Trẻ sơ sinh ít đi ngoài có biểu hiện gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh ít đi ngoài hay được gọi là táo bón – là biểu hiện của tình trạng chậm đi tiêu thường thấy ở trẻ. Táo bón gây nên cảm giác khó chịu cho bé khi đi ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi và đặc biệt là khi đi vệ sinh. Vì vậy các bậc cha mẹ cần nhận biết sớm tình trạng này để có những phương pháp xử lý kịp thời.

Biểu hiện của tình trạng trẻ sơ sinh ít đi ngoài

Trong quá trình phát triển, trẻ sơ sinh sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau cũng như đối diện với nhiều bệnh lý. Với tình trạng trẻ sơ sinh ít đi ngoài, cha mẹ cần phải có những quan sát kỹ lưỡng mức độ đi vệ sinh của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra được kết luận rằng trẻ sơ sinh bị táo bón hay không?

Trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, ít thấy việc trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày. Việc đi đại tiện có thể diễn ra một ngày nhiều lần, có thể lên tới 6-8 lần/ngày.

Phân của trẻ là phân “hoa cà hoa cải”, vàng lỏng, lợn cợn. Khi trẻ lớn dần lên, số lần đi đại tiện trong ngày giảm dần, có thể trẻ sơ sinh 1 ngày không đi ngoài. Thậm chí là lâu hơn, trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh đi ngoài mà phân của trẻ vẫn mềm xốp, trẻ đi dễ dàng, thì chưa gọi là táo bón. 

Trường hợp trẻ sử dụng sữa công thức

Trẻ ăn sữa công thức thường ít đi ngoài hơn và dễ bị táo bón hơn. Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài kèm theo các triệu chứng như đau bụng, khó chịu, khi vệ sinh khó khăn, rặn đỏ tía tai, đau khóc, phân ra ngoài ít, cứng, nhỏ, vo tròn như phân dê,… có thể trẻ bị táo bón hoặc những bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh ít đi ngoài kèm biểu hiện rặn đỏ mặt, khóc lớn,… rất có thể đã bị táo bón

Nếu thấy trẻ sơ sinh 4 ngày không đi ngoài tiếp tục kèm theo các biểu hiện nói trên thì cha mẹ nên có cách xử lý tình trạng này để trẻ cảm thấy dễ chịu.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều

Nguyên nhân và hướng xử lý khi trẻ ít đi ngoài

Với trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài và tính chất của phân phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh ít đi ngoài so với bình thường hay trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, có hạt,… thì cha mẹ nên sớm tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ít đi ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh ít đi ngoài, dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến bé dễ gặp phải:

Bệnh lý sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh thường xuyên ít đi ngoài, bị táo bón có thể là do bệnh lý xuất phát từ trong chính cơ thể của trẻ. Do dị tật bẩm sinh như: đại tràng phình to, suy giáp trạng, hẹp hậu môn,… hoặc do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa khiến trẻ bị táo bón.

Trẻ bú sữa mẹ không đủ khiến cơ thể trẻ bị mất nước

Đối với trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ vừa là nguồn dinh dưỡng và cũng vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Nếu trẻ bú không đủ sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nước, gây táo bón.

Trẻ uống sữa công thức

Thông thường, sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo giữa các chất đạm và chất béo nên khi trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì khả năng bị táo bón là rất hiếm. Thậm chí trẻ 1 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài nhưng phân vẫn mềm xốp. Tuy nhiên, khi trẻ dùng sữa công thức, một phần nào đó trong thành phần của sữa cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn dinh dưỡng của trẻ. Khi trẻ còn bú sữa mẹ hoàn toàn, việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, ít chất xơ, thiếu dinh dưỡng, khó tiêu, cùng với chế độ ngủ nghỉ không hợp lý khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ ít đi, là nguyên nhân dẫn đến táo bón cho trẻ.

Mẹ ăn nhiều đồ cay nóng trong thời kỳ cho con bú cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều có sao không? Gặp trường hợp này thì cha mẹ nên làm gì? Nội dung tiếp theo sẽ giải thích cụ thể. 

Trẻ sơ sinh ít đi ngoài – mẹ nên làm gì?

