Trễ kinh làm sao để có lại? 4 cách chữa mất kinh nguyệt hiệu quả tại nhà
Kinh nguyệt đột ngột biến mất dù không mang thai khiến bạn vô cùng lo lắng. nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy làm sao để có kinh trở lại? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân cũng như
cách có kinh trở lại
dễ dàng tại nhà nhé.
Hiểu đúng về chu kỳ kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường gặp ở từ thời điểm chị em dậy thì đến khi chị em bước vào tuổi mãn kinh dưới sự điều khiển của hormone nội tiết tố nữ. Theo chu kỳ thì sau khoảng 28 đến 32 ngày lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trứng sau khi được thụ tinh vào làm tổ, nếu quá trình thụ tinh không được diễn ra lớp niêm mạc này sẽ bị bong ra gọi là máu kinh và chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Khi nào chu kỳ kinh nguyệt được xem là thất thường?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là thất thường khi xuất hiện kèm các dấu hiệu chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít loãng hoặc vón cục, bị ra máu bất thường ngoài chu kỳ kinh…
-
Nếu bạn bị ra kinh dưới 21 ngày kể từ ngày đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt thì được coi là mau kinh.
-
Nếu bạn bị mất kinh quá 35 ngày kể từ ngày đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt thì được coi là chậm kinh hoặc trễ kinh.
-
Nếu bạn bị mất kinh liên tiếp quá 3 tháng thì được coi là đã bị vô kinh.
Nguyên nhân khiến chị em bị mất kinh
Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh
Theo thời gian bộ ba não bộ – tuyến yên – buồng trứng cũng như các cơ quan khác trong cơ thể chị em dần bị lão hóa khiến cho việc sản xuất ra hormone nội tiết tố nữ bị suy giảm, chị em bị thiếu hụt nội tiết tố nữ nghiêm trọng chính là nguyên nhân khiến chị em bị mất kinh.
Phụ nữ cho con bú
Sau sinh chị em bị mất kinh nguyệt là hiện tượng hết sức bình thường do hormone estrogen nhường chỗ cho hormone tiết sữa prolactin. Vì vậy cơ thể bị rơi vào tình trạng mất cân bằng nội tiết khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều trong đó có mất kinh.
Thời gian kinh nguyệt trở lại sau sinh cũng khác nhau, có người sẽ có lại sau 1 tháng ở cữ, sau 6 tháng khi con không còn ti 100% sữa mẹ nhưng cũng có những trường hợp mất kinh đến khi cai sữa con hoàn toàn. Chính vì vậy chị em đừng quá lo lắng trong trường hợp này nhé.
Thay đổi cân nặng đột ngột
Việc thay đổi cân một cách đột ngột có thể là việc tăng hoặc giảm cân đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và cả chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Bởi việc thay đổi cân nặng đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng nên sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt gây chậm kinh hoặc mất kinh.
Do căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài khiến cho vùng dưới đồi nơi liên quan đến việc tiết ra hormone estrogen cho cơ thể bị ảnh hưởng. Lúc này chị em có thể bị kinh dầy hoặc thưa thậm chí là mất kinh, tình trạng đau bụng kinh cũng trở nên tồi tệ hơn.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang do sự tăng trưởng bất thường của nồng độ androgen khiến cho việc phát triển của nang noãn bị phát triển. Lúc này thay vì như một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có 1 quả trứng trưởng thành rụng để hình thành chu kỳ kinh nguyệt thì buồng trứng lúc này lại hình thành rất nhiều nang nhỏ không phát triển được hay còn được gọi một cách khác là trứng lép không thể trưởng thành nên sẽ không có hiện tượng rụng trứng và phóng noãn. Vì vậy hội chứng buồng trứng đa nang chính là một nguyên nhân gây chậm kinh, mất kinh.
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy nếu chị em bị rối loạn tuyến giáp thì sẽ bị ảnh hưởng đến kinh nguyệt gây rong kinh, chậm kinh, đa kinh nếu bị thieeys hormone tuyến giáp và ngược lại bị ít kinh, chậm kinh, mất kinh nếu hormone tuyến giáp dư thừa.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc trị rối loạn nội tiết tác động trực tiếp vào hệ nội tiết của chị em gây mất cân bằng. Ngoài ra thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc xạ trị, thuốc chống dị ứng, thuốc trị huyết áp … đều có các thành phần có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết gây chậm kinh hoặc mất kinh.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính vừa kể ra ở trên thì còn một số nguyên nhân khác khiến chị em chậm kinh hoặc mất kinh như:
-
Do các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản
-
Do viêm nhiễm phụ khoa, mắc các bệnh phụ khoa
-
Do di truyền, do nhiễm sắc thể
-
Do chế độ luyện tập quá sức
-
Do thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe
-
Do chế độ ăn uống không khoa học, nghỉ ngơi không hợp lý
Chớ chủ quan khi mất, chậm kinh nguyệt
Chậm kinh, mất kinh, rối loạn chu kỳ kinh đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gây khó thụ thai, da lão hóa nhanh chóng khiến mụn nám và tàn nhang xuất hiện, khiến cơ thể mệt mỏi, có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng tới tâm lý khiến chị em luôn trong tình trạng stress kéo dài.
4 cách có kinh trở lại?
Tùy theo nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng chưa có kinh mà bạn có thể áp dụng những cách có kinh trở lại sau:
Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ – Cách có kinh trở lại hiệu quả
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân gốc rễ khiến chị em bị chậm kinh hoặc mất kinh. Chính vì vậy chị em hãy chủ động giúp cơ thể bổ sung và cân bằng nội tiết sẽ giúp cải thiện hiệu quả chậm và mất kinh nguyệt.
Chị em có thể bổ sung qua các loại thực phẩm giàu estrogen thực vật hoặc lựa chọn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chị em nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín, nguồn đầu vào nguyên liệu đảm bảo, đã được kiểm nghiệm và cấp phép lưu hành để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Giảm cân hoặc tăng cân khoa học
Việc cố gắng để sở hữu vóc dáng cân đối, quyến rũ là ước mơ của nhiều chị em. Thế nhưng không phải vì thế mà chị em ép bản thân nhịn ăn hoặc ăn một cách vô tội vạ. Thay vào đó, chị em nên có chế độ ăn hợp lý khoa học và giảm cân một cách từ từ giúp cơ thể thích nghi và điều tiết được nội tiết luôn ở mức cân bằng… kết hợp với việc tập luyện để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách có kinh trở lại bằng hạn chế căng thẳng
Giữ cơ thể luôn thoải mái không những là cách có kinh trở lại mà còn giúp giữ gìn được sức khỏe. Chị em có thể giảm căng thẳng bằng việc tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè, chia sẻ vấn đề của mình với người khác hoặc chỉ đơn giản là ngồi nghe một bản nhạc yêu thích…
Điều trị bệnh lý
Nếu nguyên nhân đến từ bệnh lý thì chị em cần đi thăm khám để được chẩn đoán sớm để có phương pháp điều trị. Tránh tình trạng để lâu dài có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Bài viết trên là tổng hợp toàn bộ nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc mất kinh cũng như cách có kinh trở lại chị em có thể tham khảo. Nếu cần thắc hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được chuyên gia tư vấn.
S.T hạ áp ích nhân