Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có chữa được không? – Mới nhất 2022 | Bacsi247.org

Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ nghiêng đầu không phải là trường hợp hiếm gặp hiện nay. Vậy khi trẻ bị vẹo cổ phải làm sao để tốt cho trẻ nhất và trẻ sơ sinh bị vẹo cổ nghiêng đầu có chữa được không? Cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị vẹo cổ nghiêng đầu ở trẻ phổ biến nhất hiện nay.

1. Vẹo cổ là gì?

Vẹo cổ hay còn có tên gọi khác là tật cổ xoay, đây là tình trạng đầu trẻ nghiêng sang một hướng, chủ yếu là bên phải chiếm 75% còn cằm thì nghiêng sang hướng ngược lại.

Vẹo cổ thường không gây đau đớn cho trẻ, các dấu hiệu nhận biết xuất hiện khá sớm, có thể từ ngay khi trẻ sinh ra.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi thường có các dấu hiệu vẹo cổ như xuất hiện khối u xơ cơ ức đòn chũm ngay sau sinh và vận động cổ bị hạn chế, đầu trẻ có xu hướng nghiêng sang phía có khối u xơ.

Dấu hiệu muộn thường xuất hiện sau 3 tháng tuổi: Trẻ có xuất hiện khối u xơ nhưng mật độ chắc hơn rất nhiều so với trẻ dưới 3 tháng, đầu trẻ vẹo sang bên có khối u, cột sống cổ hạn chế vận động, các đốt sống bị biến biến dạng, trẻ có hiện tượng lác mắt và một nửa khuôn mặt bên có khối xơ bị teo lại.

Trẻ bị vẹo cổ phải làm sao là câu hỏi quan tâm của nhiều cha mẹ, tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì vẫn có thể điều trị khỏi bệnh kể cả nguyên nhân hình thành là do di truyền hay bẩm sinh. Chính vì vậy việc sớm phát hiện tình trạng trẻ bị vẹo cổ nghiêng đầu sẽ giúp việc điều trị thuận lợi hơn rất nhiều.

2. Nguyên nhân trẻ bị vẹo cổ nghiêng đầu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vẹo cổ nghiêng đầu ở trẻ sơ sinh. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng trẻ bị vẹo cổ:

  • Căng cơ ức đòn bẩm sinh ảnh hưởng đến tư thế của trẻ ngay trong bụng mẹ hoặc gây ra tổn thương khi trẻ chào đời
  • Di truyền
  • Do tổn thương nghiêm trọng ở não
  • U tủy sống
  • Đốt sống cổ bị dính vào nhau
  • Do tư thế của trẻ như nằm nghiêng một bên hoặc ngồi không đúng cách.

Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có chữa được không?

3. Điều trị vẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Các số liệu y tế ghi lại cứ 250 trẻ thì có 1 trẻ bị vẹo cổ bẩm sinh. Tuy nhiên bị vẹo cổ nghiêng đầu hoàn có thể điều trị được nếu sớm phát hiện và tùy vào từng mức độ bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung cha mẹ khi phát hiện trẻ bị vẹo cổ thì nên phối hợp với bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp đầu tiên và đơn giản nhất, tuy nhiên phương pháp này này cần nhiều thời gian và sự kiên trì thực hiện. Cha mẹ có thể thực hiện tại nhà nhưng phải có sự hướng dẫn cẩn thận từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra cha mẹ cần lưu ý thực hiện cho đến đến tri trẻ khỏi hoàn toàn, khối u không có dấu hiệu nóng đỏ, tập khi trẻ không quấy khóc và trước khi cho trẻ ăn. Một số bài tập vật lý trị liệu giúp điều trị trị vẹo cổ ở trẻ sơ sinh:

  • Xoa bóp, day cơ ức đòn chũm: Sử dụng một tay cố định khớp vai bên bệnh của trẻ, tay còn lại có thể dùng 1 hoặc 2 ngón tay xoa day trên khối xơ theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện 5-10 phút một lần và 3-4 lần/ ngày.
  • Kéo dãn cơ ức đòn chũm: Cố định khớp vai bên bệnh của trẻ bằng một tay, giữ đầu trẻ bằng bàn tay còn lại, bàn tay tỳ nhẹ vào đầu trẻ và kéo dần xuống thật từ từ và nhẹ nhàng. Sau đó giữ khoảng 30s rồi thả lỏng rồi lặp lại thao tác khoảng 2-4 lần. Một ngày thực hiện bài tập này khoảng 3-4 lần.
  • Xoay đầu trẻ: Cố định khớp vai bên bệnh của trẻ, tay còn lại đặt lên đầu trẻ bên lành, bàn tay tỳ nhẹ vào đầu trẻ, từ từ xoay đầu trẻ đưa cằm về gần vai bên bệnh rồi giữ khoảng 15-30s sau đó thả lỏng. Thực hiện 3-4 lần/ngày.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng sang hai bên: Thực hiện phương pháp này bằng cách dùng gối dài kê sau lưng trẻ, nên để qua vai và hông của trẻ để trẻ nằm nghiêng hoàn toàn tránh tình trạng nằm ngửa, nghiêng đầu. Khi trẻ nằm nghiêng sang bên không có khối xơ thì không kê gối dưới đầu còn ngược lại thì kê gối tam giác dưới đầu. Thay đổi tư thế nằm nghiêng của trẻ sang từng bên khoảng 2 tiếng một lần hoặc sau mỗi bữa ăn của trẻ.

Điện trị liệu

Sử dụng dòng điện một chiều để đưa thuốc vào trong khối u với mục đích làm mềm khối u. Phương pháp này thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, mỗi đợt trị liệu diễn ra trong vòng từ 15-20 phút phút và kéo kéo dài từ 15-20 lần

Sử dụng dụng cụ chỉnh hình

Loại dụng cụ thường dùng là đai cổ mềm, đây là loại dụng cụ chỉnh hình được sử dụng đồng thời khi sử dụng các phương pháp như vật lý trị liệu, điện trị liệu hay phẫu thuật. Mục đích sử dụng dụng cụ giúp cố định đầu trẻ ở vị trí trung gian

Phẫu thuật

Phương pháp này được sử dụng khi các phương pháp trên không có hiệu quả khả quan, thực hiện khi trẻ đủ 2 tuổi trở lên.

Việc phát hiện sớm bệnh vẹo cổ sẽ giúp trẻ có cơ hội điều trị bệnh cao trong thời gian ngắn. Vì thế, khi các bậc cha mẹ phát hiện trẻ có bất thường tư thế cột sống cổ và đầu, hạn chế cử động quay, xoay cổ thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và can thiệp điều trị sớm để có kết quả tốt nhất.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City hiện nay đã và đang triển khai khám và tư vấn điều trị vẹo cổ do tật cơ ở trẻ nhỏ và các đối tượng khác. Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: trungtamphuchoichucnang.com