Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cách trị biếng ăn ở trẻ
“Trẻ biếng ăn phải làm sao” là thắc mắc của không ít phụ huynh. Nếu muốn tìm đáp án chi tiết, bố mẹ không nên bỏ qua bài viết này của Fitobimbi.
Mục Lục
Biếng ăn là gì?
Biếng ăn là tình trạng trẻ bị suy giảm, mất cảm giác thèm ăn, chỉ ăn món mình thích với một lượng rất ít, từ chối ăn, thậm chí sợ hãi, ám ảnh, nôn ói,… Sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ biếng ăn trong một thời gian dài.
Tình trạng biếng ăn thường gặp ở trẻ từ 1 – 6 tuổi. Theo chuyên gia, trẻ biếng ăn dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hormone, giảm mật độ xương. Một số biểu hiện trẻ biếng ăn mà bố mẹ nên biết bao gồm:
-
Trẻ thường ăn ít hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi
-
Trẻ quấy khóc, lẩn trốn, quấy rối khi mẹ mang đồ ăn ra
-
Một số trẻ có cảm giác buồn nôn khi nhìn thấy mẹ dọn đồ ăn
-
Trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng mà không chịu nhai, nuốt
-
Chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ không đạt tiêu chuẩn
-
Trẻ biếng ăn dễ mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hô hấp
Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân, đó có thể là vì bố mẹ cho trẻ ăn không đúng lúc, vô tình tạo cho trẻ thói quen xấu, trẻ bị mất tập trung khi ăn, không phải đồ ăn mà trẻ yêu thích, trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tâm lý, không khí bữa ăn gia đình căng thẳng, yếu tố di truyền và môi trường tác động,…
>>> Xem nhiều thêm:
Cho trẻ ăn không đúng lúc
Trẻ biếng ăn là do mẹ cho ăn không đúng lúc, ví dụ cụ thể là khi trẻ còn đang no bụng. Điều đó có thể sẽ hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí, khiến trẻ không còn cảm thấy thật sự đói, thậm chí sẽ nôn hết đồ ăn.
Cảm giác đói và no thật sự chỉ có được khi mẹ cho ăn khoa học, đúng giờ và đúng lúc trẻ muốn. Không ít trường hợp trẻ ăn ít khiến mẹ chán nản, lâu dần sẽ ngại chế biến đồ ăn dành riêng cho trẻ, thậm chí cho ăn cùng với đồ ăn của người lớn. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, dinh dưỡng cũng như sự phát triển của trẻ.
Trẻ bị ép ăn hoặc quá hiếu động
Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ biếng ăn đó là bố mẹ thường xuyên ép trẻ ăn đủ số lượng mà không hề quan tâm đến cảm giác của con. Đây là nguyên nhân khá phổ biến, lâu dần sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, không muốn ăn.
Thêm một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn đó là mải chơi hay xem ti vi/điện thoại/máy tính bảng. Khi đó, trẻ sẽ bị hấp dẫn bởi đồ chơi, chương trình ca nhạc, hoạt hình,… Sự mất tập trung khi ăn bởi những tác động xung quanh trong một thời gian sẽ gây nên tình trạng lười ăn ở trẻ.
Vô tình tạo cho trẻ thói quen xấu
Một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng biếng ăn đó là bố mẹ vô tình tạo thói quen xấu cho trẻ. Chẳng hạn như bố mẹ nuông chiều và cho trẻ ngậm thức ăn quá lâu, nuốt mà không nhai hay kéo dài thời gian ăn. Những thói quen này khiến trẻ sợ nuốt, sợ thức ăn dạng lỏng hoặc thức ăn phải nhai.
Cho trẻ ăn vặt quá nhiều là một trong những lý do khiến trẻ biếng ăn. Bởi vì, khi ăn no vào bữa phụ dẫn đến trẻ bị căng bụng, không muốn ăn hoặc ăn ít vào bữa chính. Một số món ăn vặt chứa nhiều chất tạo màu, chất tạo ngọt nhân tạo, dầu mỡ và cũng là món “khoái khẩu” của trẻ gồm: khoai tây chiên, bim bim, bánh kẹo,…
Không phải đồ ăn mà trẻ yêu thích
Một số mẹ lại nuông chiều bằng cách cho ăn đồ mà trẻ yêu thích trong một thời gian dài. Đây là thói quen xấu mà mẹ vô tình tạo ra, lâu dần sẽ khiến trẻ kén ăn, chỉ ăn đồ mà trẻ ăn trước đây.
Theo chuyên gia, khi mẹ cho trẻ ăn liên tục một món có thể dẫn đến hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng do trẻ từ chối đồ ăn giàu dưỡng chất khác mà trẻ không thích, theo đó, sức khỏe và sự phát triển của trẻ có thể sẽ kém hơn các bạn cùng độ tuổi.
Trẻ biếng ăn do đang gặp vấn đề sức khỏe
Cũng giống như người lớn, nếu trong người không khỏe cũng có thể khiến trẻ không ăn hoặc ăn ít hơn so với ngày thường. Ngoài ra, trẻ ăn kém hoặc bỏ ăn có thể do đang mọc răng và bị sưng nướu khiến việc nhai, nuốt của trẻ gặp khó khăn.
Trẻ biếng ăn có thể do đang bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng phổ biến như: nôn trớ, ợ hơi, bỏ ăn, ăn ít, đau bụng, đi ngoài phân sống, táo bón, mệt mỏi,… Một số trẻ biếng ăn do bị đau họng, viêm mũi, viêm tai,…
Không khí bữa ăn căng thẳng hoặc áp lực học hành, thi cử
Những vấn đề tinh thần có thể gây nên chứng rối loạn ăn uống ở trẻ. Một ví dụ điển hình đó là không khí bữa ăn gia đình luôn nảy sinh mâu thuẫn, căng thẳng hay bạo lực. Hoặc cũng có thể do bố mẹ thường xuyên quát mắng, dọa nát, la hét trong bữa ăn khiến trẻ sợ hãi, lâu dần sinh cảm giác chán hay sợ ăn.
Ngoài ra, một số trẻ do phải trải qua những cảm giác khó chịu trong một thời gian dài cho nên nảy sinh tâm lý chán ăn, ăn ít thậm chí bỏ ăn. Những vấn đề thường được đề cập đến gồm áp lực về điểm số trong học tập, áp lực thi cử, lạm dụng tình dục,…
Trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất
Vi chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, trí não, giúp tăng cường trí não và phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm ở trẻ. Nếu thiếu vi chất, trẻ có thể gặp nhiều vấn đề trong đó có biếng ăn.
Thông thường, trẻ biếng ăn do thiếu vitamin nhóm B, selen, kẽm và một số axit amin thiết yếu như lysine. Nếu không được bổ sung kịp thời, đúng cách sẽ làm cho khả năng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém dần, trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy giảm đáng kể.
Một số nguyên nhân khác
Sự phát triển thể chất, đặc điểm tính cách và hành vi của trẻ biếng ăn thường khác bạn cùng lứa tuổi. Vì vậy, phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân để có hướng khắc phục kịp thời. Ngoài những nguyên nhân kể trên, Fitobimbi sẽ chia sẻ với phụ huynh một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn ở trẻ:
-
Trẻ biếng ăn do từng bị tổn thương hệ tiêu hóa, chẳng hạn như sặc, hóc,…
-
Sự thay đổi hormone khi bước vào giai đoạn dậy thì có thể là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn
-
Trẻ biếng ăn do vận động quá mức như thể dục dụng cụ, điền kinh, tham gia trò chơi ngoài trời nắng nóng,…
-
Môi trường sống thay đổi, trẻ phải xa bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn, ăn ít hoặc không ăn
-
Trẻ gặp phải chuyện đau buồn như bố, mẹ qua đời hay ly hôn cũng dễ gặp tình trạng chán ăn
-
Thiếu máu, thiếu sắt cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn và chậm lớn
-
Trẻ được sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh mạn tính như suy thận, xơ gan, viêm đại tràng, viêm khớp,…
Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Trẻ biếng ăn dễ gặp vấn đề sức khỏe và chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ khác. Hiện nay, tình trạng này trở nên phổ biến, khiến các mẹ lo lắng và đau đầu tìm cách khắc phục. Hãy theo dõi bài viết để có được đáp án chi tiết cho thắc mắc “Trẻ biếng ăn phải làm sao” mẹ nhé!
