Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm? 8 nguyên nhân bạn nên chú ý
Ngoài ra, bài viết cũng sẽ giải đáp thắc mắc “1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Khi nào nên đi khám?”. Mời bạn tìm hiểu ngay sau đây.
Chậm kinh là gì?
Chậm kinh, hay trễ kinh là khi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài hơn bình thường. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày, trong đó ngày hành kinh sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày đầu tiên.
Chậm kinh tức là chu kỳ kéo dài hơn 35 ngày (trễ ít nhất 7 ngày) so với chu kỳ trước đó. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 35 – 40 ngày ổn định qua từng tháng, thì đây là hiện tượng bình thường, không cần phải lo lắng.
Tình trạng trễ kinh 1 tháng được xem như dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất cho hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ.
>> Đọc thêm: Cách hoãn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai: Những điều cần biết
Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm không?
Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Trong trường hợp tình trạng trễ kinh 1 tháng hiếm khi diễn ra và không đi kèm với những dấu hiệu bất thường, chậm kinh có thể không nguy hiểm đến sức khỏe phụ nữ.
Trễ kinh 1 tháng có sao không? Nếu việc trễ kinh không xảy ra ở những nữ giới trong thời kỳ dậy thì, mãn kinh hoặc mang thai, đây có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe bạn nên chú ý. Đặc biệt, tình trạng chậm kinh diễn ra thường xuyên và kéo dài cũng có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.