Trẻ bị vàng da nên tắm lá gì để hiệu quả cải thiện tình trạng

Bệnh vàng da là một loại bênh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời. Vậy trẻ bị vàng da tắm lá gì hiệu quả? trong bài viết này Home Care sẽ giới thiệu đến các mẹ một số thông tin quan trọng về bệnh vàng da, một số loại lá tắm tốt nhất và một số phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

vàng da ở trẻ tắm lá gì

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì ?

Bệnh vàng da là do gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, việc đào thảo Bilirubin không hoàn thiện làm tăng bilirubin trong máu dẫn đến hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết: hiện tượng đầu tiên xảy ra đầu tiên là ở mắt của bé. Nếu tình trạng này tiến triển, còn xuất hiện trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và bàn chân.

Các loại bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

bệnh vàng da ở trẻ

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là bệnh ở mức độ nhẹ, xuất hiện sau 24h tuổi, và sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần ở trẻ sinh thiếu tháng

Mức độ vàng da nhẹ ở vùng mặt, cố nực và bụng phía trên rốn, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác: thiếu máu, gan lách to, bủ bú, lừ đừ.

Nồng độ Bilirubin trong máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 1mg% ở trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng Bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng ( nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.

Với các bé ở mức độ nhẹ, khi bé ở 2 tuần tuổi gan phát triển đầy đủ bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

Vàng da bệnh lý

Biểu hiện của bệnh xuất hiện sớm trong 24-36 giờ sinh, da có màu vàng đậm , không hết sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.

Mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và kết mạc. Có triệu chứng bất thường như:

  • Nôn
  • Bú kém, bụng chướng
  • Ngưng thở
  • Nhịp thở nhanh
  • Nhịp tim chậm
  • Hạ thân nhiệt
  • Sụt cân
  • Da xanh tái, ban xuất huyết
  • Dấu hiệu thần kinh: ngủ lịm, li bì, kích thích, gồng cứng người, co giật, hôn mê
  • Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng của những bệnh lý nguyên nhân như gan to, lách

Nếu không phát hiện ra sớm sẽ biến chứng gây nhiễm độc thần kinh và làm não của trẻ tử vòng hoặc bị bại não suốt đời.

Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu ( thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).

XEM THÊM :

=> Hướng dẫn bố mẹ tự chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà

=> Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh

Hướng điều trị bệnh vàng da ở trẻ hiệu quả

Trẻ bị vàng da tắm lá gì?  Có cách nào khác chữa bệnh hiệu quả không? Home Care chia sẻ một số phương pháp chữa bệnh vàng da hiệu quả ở trẻ.

Hướng điều trị bệnh vàng da sinh lý

Trẻ bị vàng da tắm lá gì?  Một số loại lá tắm chữa bệnh vàng da sinh lý hiệu quả

1.Lá chè xanh

tam la che xanh

Lá chè xanh tươi là phương pháp chữa bệnh đơn giản , an toàn và dễ làm, mang lại hiệu quả rất cao cho tất cả mọi người đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có tính hàn, không độc, vị chát ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiểu làm lành vết thương, tái tạo da mới.

Còn theo khoa học, lá chè xanh (còn gọi là Camelha sinensis) chứa polyphenol có tác dụng khử các gốc tự do, chống lại quá trình oxy hóa và hàm lượng chất catechin có khả năng kháng khuẩn, diệt các vi khuẩn gây hại trên da.

2.Cỏ mần trầu

Cỏ có tính bình, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng làm mát gan, hạ nhiệt, tiêu viêm, ra mồ hôi, trừ thấp,…

Hơn thế nữa, lá cỏ Màn Trầu còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa các bệnh về da như vàng da, mẫn ngứa ,hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nên nếu mẹ có con bị vàng da có thể kiếm lá cỏ Mần Trầu về nấu nước tắm cho trẻ rất tốt.

Tắm cho trẻ 2 đến 3 lần mỗi tuần bằng lá chè xanh tươi hoặc cỏ mần trầu giúp bệnh vàng da được đẩy lùi hiệu quả. Tuy nhiên, không nên lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Một số mẹo dân gian chữa bênh vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Tắm nắng: nên cho bé tắm nắng đều đặn mỗi sáng với ánh sáng dịu nhẹ,tránh ánh nắng trực tiếp bởi sẽ làm cháy da bé

Cho trẻ uống đủ nước

Tăng cường bú sữa mẹ

Thêm nước ép lúa mì vào thức ăn của trẻ

Sử dụng táo táu: mẹ có thể bổ sung vài giọt táo tàu vào thức ăn của trẻ.

Để đảm bảo sức khỏe của con mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng.

Hướng điều trị vàng da bệnh lý

1.Điều trị vàng da bệnh lý do tăng bilirubin gián tiếp:

  • Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch)
  • Truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp
  • Chiếu đèn là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, được đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
  • Thay máu là biện pháp được sử dụng khi trẻ vàng da ở mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.

Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể sử dụng một hay nhiều phương pháp cùng lúc.

Lưu ý: phơi trẻ dưới nắng vào buổi sáng không giúp điều trị vàng da bệnh lý vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

2.Điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý do tăng bilirubin trực tiếp

Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý mà có các phương pháp điều trị đặc hiệu khác nhau

  • Kháng sinh: vàng da do nhiễm khuẩn.
  • Phẫu thuật nếu trẻ bị bệnh lý teo đường mật hoặc giãn đường mật bẩm sinh.

Trên đây là những thông tin rất quan trọng Home Care muốn chia sẻ đến các mẹ, để các mẹ có lượng thông tin cần thiết trang bị cho mình trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!!