Trễ kinh làm sao để có lại và những giải đáp cho chị em – MarryBaby

Vì sao phụ nữ bị chậm kinh?

Chậm kinh (hay trễ kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ. Đây là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt.

Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh. Mặt khác, khi chị em lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được xem là vô kinh.

Thật ra, tình trạng chậm kinh nguyệt rất thường gặp đối với đa số chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng như biết cách trễ kinh làm sao để có lại.

trễ kinh làm sao để có lại

Nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt

Trễ kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với phụ nữ có thai thì trễ kinh nguyệt là điều hoàn toàn bình thường trong suốt thời kì mang thai. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chậm kinh, cụ thể như:

  • Mang thai: Mang thai là nguyên nhân chắc chắn nhất của sự trễ kinh của chị em. Khi chị em có quan hệ tình dục, đặc biệt là không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà bị trễ kinh 1 tuần hay 10 ngày thì rất có thể chị em đã có tin vui đấy.
  • Tăng giảm cân nặng đột ngột: Cân nặng của bạn tăng hay giảm quá nhanh đều sẽ khiến tuyến giáp bị tác động, khiến lượng hormone sinh dục nữ bị thay đổi. Điều này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và biểu hiện bởi chứng chậm kinh, đau bụng kinh, mất kinh.
  • Stress: căng thẳng do công việc, gia đình… kéo dài có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt làm cho nó dài hoặc ngắn hơn, thậm chí là mất kinh.
  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc: Việc thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân gây trễ kinh ở chị em.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì các hormone kích thích tố.
  • Tiền mãn kinh: Thời điểm mãn kinh trung bình là ở độ tuổi 52 khi người phụ nữ không có kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng. Nhiều phụ nữ trải qua các triệu chứng 10 – 15 năm trước khi mãn kinh thực sự. Giai đoạn này được gọi là tiền mãn kinh và báo hiệu lượng estrogen bắt đầu có sự dao động.
  • PCOS: PCOS là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Kinh nguyệt bất thường hoặc thậm chí không có cũng là một đặc điểm chung của tình trạng này.