Đa dạng món ăn trong khẩu phần của trẻ
Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Trẻ biếng ăn phải làm sao” mà Fitobimbi muốn chia sẻ với các mẹ đó là đa dạng món ăn trong khẩu phần ăn của trẻ. Mẹ nên biết, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất là nguyên tắc “bất di bất dịch” để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mẹ nên chú ý đa dạng món ăn để trẻ làm quen với nhiều hương vị khác nhau, tập tiếp nhận các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đa dạng món ăn sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đồng thời, mẹ cũng hiểu rõ hơn về khẩu vị của con, biết được con bị dị ứng với loại thực phẩm nào.
Thực đơn dành riêng cho trẻ biếng ăn cần đảm bảo đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, tinh bột, chất béo. Đặc biệt, thực phẩm chứa kẽm như thịt gà, thịt bò, cá, rau,… có khả năng kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ nên khuyến khích trẻ vào bếp cùng mình chuẩn bị đồ ăn. Việc làm đó sẽ giúp mẹ và con gần gũi hơn, cùng trao đổi xem bữa sau chuẩn bị món gì, sau đó mẹ sẽ lựa chọn thực phẩm để có được bữa ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng cho cả gia đình.
Cho trẻ tự ăn và cảm nhận đồ ăn
Đáp án tiếp theo của câu hỏi “Trẻ lười ăn phải làm sao” đó là cho trẻ tự ăn và cảm nhận đồ ăn. Thông thường, khi được tự ăn trẻ sẽ cảm thấy thích thú, vui vẻ, thấy món ăn thật ngon và ăn được nhiều hơn.
Ngoài ra, mẹ không nên chiều chuộng và cho trẻ tự do uống nhiều nước trước cũng như trong bữa ăn. Việc đó có thể làm cho trẻ thấy no bụng, không còn hứng thú với đồ ăn. Mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ uống sữa vào ban đêm vì sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn sáng của trẻ.
Trang trí đồ ăn đẹp mắt, hấp dẫn
Trang trí đồ ăn đẹp mắt là đáp án tiếp theo cho câu hỏi trẻ biếng ăn phải làm thế nào. Hầu như trẻ nào cũng thích thú với những thứ đáng yêu, nhiều màu sắc. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu và bắt đầu học cách trang trí đồ ăn đẹp mắt để kích thích sự tò mò, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng khi ăn.
Việc trang trí đồ ăn cũng không phức tạp và tiêu tốn quá nhiều thời gian của mẹ. Mẹ chỉ cần tạo hình ngộ nghĩnh cho món ăn (mặt cười, con vật, nhân vật mà con yêu thích) và có sự phong phú về màu sắc. Đừng quên cho thêm những loại rau, củ, quả tốt cho sức khỏe của con mẹ nhé!
Áp dụng nguyên tắc “5 không” khi cho trẻ ăn
Áp dụng nguyên tắc “5 không” là đáp án không thể không nhắc đến khi mẹ thắc mắc trẻ biếng ăn phải làm sao. Cụ thể:
Không cho trẻ ăn rong: Mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngồi ghế, cố định ở một vị trí ngay từ khi ăn dặm. Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu được rằng, khi ngồi ghế tức là đến giờ ăn, trẻ chỉ nên tập trung vào việc ăn uống mà không được chú ý đến việc khác.