Đối với trẻ ít đi ngoài, bị táo bón do nguyên nhân bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để áp dụng các phác đồ điều trị dành riêng cho trẻ. Đối với trẻ bị táo bón thông thường, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Cho trẻ uống nhiều nước

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần phải uống nước, nhưng nếu bị táo bón, mẹ nên cho trẻ uống thêm nước hoặc tăng cữ bú:

  • Với trẻ dưới 4 tháng bị táo bón, mẹ nên tăng cữ sữa để bổ sung nước cho trẻ.

  • Với trẻ trên 4 tháng bị táo bón, mẹ có thể cho trẻ uống 100ml nước/ngày.

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi, nên uống từ 200-300ml nước/ngày.

  • Trẻ 1-3 tuổi cần uống 300-500ml nước/ ngày,…

Chế độ ăn uống hợp lý, nhiều chất xơ với rau củ quả

Trong chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh có tính nhuận tràng, có hàm lượng chất xơ hòa tan cao để giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa hơn như: Rau đay, mồng tơi, súp lơ, một số loại đậu, các loại quả như chuối, bơ, táo, mâm xôi,… vào quá trình ăn dặm ở trẻ sơ sinh

Chọn sữa công thức phù hợp với trẻ

Đa số trẻ sơ sinh ít đi ngoài khi sử dụng sữa công thức không phù hợp. Do đó, cha mẹ nên nghiên cứu kỹ lưỡng, lựa chọn loại sữa công thức chất lượng và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, từ đó phát triển khỏe mạnh.

Hiện nay, dòng sữa công thức Biostime với hai loại là sữa dê Biostime và sữa bò Biostime đang là những sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng. Đặc biệt phù hợp với các trẻ hay gặp những vấn đề về tiêu hóa.

Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao với các vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ; sữa công thức Biostime còn có hệ lợi khuẩn đặc biệt gần giống với sữa mẹ. Chính vì vậy, trẻ sử dụng sữa công thức Biostime đều không gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy. Trẻ đều ăn ngoan, tiêu hóa tốt, ngủ ngoan hơn và phát triển đồng đều mọi chỉ số từ cân nặng, chiều cao, giúp cha mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày.

Massage bụng cho trẻ

Mục đích của việc massage vùng bụng là để kích thích cơ chế co bóp phần đại tràng của trẻ (ruột già) để đẩy phân xuống phía dưới hậu môn. Cha mẹ có thể áp dụng cách massage vùng bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ bằng 3 ngón tay hoặc cả bàn tay.

Cách thực hiện như sau: Đầu tiên xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, xoa chậm và hơi ấn xuống, ấn vừa phải, không được quá mạnh. Sau đó tập trung xoa nhiều hơn vào vùng bụng quanh rốn khoảng 5cm, tập trung vào bên sườn trái của bé. Thời gian thực hiện phương pháp này khoảng 5-10 phút/ lần.

Massage bụng cho trẻ để giúp trẻ dễ dàng đi vệ sinh hơn

Cho trẻ ngâm hậu môn vào chậu nước ấm

Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, làm mềm phân. Phương pháp này có thể áp dụng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên.

Cha mẹ cho trẻ tắm hoặc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 5 phút sẽ giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng khăn ấm áp vào hậu môn cũng là cách giúp con đi vệ sinh nhanh hơn. Vì da của trẻ còn non nớt, rất nhạy cảm nên cha mẹ cần thử nhiệt độ nước trước khi ngâm hậu môn cho bé, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng bỏng rát, tổn thương da của trẻ.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề trẻ sơ sinh ít đi ngoài mà nhiều cha mẹ quan tâm. Cha mẹ cũng cần lưu ý, để chữa trị táo bón cho trẻ tận gốc, cần phải căn cứ vào thể trạng, cơ địa của từng trẻ và nguyên nhân gây táo bón. Khi trẻ không đi ngoài kéo dài nhiều ngày, tình trạng lặp lại nhiều lần, tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Trần Thị Kim Hoàn

Trần Thị Kim Hoàn

Là giám đôc CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU HOAN TT – Một doanh nghiệp chuyên phân phối dòng sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam, tôi luôn mong sản phẩm của mình mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.