Trẻ nhút nhát thì phải làm sao? – VNKid – Đồng hành cùng trẻ em Việt
Nhút nhát, rụt rè không phải là tính cách xấu nhưng bố mẹ hãy giúp con hòa đồng, tự tin bước ra thế giới khi không có người lớn bên cạnh. Vậy, trẻ nhút nhát thì phải làm sao? Bài viết này của https://vnkid.vn/ sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ sợ sệt, tự ti và cách dạy trẻ bớt nhút nhát hiệu quả nhất.
Mục Lục
Những biểu hiện của trẻ nhút nhát
Trẻ có tính nhút nhát, e thẹn tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển nhân cách, trí tuệ của bé nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội về sau.
Nếu một người có tính cách nhút nhát thì thường không có chủ kiến, hay sợ sệt, muốn làm việc gì cũng rất khó thành công. Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhỏ nhiều hơn. Quan sát con có các những biểu hiện của trẻ nhút nhát sau đây không để kịp thời tìm cách cải thiện, giúp bé tự tin hơn:
Rất dễ xấu hổ, ít nói
Trẻ nhỏ hay xấu hổ, rụt rè, sợ sệt là điều bình thường nhưng nếu dấu hiệu này trở nên nghiêm trọng như: không muốn nói chuyện, không dám xuất hiện trước mặt người lạ… có thể bé đang rất tự ti về bản thân.
Không có nhiều bạn bè
Trẻ nhỏ được biết đến là những người dễ kết giao, làm quen với bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng, ở những trẻ có tính nhút nhát, sợ sệt vì thiếu tự tin nên không thích có nhiều, chỉ muốn chơi một mình.
Thiếu tự tin
Các bé nhút nhát thường thiếu tự tin, mặc cảm, dù chưa thử làm nhưng đã nghĩ mình không đủ năng lực và bỏ cuộc. Như vậy, trên con đường trưởng thành và xây dựng sự nghiệp, trẻ sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội quý giá.
Sợ sệt, thiếu dũng cảm
Mặc dù những bé có tính cách rụt rè, nhút nhát cũng mong muốn có được thành tích học tập xuất sắc nhưng trẻ lại nghi ngờ vào năng lực của bản thân, thiếu dũng cảm để đối mặt với các kỳ thì. Do đó, bé sẽ cố gắng từ chối hoặc tránh bất cứ cuộc thi nào mà bố mẹ muốn con tham gia.
Trẻ rất nhạy cảm
Ở những đứa trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường rất nhạy cảm với những lời nói, bình thuận của bạn bè, thầy cô, bố mẹ và mọi người xung quanh. Đặc biệt, các bé khó tiếp nhận sự đánh giá của bạn bè cùng trang lứa, thậm chí còn cho rằng mọi người đang ghét mình. Vì thế mà lúc nào trẻ cũng buồn bã, ủ rũ, không thích giao tiếp với ai cả.
Gặp khó khăn trong diễn đạt
Theo thống kê gần đây, có hơn 80% trẻ em nhút nhát biểu đạt kém, nói đứt quãng, hay nói lắp, câu văn không liền mạch và rõ ràng. Các chuyên gia giáo dục cho biết, chính sự tự ti, rụt rè đã gây trở ngại cho khả năng giao tiếp, biểu đạt ngôn ngữ của trẻ.
Tính ỷ lại rất cao
Đa số trẻ nhỏ thường muốn tự mình hoàn thành mọi việc, còn ở những bé nhút nhát lại không thích làm việc gì hết, dựa dẫm hoàn toàn vào mọi người xung quanh. Nguyên nhân là do bé luôn lo lắng mình không làm tốt, thiếu tự tin vào bản thân.
Khả năng chịu đựng kém
Những đứa trẻ quá nhút nhát, rụt rè thường không thể chịu đựng được bệnh tật, sự thất bại… như các bé khác. Khi gặp một thất bại nhỏ hoặc ốm đau một chút là bé đã cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn. Thậm chí khi bố mẹ bị bệnh hay chuyển môi trường sống… cũng khiến trẻ không thể chấp nhận và thích ứng ngay.
Thiếu quyết đoán
Những đứa trẻ quá nhút nhát làm việc gì cũng do dự, lo mình không đủ tốt, sợ bị người khác cười chê, sợ thất bại… Khi gặp vấn đề khó, trẻ thường không có chủ kiến, luôn thích hỏi và phụ thuộc vào quyết định của người khác. Vì thiếu tính quyết đoán, sợ sệt đủ thứ nên những đứa trẻ này rất khó để làm việc lớn.
Hay ngưỡng mộ người khác
Có nhiều lúc, bé cảm thấy ngưỡng mộ đồ của khác đẹp hơn, bạn ấy sống sung sướng hơn… Mặc dù bản thân bé cũng đang có những thứ đó nhưng luôn cảm thấy mình không bằng bạn bè.
Trong tâm hồn của trẻ nhỏ đã bắt đầu hình thành tâm lý so sánh với bạn bè và mọi người xung quanh. Khi hoàn cảnh thua kém người khác, trẻ sẽ dẫn hình thành tâm lý ngưỡng mộ, ghét bỏ bản thân lẫn gia đình mình. Nếu bố mẹ không kịp thời hướng dẫn và chỉ dạy thì trẻ dễ có tâm lý tự ti, mặc cảm.
Khả năng thích ứng kém
Ở những trẻ nhút nhát sợ sệt có khả năng thích ứng rất kém, khó quen với môi trường mới và không muốn tiếp xúc với người lạ. Nếu miễn cưỡng phải làm quen, giao tiếp với người khác thì quá trình này diễn ra chậm chạp và rất khó khăn.
Ngoài ra, trẻ rụt rè nhút nhát cũng ngại vận động, chạy nhảy, không có hứng thú với những điều mới lạ và thiếu sự nhiệt tình.
Vì sao trẻ nhút nhát thiếu tự tin?
Không phải bé nào vừa sinh ra đã có tính nhút nhát, sợ sệt cả mà tất cả phụ thuộc vào lối sống, cách bố mẹ và thầy cô dạy dỗ cũng như sự tác động từ môi trường xung quanh. Trong đó, ở nhà và trường học là hai môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tính cách của trẻ và có thể kéo dài đến tuổi trường thành.
Do gia đình quá bao bọc trẻ nhỏ
Việc gia đình, bố mẹ quá bao bọc, không cho bé tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài sẽ khiến trẻ cảm thấy lạc lõng, khó thích ứng với mọi việc nếu rời xa vòng tay của người lớn.
Chẳng hạn như bình thường việc thay quần áo, ăn uống của con đều có bố mẹ phụ khách. Tuy nhiên khi lên mẫu giáo, lớp 1 các bạn đều có thể tự làm được, chỉ một mình bé không biết, như vậy sẽ hình thành nên tâm lý xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè.
Hơn nữa, một số bậc phụ huynh vì sợ con bị thương, gặp nguy hiểm nên luôn dặn dò “con không được làm cái này, cái kia khi không có bố mẹ ở bên”. Chính điều này đã khiến trẻ ngày càng thiếu tính tự lập và trở nên ỉ lại, dựa dẫm vào người lớn.
Ba mẹ thường xuyên căng thẳng
Theo các chuyên gia, việc bố mẹ thường xuyên căng thẳng, cãi vã cũng khiến trẻ nhỏ trở nên nhút nhát không hòa đồng và sống khép mình hơn. Nguyên nhân là bé không cảm nhận được hạnh phúc, sự yêu thương từ gia đình do bố mẹ bận rộn với công việc, lúc nào cũng mệt mỏi, căng thẳng hay thường xuyên chứng kiến các trận cãi nhau của người lớn.
Điều này khiến trẻ hình thành nên tâm lý so sánh với bạn bè xung quanh, nhất là những bố mẹ được bố mẹ cưng chiều, lúc nào cũng vui vẻ. Từ đó, bé dần trở nên thiếu tự tin, mặc cảm với hoàn cảnh sống và không còn hứng thú với mọi thứ xung quanh.