Không cho trẻ nô đùa khi ăn: Mẹ không nên cho trẻ tham gia các hoạt động mạnh, đùa nghịch, chạy nhảy trong bữa ăn, như vậy có thể dẫn đến hiện tượng xóc bụng, đau bụng, khó chịu, nôn trớ.
Không cho trẻ nghịch đồ chơi khi ăn: Để trẻ tập trung vào bữa ăn, ăn nhiều và ngon miệng, mẹ không nên cho trẻ nghịch đồ chơi. Khi có đồ chơi yêu thích, chắc chắn con sẽ bị mất tập trung, không muốn ăn hoặc ăn rất ít.
Không bắt ép trẻ ăn bằng mọi cách: Mẹ không nên ép con ăn bằng mọi cách, như vậy có thể gây nên những tác dụng ngược: trẻ có ác cảm với đồ ăn, không còn cảm giác thèm ăn, tạo cảm xúc tiêu cực với người cho ăn, rối loạn ăn uống, kén chọn thức ăn,…
Không cho trẻ xem tivi, điện thoại, iPad: Việc cho trẻ xem tivi, điện thoại, iPad khi ăn chẳng khác gì việc đưa đồ ăn vào một cái máy tự động. Do đó, mẹ nên nghĩ cách “cai nghiện” tivi, điện thoại, iPad hay bất cứ thiết bị điện tử nào khi trẻ ăn uống.
Tạo không khí bữa ăn vui vẻ và thoải mái
Không ít trẻ biếng ăn có liên quan đến yếu tố tâm lý. Vì vậy, một trong những cách giúp trẻ ăn nhiều và ngon miệng mà bố mẹ nên biết đó là tạo không khí bữa ăn gia đình vui vẻ, thoải mái. Hãy sắp xếp cho trẻ được ăn và cảm nhận được không khí ấm áp của gia đình.
Mẹ cũng nên biết rằng, trẻ sẽ thường có tâm lý ganh đua khi ăn, theo đó sẽ tăng bài tiết men tiêu hóa và trẻ cảm thấy món nào cũng ngon. Ngoài ra, khi thấy mọi người ăn ngon miệng, gia đình quây quần bên bữa cơm, trẻ sẽ thấy vui vẻ, ăn ngon, ăn nhiều.
Khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý, khoa học
Thiết lập khoảng cách giữa các bữa ăn khoa học, hợp lý là đáp án tiếp theo của câu hỏi “Trẻ biếng ăn phải làm sao”. Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ, mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 4 – 5 giờ. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày quá gần, trẻ sẽ chưa có cảm giác đói.
Ngược lại, nếu khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ xa hoặc để trẻ cảm thấy quá đói bụng có thể khiến tình trạng biếng ăn xấu đi, bởi vì, khi đó trẻ đã cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn. Đặc biệt, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn vặt trong khoảng thời gian giữa bữa chính.
Cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng gia đình
Mẹ nên đặt ra quy tắc cho trẻ đó là không được tự lấy đồ ăn nếu chưa đến giờ ăn nhẹ hoặc bữa chính. Khoảng 10 – 15 phút trước khi bắt đầu bữa ăn, mẹ hãy thông báo cho trẻ biết để con chuẩn bị tinh thần và ngồi vào đúng vị trí.
Bố mẹ cũng cần giới hạn thời gian cho mỗi bữa ăn, không nên để trẻ ngậm đồ ăn quá lâu trong miệng. Thực tế, trẻ rất thích bắt chước hành động của người lớn, do đó, bố mẹ nên là tấm gương tốt cho trẻ khi ăn. Bố mẹ hãy lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chủ động ngồi ăn đúng giờ và đúng vị trí.
Bổ sung siro ăn ngon cho trẻ biếng ăn
Đáp án cuối cùng cho câu hỏi “Trẻ lười ăn phải làm sao” đó là bố mẹ nên bổ sung siro ăn ngon cho trẻ. Siro ăn ngon (siro hỗ trợ tiêu hóa) là một dạng thực phẩm chức năng được bào chế dưới dạng siro lỏng.
