưu ý về bảng thành phần hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa.
3.2 Bổ sung lợi khuẩn
Các vi khuẩn có lợi có thể hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả. Trẻ gặp những vấn đề về đi ngoài đôi khi bắt nguồn từ mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Do đó, việc bổ dung lợi khuẩn là cần thiết. Ta có thể sử dụng từ các nguồn thực phẩm hay thuốc uống. Ví dụ nhu men vi sinh, cốm dinh dưỡng, sữa chua, …
3.2 Massage cho bé
Một cách trị táo bón cũng hiệu quả bất ngờ là massage cho trẻ sơ sinh. Mẹ hãy nhẹ nhàng massage theo vòng tròn quanh rốn. Trẻ sẽ phần nào hỗ trợ nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt hơn. Mẹ lưu ý mát xa 3 – 5 phút sau mỗi cữ mẹ cho bú nhé.
3.3 Cho trẻ tắm nước ấm
Ngoài các cách trên thì nếu trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ có thể cho trẻ tắm nước ấm. Đây cũng là một cách hay giúp trị táo bón rất tốt ở trẻ. Nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn, kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng khăn thấm nước ấm đặt lên bụng của trẻ.
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài. Đây là hiện tượng khá bình thường và mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên có những trường hợp trẻ quá lâu ngày không đi ngoài. Hoặc trẻ quấy khóc bỏ bú, chậm tăng cân thì mẹ cần cho bé đi khám kịp thời. Các bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp xử lý thích hợp. Để đặt lịch khám hoặc được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892.