Trẻ bị ảnh hưởng bởi những lời chê bai
Tâm lý của trẻ em rất non nớt, vì thế những lời tiêu cực, dọa nạt có thể ám ảnh các bé trong một thời gian dài. Việc trẻ phải nhận quá nhiều lợi lẽ tiêu cực, chê trách thường xuyên sẽ khiến bé ngày càng thất vọng, không còn tin tưởng vào bản thân và muốn xa lánh mọi người hơn.
Ngay cả khi trẻ biết chính xác đáp án nhưng vì tâm lý sợ sai, rụt rè ràng buộc không cho bé vượt qua khỏi vòng tròn an toàn của bản thân để thể hiện điểm mạnh của mình.
Một số điều tiêu cực gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ nhút nhát rụt rè như: bố mẹ hay chê trách con, bị so sánh về thành tích với bạn bè, gia đình dùng cách dọa nạt để bảo vệ bé khỏi tiếp xúc với những thứ nguy hiểm, bị bạn bè chê cười về ngoại hình…
Trẻ mặc cảm về bản thân
Bé có học lực yếu kém cũng có thể liên quan đến việc hình thành nên tính cách ngại ngùng, rụt rè, xấu hổ và thiếu tự tin. Bên cạnh đó, ở những trẻ có gia cảnh kém, không xinh đẹp, đáng yêu như bạn bè, không có quần áo đẹp… cũng có thể hình thành nên tâm lý mặc cảm và tự tin.
Ngoài ra, những trẻ quá béo, quá gầy hoặc quá còi cọc cũng rất dễ có tâm lý tự ti, mặc cảm với bạn bè xung quanh. Cộng với thường hay bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình khiến trẻ có suy nghĩ sống khép mình, thầm lặng, hạn chế thể hiện bản thân sẽ tốt hơn.
Nguyên nhân trẻ nhút nhát do tiếp xúc với công nghệ
Do cuộc sống bận rộn nên nhiều bậc phụ huynh thường dạy dỗ con bằng cách cho trẻ xem máy tính, tivi, điện thoại từ rất sớm. Điều này không chỉ hình thành nên tính cách rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp mà còn gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tư duy và các kỹ năng mềm ở trẻ.
Trẻ nhút nhát thì phải làm sao? – Lời khuyên cho cha mẹ
Vì tính nhút nhát, tự ti, sợ sệt sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến việc học hành và con đường phát triển sự nghiệp của trẻ sau này. Do đó, nếu con có biểu hiện của trẻ nhút nhát thì bố mẹ nên tìm cách giúp con trở nên tự tin, năng động và hòa đồng hơn. Vậy, trẻ nhút nhát thì phải làm sao?
Trẻ nhút nhát thì phải làm sao? – Hãy dành lời khen đúng lúc
Bất cứ trẻ nhỏ nào cũng thích được khen ngợi, nên các bé luôn cố gắng để bố mẹ có thể công nhận và dành cho mình nhiều lời tán thưởng. Với trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, ban đầu có thể có xu hướng từ chối lời khen ngợi, không thích được tán dương như trong thực tâm bé rất thích thú với điều này.
Vì vậy, khi con làm tốt điều gì đó, các bậc phụ huynh hãy dành cho bé những lời khen chân thành và những phần thưởng hấp dẫn để tạo động lực cho trẻ cố gắng.
Dù vậy các bậc phụ huynh cũng không nên khen ngợi trẻ quá mức vì có thể khiến con không tin hoặc hình thành tâm lý tự cao tự đại. Bố mẹ có thể nói như “bố mẹ tự hào về con”, “ngày hôm nay con làm rất tốt, hãy tiếp tục phát huy nhé”… Đồng thời, khi dạy trẻ bớt nhút nhát, bố mẹ đừng quên nói với con những lời yêu thương mỗi ngày.
Hướng dẫn con tự biết cách chăm sóc bản thân
Thông thường trẻ nhỏ chỉ hoạt ngôn, lanh lợi khi ở nhà, con ra ngoài thì bé rất nhút nhát và rụt rè. Nguyên nhân là do bé cảm thấy không an toàn, thiếu tự tin khi giải quyết vấn đề hay hành động một mình.
