Trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không? Có bình thường không?
Hiện tượng này cũng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bạn thấy bé hay chảy dãi thì đó có thể là do cấu tạo cơ quan miệng của con chưa phát triển hoàn thiện hoặc tuyến nước bọt tăng tiết dẫn đến điều này.
Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng; bởi lẽ tình trạng này chính là một phần trong quá trình phát triển của các bé thôi!
Em bé hay chảy nước miếng là vấn đề thường gặp
Thông thường, trẻ hay chảy dãi trong hai năm đầu đời. Khi bé không kiểm soát hoàn toàn việc nuốt thì dễ bị nhỏ dãi; thậm chí ngay cả lúc đang ngủ.
Theo các chuyên gia về sức khỏe trẻ em; tình trạng này sẽ kéo dài liên tục cho đến thời điểm bé được 18 đến 24 tháng tuổi và khá phổ biến trong thời kỳ mọc răng. Do đó, mẹ nên cho bé đeo yếm nhằm ngăn ngừa tình trạng nước dãi chảy ra làm ướt áo; và luôn chuẩn bị sẵn quần áo dự phòng để thay cho bé.
Trường hợp sau 2 tuổi mà con vẫn tiếp tục bị chảy dãi thì lúc này đã không còn là chuyện đơn giản. Mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng khắc phục.
Trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không?
Bởi lẽ, hiện tượng này cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Chảy dãi kết hợp cùng với biểu hiện thổi bong bóng nước bọt cũng là dấu mốc quan trọng của sự phát triển thể chất ở các bé cưng. Trường hợp bắt gặp bé chảy nước bọt sau khi ngửi sữa hoặc thức ăn; mẹ nên biết rằng khứu giác của bé đang phát triển đấy!
Hơn nữa, nước bọt chứa các enzyme rất hữu ích giúp trẻ tiêu hóa các loại thức ăn bán rắn cho các bé ở giai đoạn 4 tháng đến 6 tháng tuổi.