Trẻ bị sôi bụng: Nguyên nhân do đâu, mẹ nên làm thế nào?

Trẻ bị sôi bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 18 tuần tuổi. Mặc dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khiến trẻ ăn uống không ngon và ngủ không yên. Chính vì vậy, bố mẹ cần có cái nhìn cụ thể hơn về nguyên nhân sôi bụng ở trẻ để có các biện pháp chữa trị hiệu quả cũng như phòng tránh kịp thời.

Xử trí trẻ bị sôi bụng: Các lý do khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Theo các chuyên gia, tình trạng bé bị sôi bụng có nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống. Do hệ tiêu hóa của bé vẫn còn khá yếu, nếu mẹ cho con uống sữa bình quá sớm, bé sẽ khó tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa ngoài. Việc vệ sinh bình sữa, pha chế sữa không đúng cách cũng là yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng. Ngoài ra cách cho bé bú bình chưa đúng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Bên cạnh đó, với các bé bú mẹ, chuyện ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ không chú ý trong việc ăn uống, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, quá cay hay quá nóng cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị sôi bụng.

Các biện pháp cải thiện tình trạng trẻ bị sôi bụng

1. Đổi tư thế cho bé bú nếu bụng trẻ sơ sinh kêu

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sôi bụng là do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Do đó, mẹ cần tránh những điều sau đây khi cho bé bú: