Trẻ hay chảy nước dãi có đáng ngại?

Tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chảy nước dãi xuất hiện khá phổ biến biến. Nguyên nhân là do trẻ chưa phát triển toàn diện về cơ quan miệng khiến tuyến nước bọt tăng tiết nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ hay chảy dãi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm .

Em bé hay chảy nước miếng được biết đến với nguyên nhân do các cơ trong khoang miệng chưa phát triển hoàn thiện, khiến trẻ không thể kiểm soát được hoàn toàn các chức năng nuốt và làm nước dãi của trẻ có thể chảy ra nhiều hơn so với bình thường. Trường hợp này cũng có thể xảy ra cả lúc trẻ đang ngủ. Ngoài nguyên nhân này, thì trẻ hay chảy nước miếng còn có thể do:

Mặc dù hiện tượng trẻ hay chảy nước miếng khá phổ biến và có thể được xem như dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, nhưng nếu trẻ lớn hơn mà vẫn xảy ra tình trạng này thì cha mẹ cần xem xét và đưa trẻ đi khám. Bởi vì trẻ có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe nào đó, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, khi trẻ chảy nhiều nước dãi mà không liên quan đến các trường hợp bệnh lý, cha mẹ cần thực hiện một số nguyên tắc sau:

  • Thường xuyên chăm sóc vùng da quanh miệng của trẻ: Vùng da xung quanh miệng của trẻ như gò má, cằm hoặc cổ có thể bị viêm nhiễm giống như dị ứng khi trẻ sơ sinh có hiện tượng chảy nước dãi nhiều. Để tránh cho trẻ gặp khó chịu, cha mẹ nên sử dụng khăn sạch và mềm lau thật nhẹ nhàng mỗi khi trẻ bị chảy nước dãi. Bên cạnh đó, làn da của trẻ ở thời điểm này khá mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương, vì vậy ngoài việc vệ sinh sạch sẽ miệng cho trẻ, cha mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ.
  • Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng áo yếm để tránh tình trạng dãi của trẻ chảy nhiều xuống cả cổ và áo. Tuy nhiên, nên lựa chọn những loại yếm được làm từ vải bông để tăng tính thấm hút. Đồng thời, thường xuyên thay mới và giặt yếm để giữ an toàn cho làn da của trẻ.
  • Ngoài việc giữ cơ thể của trẻ được sạch sẽ thì cha mẹ cũng chú ý thường xuyên làm vệ sinh môi trường sống để loại bỏ những nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường có thể tác động đến trẻ. Định kỳ khử trùng các vận dụng trong nhà, không cho trẻ mút tay hoặc ngậm các đồ vật khi ngủ, đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa…

Trẻ chảy nước miếng là hiện tượng bình thường và nếu trẻ vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không nên quá lo lắng, tình trạng này có thể biến mất khi trẻ lớn dần lên. Tuy nhiên, nếu trẻ chảy nước miếng vẫn xảy ra khi lớn lên, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân.