Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết trong việc phát triển trí não. Trẻ mắc chứng bệnh này thì khả năng học tập và tiếp thu kiến thức sẽ chậm hơn so với những trẻ cùng trang lứa. Vậy trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

1. Chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng đặc trưng bởi sự giảm đáng kể trong hoạt động trí tuệ (thường chỉ số IQ của người bệnh thường < 70 đến 75) kết hợp với những hạn chế về chức năng thích ứng (chức năng giao tiếp, khả năng tự định hướng, kỹ năng xã hội, khả năng tự chăm sóc, sử dụng nguồn lực cộng đồng và duy trì an toàn cho cá nhân), cùng với nhu cầu được cần được hỗ trợ. 

Chậm phát triển trí tuệ được xem là một loại rối loạn phát triển thần kinh. Khi đó các vấn đề thần kinh sẽ xuất hiện sớm trong thời thơ ấu khiến trẻ chậm phát triển nhận thức. Biểu hiện là trẻ rất khó khăn trong việc thu nhận, duy trì hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin được người khác truyền tải.

Rối loạn phát triển thần kinh có thể liên quan đến rối loạn: chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc khả năng tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển trí tuệ thường gặp gồm: tăng động giảm chú ý, tự kỷ, rối loạn học tập (như chứng khó đọc). Vậy trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

2. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển nhận thức, ngôn ngữ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển nhận thức, ngôn ngữ. Các tác động có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, khoảng thời gian lúc sinh hoặc môi trường sống của trẻ khi lớn lên. Một số nguyên nhân bao gồm:

  • Điều kiện di truyền khiến trẻ chậm phát triển nhận thức;
  • Sinh non tháng;
  • Chấn thương xảy ra trong lúc sinh hoặc tai biến sản khoa khác;
  • Khiếm khuyết về thính giác như điếc bẩm sinh, khiếm khuyết về thị lực;
  • Nhiều bệnh lý cần nhập viện kéo dài khiến trẻ bỏ lỡ cơ hội học hỏi và phát triển bình thường;
  • Bệnh lý di truyền và rối loạn chuyển hóa như suy chức năng tuyến giáp bẩm sinh còn có thể gây;
  • Căng thẳng gia đình, trẻ bị bỏ rơi, không được chăm sóc yêu thương đầy đủ trong thời thơ ấu;
  • Mẹ mang thai tiếp xúc với thuốc, chất kích thích trước khi sinh như rượu, thuốc an thần.

tre-cham-phat-trien-co-chua-duoc-khong-1
Trẻ sinh non có thể tăng nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ

3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Trẻ chậm phát triển có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ khi có con gặp phải tình trạng này. Trên thực tế, trừ một vài trường hợp trẻ chậm phát triển nhận thức có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm, phần lớn các trường hợp trẻ chậm phát triển nhận thức còn lại là không thể chữa khỏi. 

Do đó việc xử trí can thiệp lúc này là tích cực giúp trẻ học tập và rèn luyện, đánh thức những khả năng tiềm ẩn, khả năng bù trừ của hệ thần kinh trung ương. Đối với các trường hợp chậm phát triển ở mức độ vừa và nhẹ, người lớn cần dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữdạy trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua việc huấn luyện, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ là vấn đề rất quan trọng giúp trẻ hòa nhập được với cuộc sống tự lập sau này.

Những trẻ em bị chậm phát triển tâm thần cần được chăm sóc chu đáo hơn so với trẻ bình thường. Có nhiều hình thức học tập và huấn luyện, dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại các cơ sở điều trị. Một số trường học có những lớp đặc biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ do các giáo viên được đào tạo chuyên môn phụ trách giảng dạy. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở điều trị, trường học và gia đình trong nuôi dạy, giúp đỡ, hướng dẫn, chăm sóc… cho các trẻ chậm phát triển nhận thức có thể mang lại nhiều kết quả tốt, đặc biệt là đối với trẻ bị mắc bệnh ở mức độ vừa và nhẹ. 