Sản phẩm này thường có vị ngọt, mùi trái cây dễ uống, giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ điều trị chứng đầy hơi, đau bụng, táo bón, đồng thời kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.
Cho trẻ vận động đều đặn mỗi ngày
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến đáp án cho trẻ vận động đều đặn mỗi ngày khi mẹ thắc mắc “Làm gì để bé hết biếng ăn”. Khi trẻ vận động đều đặn sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần sảng khoái, ngăn ngừa bệnh tật, kiểm soát cảm xúc tốt, kiên trì và tự tin hơn.
Thực tế cho thấy, khi vui chơi, vận động thường xuyên và đúng cách sẽ giúp trẻ giải phóng năng lượng trong cơ thể. Khi đó trẻ sẽ có nhu cầu bổ sung năng lượng bị thiếu hụt, cơn đói xuất hiện, cảm thấy thèm ăn, ăn ngon miệng và nhiều hơn những ngày bình thường.
Động viên và kiên nhẫn với trẻ biếng ăn
Khi trẻ biếng ăn, mẹ không nên đánh, dọa nạt hay bắt ép trẻ ăn đủ số lượng, điều đó có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, cố gắng ăn dẫn đến nôn ói. Mẹ nên gần gũi hơn với con, động viên tinh thần và cố gắng kiên nhẫn khi trẻ ăn kém hay muốn bỏ bữa.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên dùng đồ ăn vặt làm “phần thưởng” để giải quyết vấn đề biếng ăn của trẻ. Điều đó có thể làm cho trẻ ăn theo kiểu “đối phó”. Tốt nhất, mẹ nên khuyến khích trẻ thèm ăn chứ không nên dùng cách thưởng đồ ăn vặt hay bắt con ăn cho đủ số lượng.
Gợi ý một số món ăn hấp dẫn trẻ biếng ăn
Đến đây chắc chắn mẹ đã biết trẻ biếng ăn phải làm sao và có kế hoạch khoa học, phù hợp với con yêu của mình. Trong bài viết này, Fitobimbi cũng sẽ gợi ý với mẹ một số món ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon và hấp dẫn trẻ biếng ăn.
Cháo cà rốt nghiền
Món ăn đầu tiên dành cho trẻ biếng ăn mà Fitobimbi muốn chia sẻ với mẹ đó là cháo cà rốt nghiền. Dưới đây là những nguyên liệu cần chuẩn bị và cách thực hiện để mẹ tham khảo.
Chuẩn bị:
-
Gạo
-
Cà rốt
-
Nước sạch
Cách thực hiện:
-
Vo qua gạo sau đó ngâm khoảng 20 – 30 phút
-
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi xay nhuyễn
-
Cho gạo vào nồi và nấu cháo theo tỷ lệ 1:10
-
Đun đến khi cháo sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun từ 15 – 20 phút
-
Tắt bếp và ủ trong vòng 20 phút thì cho cà rốt vào, khuấy đều tay và tắt bếp
Cháo cá lóc
Cháo cá lóc giàu dinh dưỡng lại thơm ngon, lạ miệng. Mẹ đừng quên bổ sung trong thực đơn cho trẻ biếng ăn món này nhé!
Chuẩn bị:
-
Cá lóc
-
Gạo tẻ
-
Gạo nếp
-
Gừng
-
Hành khô
-
Gia vị thông thường
Cách thực hiện:
-
Làm sạch cá lóc sau đó đem hấp cách thủy, tách lấy phần thịt
-
Gạo vo qua, ngâm trong nước từ 20 – 30 phút và nấu cháo theo tỷ lệ 1:10
-
Khi cháo nhừ mẹ cho phần thịt cá lóc vào, khuấy đều tay, nêm nếm gia vị
-
Mẹ tiếp tục đun thêm 2 – 3 phút rồi tắt bếp và cho ra bát để trẻ thưởng thức
Cháo thịt bò, khoai tây và phô mai
Đây là món ăn mẹ nên bổ sung trong thực đơn cho trẻ biếng ăn. Cháo thịt bò, khoai tây và phô mai vừa giàu dinh dưỡng lại vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Chuẩn bị:
-
Khoai tây
-
Thịt bò
-
Phô mai
-
Nước sạch
Cách thực hiện:
-
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước, hấp cách thủy rồi tán nhuyễn
-
Thịt bò rửa sạch, để ráo nước, đem xay nhuyễn hoặc băm thật nhỏ
-
Chuẩn bị nồi nước dùng, cho thịt bò xay nhuyễn và khoai tây vào
-
Đến khi sôi mẹ nêm nếm gia vị, cho phô mai vào, khuấy đều, tắt bếp, cho ra bát để trẻ thưởng thức
Canh sườn non dưa cải chua
Thêm một món ăn trong danh sách những món ăn cho trẻ biếng ăn mà mẹ có thể tham khảo đó là canh sườn non cải chua.
Chuẩn bị:
-
Sườn non
-
Cà chua
-
Dưa cải chua
-
Hành củ
-
Gia vị thông dụng
Cách thực hiện:
-
Cà chua rửa sạch, bỏ phần núm, thái múi cau
-
Hành bóc vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhỏ
-
Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, ướp gia vị
-
Dưa cải chua sau khi mua về mẹ mang rửa lại bằng nước sạch
-
Cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng mẹ cho dầu ăn vào, phi hành đến khi ngả vàng và có mùi thơm
-
Cho sườn non vào xào, đến khi ngấm gia vị thì cho dưa chua, đảo đều tay đến khi sườn và dưa săn lại thì tắt bếp
Củ cải hầm thịt bò
Củ cải hầm thịt bò ngon ngọt và giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Nếu chưa biết cách thực hiện, mẹ có thể tham khảo ngay nhé!
Chuẩn bị:
-
Thịt bò
-
Cà rốt
-
Củ cải trắng
-
Hành lá
-
Hành củ, tỏi
-
Nước xốt cà chua
-
Gia vị thông dụng
Cách thực hiện:
-
Hành củ và tỏi bóc vỏ, rửa sạch và thái/băm nhỏ
-
Củ cải và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái thành khúc vừa ăn
-
Thịt bò rửa sạch, thái miếng vuông, ướp gia vị sao cho vừa
-
Mẹ cho thịt bò vào chảo xào qua cho săn lại sau đó cho ra đĩa
-
Bắc nồi lên bếp, đợi dầu nóng sẽ cho hành tỏi vào phi thơm, thêm nước sạch và nước xốt cà chua
-
Cho thịt bò đã xào qua vào, đun nhỏ lửa trong khoảng 60 phút thì cho cà rốt, củ cải vào
-
Tiếp tục đun đến khi củ cải và cà rốt mềm thì tắt bếp và cho ra bát để trẻ thưởng thức
Cá chép hấp gừng
Cá chép hấp gừng là món ăn thơm ngon, lạ miệng và bổ dưỡng mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ biếng ăn.
Chuẩn bị:
-
Cá chép
-
Gừng củ
-
Vỏ quýt
Cách thực hiện:
-
Gừng cạo vỏ, rửa sạch và băm nhỏ
-
Cá chép cạo vảy, mổ bụng, rửa sạch, để ráo nước
-
Nhồi gừng băm nhỏ vào bụng cá chép sau đó mang hấp cách thủy
-
Khi cá chín mẹ tắt bếp và cho trẻ ăn khi còn nóng (ăn cả nước và thịt cá)
Bài chia sẻ này của Fitobimbi đã giúp bố mẹ có được đáp án chi tiết nhất cho câu hỏi “trẻ biếng ăn phải làm sao”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bố mẹ hãy cho Fitobimbi biết để kịp thời giải đáp và đừng quên chia sẻ đến bạn bè, người thân nếu thấy bài viết thực sự hữu ích.
Nguồn tham khảo tại đây