Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân và cách xử trí

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều lần khiến các bậc phụ huynh lo lắng, không biết tình trạng này liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của con không. Trong bài viết dưới đây, mời bố mẹ cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách xử trí hiệu quả.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng

Nhận biết dấu hiệu sôi bụng ở trẻ giúp cha mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời, cũng như chăm sóc trẻ phù hợp:

  • Bụng trẻ sơ sinh sôi ọc ọc thường xuyên.
  • Mất ngủ, khó ngủ là hệ quả khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng vào ban đêm. 
  • Trẻ không bú sữa mẹ hoặc sau khi bú bị nôn, trớ, ọc sữa. 
  • Trẻ bị sôi bụng đi ngoài nhiều lần, phân thải ra toàn nước và có mùi hôi khó chịu. 
  • Cùng với hiện tượng sôi bụng, trẻ còn có triệu chứng đầy hơi, nhất là khi sờ vào bụng, mẹ có thể cảm thấy bụng của trẻ chướng, căng lên. 

trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Ngoài dấu hiệu sôi bụng thì trẻ sơ sinh còn gặp phải đầy hơi, quấy khóc và đi ngoài phân lỏng thường xuyên. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do 6 nguyên nhân sau đây:

Chế độ ăn uống của mẹ không khoa học 

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng của mẹ có tác động trực tiếp đến sức khỏe tiêu hóa của con. Theo đó, nếu mẹ ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ thường xuyên sẽ khiến chất lượng nguồn sữa bị ảnh hưởng, làm cho trẻ 1 tháng tuổi bị sôi bụng. 

> Tham khảo thêm: Mẹ nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa của bé?

Trẻ bú sữa không đúng cách

Trẻ sơ sinh dễ bị nuốt nhiều khí vào dạ dày và gặp phải sôi bụng nếu như mẹ cho con bú sai tư thế hoặc là trẻ ngậm vú không đúng khớp. Thêm vào đó, trẻ dùng sữa công thức nhưng pha sữa không đúng tỷ lệ, dụng cụ pha không đảm bảo vệ sinh thì đều làm cho trẻ bị đầy hơi, sôi bụng, đi ngoài liên tục.

trẻ sơ sinh sôi bụng

Khi mẹ cho con bú sai tư thế, điều này khiến trẻ dễ nuốt nhiều khí vào dạ dày, dẫn đến bụng chướng to và sôi ọc ọc. 

> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn các tư thế cho bé bú đúng cách không lo bị sặc

Trẻ quá đói hoặc quá no

Nếu nghe thấy bụng trẻ sơ sinh sôi ọc ọc thì khả năng cao em bé của mẹ đang đói bụng. Lúc này, mẹ nên cho con bú ngay để xem có cải thiện tình trạng này không. Ngoài ra, còn có trường hợp do trẻ ti mẹ quá nhiều, dẫn đến nhu động ruột phải co thắt và vận chuyển thức ăn liên tục, từ đó gây ra tình trạng chướng bụng, sôi bụng. 

Trẻ bất dung nạp lactose trong sữa

Đôi khi, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều lần là do không dung nạp được lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này bắt nguồn khi cơ thể không sản xuất đủ lactase để hấp thu đường lactose, dẫn đến lactose không được phân hủy ở ruột non mà đẩy xuống ruột già. Tại đây vi khuẩn phân hủy lactose thành chất lỏng và khí, gây ra vấn đề khó tiêu, bụng sôi ọc ọc ở trẻ. 

Trẻ mẫn cảm với sữa bò công thức

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi sôi bụng có thể đến từ nguyên nhân mẫn cảm với sữa bò. Tình trạng này không chỉ làm cho bụng của con sôi ọc ọc, xì hơi nặng mùi mà còn dẫn đến đi ngoài phân lỏng và nếu không khắc phục sớm, bệnh sẽ chuyển thành tiêu chảy, gây mất nước rất nguy hiểm. 

Trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus

Giai đoạn đầu đời, do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên nguy cơ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công rất cao, dẫn đến trẻ dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa với biểu hiện là chướng bụng, sôi bụng, khó tiêu hoặc táo bón. 

Trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng có sao không?

Trẻ sơ sinh bụng sôi ọc ọc có sao không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu là do trẻ đói bụng hoặc quá no bụng thì bố mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh liều lượng sữa cho bé bú. Còn trong trường hợp trẻ sôi bụng thường xuyên, kèm theo dấu hiệu bất thường như sụt cân, quấy khóc liên tục, tiêu chảy… thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như loạn khuẩn ruột, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý ở ruột và dạ dày. 

Lúc này, cha mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan vì sôi bụng do bệnh lý khiến trẻ chậm phát triển, biếng ăn, thiếu máu, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này.

trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không

Trường hợp sôi bụng ở trẻ sơ sinh là do bệnh lý thì cha mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để có chỉ định can thiệp kịp thời. 

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh sôi bụng

Khi trẻ bị sôi bụng đi ngoài thường xuyên, phụ huynh nên tham khảo một vài cách khắc phục sau đây để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Trong suốt thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên chú ý xây dựng chế độ ăn phù hợp. Mẹ nên tránh xa hoặc hạn chế đồ chiên, rán, cay, nóng hoặc thức ăn nhanh khiến nguồn sữa bị ảnh hưởng. Song song cần ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, ngũ cốc, táo, bông cải xanh, bơ, quả mọng, đu đủ để mang đến vị sữa thơm ngon, chất lượng, giúp trẻ khi bú mẹ không còn đầy hơi và sôi bụng nữa.