Trong thời gian gần đây tình trạng trẻ chậm phát triển nhận thức đã được ngành Y tế, gia đình và xã hội chú ý nhiều hơn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn trong việc giảng dạy đối tượng đặc biệt này. Hiện chỉ mới triển khai thực hiện biện pháp xử trí điều trị can thiệp với tính chất thí điểm nhằm rút kinh nghiệm trước khi mở rộng mô hình điều trị cho trẻ chậm phát triển nhận thức và trí tuệ. 

4. Nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ từ sớm

Các biểu hiện trẻ chậm phát triển nhận thức và trí tuệ ở những tuần đầu tiên ngay sau sinh, thường có dấu hiệu tương tự trẻ sinh non như: ngủ nhiều, không bú sữa mẹ. Xu hướng ngủ nhiều có thể kéo dài trong vài tháng, khi ngủ trẻ ít cựa quậy, ít khóc hoặc có thể không khóc. 

Phản ứng của trẻ đối với vật chuyển động, phản ứng quay đầu về nơi phát ra tiếng động hoặc khóc, thay đổi vẻ mặt khi có tiếng động là những phản ứng bình thường, nếu bé không có các phản ứng nêu trên có thể là một trong những biểu hiện của tình trạng chậm phát triển, tuy nhiên thận trọng tráng chẩn đoán nhầm là trẻ bị điếc. 

Tóm lại sự quan tâm của trẻ chậm phát triển nhận thức và trí tuệ đối với các sự việc xảy ra chung quanh bị giảm sút hoặc hầu như không có. Trẻ chậm cười, chậm chú ý với những kích thích, chậm phát triển về vận động như chậm lẫy, bò, ngồi, đi, đứng, nói, nhai… Bình thường trẻ từ 12 – 20 tuần tuổi hay nằm nhìn bàn tay của mình cử động, tuy nhiên hiện tượng sẽ vẫn còn tồn tại ở những trẻ chậm phát triển nhận thức cho đến khi 2 – 3 tuổi. 

Trẻ bình thường hay ném đồ vật có được trong tay xuống đất đến lúc trẻ được 15 – 16 tháng tuổi, đối với trẻ chậm phát triển nhận thức và trí tuệ thì hành động này sẽ kéo dài lâu hơn. 

Trẻ chậm phát triển nhận thức và trí tuệ thường không chú ý đến các vấn đề chung quanh, chỉ nhìn thoáng qua hoặc không nhìn, thiếu sự chú ý, không cố gắng nhặt đồ vật bị đánh rơi, có phản ứng nhạy hơn đối với các hình thức thử nghiệm tâm lý. Tuy nhiên ngoài biểu hiện tỏ ra quá hiền lành, ngờ nghệch, một số trẻ chậm phát triển nhận thức và trí tuệ lại tăng động, giảm chú ý. 

day-tre-cham-phat-trien-ngon-ngu

Dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần sự kiên nhẫn và có sự chăm sóc từ bác sĩ chuyên gia
 

Trên thực tế, trẻ chậm phát triển nhận thức và trí tuệ có thể có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo từ khi mới sinh, nhưng cũng có trường hợp trẻ phát triển bình thường đến một độ tuổi nào đó, thường là trước 3 tuổi rồi mới có biểu hiện chậm phát triển. Một số trẻ có biểu hiện chậm phát triển vận động nhẹ nhưng đến một độ tuổi nào đó, thường trước 3 tuổi lại có khả năng phát triển bệnh nhanh hơn. 

Do đó trong trường hợp nghi ngờ trẻ chậm phát triển nhận thức và trí tuệ, phụ huynh cần phải đưa trẻ đi khám và theo dõi cẩn thận sự phát triển của con, giúp kết luận chính xác và xử trí cho kịp thời, phù hợp.

  • Đặt khám mọi lúc mọi nơi với các bác sĩ, chuyên gia 
  • Thông tin thăm khám được lưu trữ trực tuyến giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh tốt hơn và theo dõi việc điều trị chặt chẽ hơn.

AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ các chức năng cần có như:

  • Tạo tài khoản nhanh chóng;
  • Đăng nhập thông minh;
  • Đặt hẹn trực tuyến;
  • Kết nối với bác sĩ online ổn định…

Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:

  • MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất: 

Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay

  • Link cài app trên hệ Google Play: 
  • Link cài app trên App Store: 

Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.