Vì vậy, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con cách tự chăm sóc bản thân để phát triển tinh thần tự giác ở trẻ. Thậm chí, bố mẹ có thể nhờ vả con một số công việc đơn giản trong nhà. Khi bé làm tốt hãy khen ngợi, khích lệ con thật nhiều để bé cảm thấy vui sướng và thích thú.
Không ép buộc trẻ giao tiếp khi trẻ không muốn
Khi áp dụng các phương pháp dạy trẻ nhút nhát, bố mẹ hãy lưu ý không nên ép buộc, tạo áp lực cho các bé. Bố mẹ đừng bao giờ quát mắng, đe dọa và trừng phạt nếu bé tỏ ra thô lỗ hoặc không trả lời khi ai đó hỏi thăm. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên nhẹ nhàng, khuyên bảo, hướng dẫn để bé tự nguyện chào hỏi và bắt chuyện với người khác mà không làm ảnh hưởng tới tâm lý của con.
Chia sẻ, tâm sự, cùng chơi với trẻ
Nỗi sợ của trẻ có thể rất buồn cười và vô lý đối với bố mẹ nhưng nó lại là vấn đề lớn đối với bé. Các bậc phụ huynh nên nghiêm túc nói chuyện, tâm sự về nỗi sợ đó, hãy giải thích cho bé hiểu một cách đơn giản và hài hước nhất. Trẻ nhỏ sẽ không bao giờ hết nhút nhát nếu bố mẹ phớt lờ đi nỗi sợ và điều khiến trẻ cảm thấy tự ti.
Trẻ em nhút nhát phải làm sao? – Khuyến khích bé tham gia các hoạt động tập thể
Hiện nay có rất nhiều hoạt động, lớp kỹ năng mềm được tổ chức để giúp trẻ nhỏ tự tin, và dạn dĩ hơn. Các bậc phụ huynh nếu có điều kiện thì nên cho con tham gia vào các lớp học này để rèn luyện cho con những kỹ năng mềm cần thiết như: cách giao tiếp, cách kết bạn, cách thuyết trình….
Ngoài ra, trẻ nhút nhát thì phải làm sao, bố mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động nhóm, đoàn đội, chương trình ca hát ở nhà hát thiếu nhi, hoạt động của trường… để bé trở nên mạnh dạn và tự tin hơn vào chính bản thân minh.
Nhờ sự giúp đỡ của giáo viên
Trường học là nơi bé tiếp xúc mỗi ngày, vì thế bố mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy, cô giáo để cải thiện tính nhút nhát trước đám đông và rụt rè của con. Thường thì trẻ sẽ ít giơ tay phát biểu cho dù biết đáp án hay học bài kỹ và cũng ngại hỏi lại bài giảng cho dù không hiểu. Bố mẹ có thể nhờ giáo viên quan tâm đến trẻ hơn bằng cách gọi con phát biểu ý kiến hay hỏi về bài học.
Khi bé trả lời đúng và nhận được sự tán thưởng của thầy cô, bạn bè sẽ dần dần thấy thích thú vì được mọi người công nhận và cố gắng, nỗ lực hơn. Trong trường hợp bé có trả lời sai, bị bạn bè cười chê thì cần sự hỗ trợ từ giáo viên để giải tỏa tâm lý xấu hổ và ngại ngùng của con. Qua vài lần bé sẽ quen dần và không còn sợ sệt khi đứng lên trả bài.
Thực tế, từ một bé nhút nhát thiếu tự tin trở nên mạnh dạn, dũng cảm thực sự là một quá trình dài, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải thực sự kiên trì. Đặc biệt là áp dụng đúng các cách được chuyên gia chia sẻ về vấn đề trẻ nhút nhát thì phải làm sao ở trong bài viết này. Song song đó, gia đình cũng cần thay đổi cách giáo dục, chăm sóc trẻ và tạo con một môi trường sống lành mạnh nhất.
Phụ huynh có thể tham khảo dòng đồng hồ định vị thông minh cho bé giúp bố mẹ theo dõi bé khi xa vòng tay của mình, xem chi tiết tại link: https://vnkid.vn/dong-ho-dinh-vi/