>>Có thể mẹ chưa biết: TOP 12 thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh 

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao: Hãy thay đổi tư thế cho con bú

Để tránh tình trạng trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày và dẫn đến sôi bụng, mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú đúng cách. Cụ thể, hãy ôm con vào lòng sao cho bụng trẻ áp gần bụng mẹ, mặt của trẻ quay vào vú mẹ và miệng đối diện với núm vú. 

Đối với trẻ bú bình, mẹ nên lựa chọn núm vú có kích thước vừa miệng. Nhờ vậy trẻ có thể bú sữa nhiều hơn, không bị nuốt phải nhiều khí gây ra tình trạng sôi bụng.

Sau một cữ bú, mẹ cũng nên vỗ ợ cho trẻ bằng cách đặt con nằm sấp trên cánh tay của mẹ (đầu trẻ cao hơn ngực). Sau đó, mẹ dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng trên lưng của trẻ theo hình tròn. 

Cho trẻ bú đúng lượng sữa và đúng thời điểm

Một lưu ý cho mẹ là không nên cho con bú quá nhiều trong một lần, vì có thể khiến trẻ quá no, dễ sinh ra khó tiêu, chướng và sôi bụng ọc ọc. Thay vào đó, mẹ nên chia cữ bú thành nhiều cữ nhỏ, đồng thời lưu ý thời điểm cho con bú phải ít nhất 2 – 3 giờ một lần để trẻ không bị đói bụng.

sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Hãy cho con bú sữa đúng tư thế, đồng thời chia cữ bú thành nhiều cữ nhỏ để trẻ dễ hấp thu, không bị quá no dẫn đến chướng hoặc sôi bụng. 

Đổi loại sữa công thức

Đối với trẻ không dung nạp lactose trong sữa mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho con bú đủ cữ. Bởi vì dù đường ruột thiếu enzyme lactase nhưng hệ tiêu hóa của trẻ vẫn có thể hấp thu đường lactose trong sữa mẹ. 

Đối với trẻ không dung nạp lactose trong sữa công thức, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám, nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn sữa không có đường lactose (free lactose) phù hợp.

Đối với trẻ sơ sinh bị sôi bụng nhiều do mẫn cảm sữa bò, phụ huynh có thể cân nhắc cho con yêu sử dụng sữa dê. 

Kabrita tự hào là thương hiệu sữa dê số 1 thế giới, được nhiều bố mẹ tin dùng hiện nay. Sản phẩm kế thừa đặc tính mát dịu từ sữa dê với đạm quý A2 ß-casein, không có đạm A1 ß-casein và có hàm lượng αs1-casein (tác nhân làm kích ứng tiêu hóa) thấp hơn sữa bò, giúp hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng, ít bị đầy hơi, táo bón… Sản phẩm còn có Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ đường ruột của trẻ trước tấn công của mầm bệnh xung quanh. Nhờ vậy, nguy cơ trẻ bị sôi bụng do tác động của virus, vi khuẩn cũng được giảm thiểu.

trẻ sơ sinh bị đầy hơi sôi bụng

Sữa dê Kabrita với nguồn dinh dưỡng mát dịu từ thiên nhiên, thân thiện với tiêu hóa giúp trẻ dễ đi ngoài, hấp thu nhanh và phát triển toàn diện. 

Không dừng lại ở đó, sữa dê Kabrita được cải tiến trong công thức dinh dưỡng, bổ sung nhiều thành phần quý như chất xơ GOS, Beta-palmitate bồi dưỡng tiêu hóa khỏe mạnh; DHA & ARA hỗ trợ phát triển não bộ và 22 loại vitamin – khoáng chất góp phần nâng cao miễn dịch, tạo nền tảng cho con phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời. 

Sữa dê Kabrita còn có hương vị thơm ngon, rất dễ uống. Hiện tại, Kabrita có 3 dòng sản phẩm phù hợp từng giai đoạn phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo và cập nhật mức giá TẠI ĐÂY. 

Rửa sạch dụng cụ pha sữa, đồ chơi, ti giả của trẻ

Mẹ nên chú ý tiệt trùng dụng cụ pha sữa, đồ chơi và ti giả bằng nước sôi để tránh tình trạng các món này bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến đường ruột và gây ra sôi bụng ở trẻ. Ngoài ra, khu vực pha sữa như mặt bàn, bồn rửa cũng phải được làm sạch thường xuyên bằng xà phòng và khăn giấy khử trùng để loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn. 

Đưa trẻ đi khám nếu triệu chứng kéo dài

Để có tư vấn phù hợp về cách trị sôi bụng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ, nhất là khi triệu chứng kéo dài và không thuyên giảm. Ngoài ra, trong sinh hoạt hằng ngày, phụ huynh cần hạn chế cho con uống thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Lý do là các loại thuốc này tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến trẻ dễ bị rối loạn đường ruột với biểu hiện như sôi bụng, tiêu chảy và táo bón. 

Bài viết trên đây đã cung cấp kiến thức vì sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đề xuất cách xử lý phù hợp. Phụ huynh có thể tham khảo để chăm sóc con đúng cách, đồng thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục tốt nhất trong trường hợp sôi bụng kéo dài và nghiêm trọng.

> Xem thêm: