Trẻ bị sổ mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Mục Lục
Trẻ bị sổ mũi kéo dài là tình trạng xảy ra rất phổ biến, do hệ miễn dịch còn non yếu và sức đề kháng kém. Vì thế, chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids sẽ giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc về nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị.
1Tình trạng trẻ bị sổ mũi
Bên trong mũi được bảo vệ bởi một lớp niêm mạc và một lớp chất nhầy. Chúng có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân bên ngoài.
Trẻ bị sổ mũi chính là do các bộ phận biểu mô trong mũi phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như: vi khuẩn, dị vật trong mũi hay dị ứng thời tiết,… Lúc này, lớp biểu mô trong mũi trẻ sẽ càng tiết ra nhiều dịch và tạo nên tình trạng chảy nước mũi, khiến quá trình hô hấp của bé gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, nếu để tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài quá lâu có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng, tắc vòi tai,… Vậy nên, ba mẹ nên chú ý tới trẻ, khi cần thiết hãy đưa trẻ tới các trụ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Sổ mũi kéo dài là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ
2Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi kéo dài
Tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài không chỉ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe mà còn làm cho ba mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ bị sổ mũi kéo dài là do đâu? Cùng AVAKids tìm hiểu ngay!
Do nhiễm trùng
Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài đó chính là do nhiễm virus, vi khuẩn. Hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cảm cúm.
Nhìn chung, những bệnh này thường sẽ khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, với những bé có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém thì bệnh sẽ lâu khỏi hơn. Ngoài ra, nếu không chữa trị dứt điểm và trẻ lại mắc bệnh thêm lần nữa cũng có thể sẽ khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài.
Do viêm xoang
Một nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài chính là viêm xoang. Biểu hiện của viêm xoang chính là dịch nhầy khi trẻ sổ mũi có màu xanh lá hoặc vàng. Viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa thậm chí là viêm não. Vì vậy, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chữa trị kịp thời.
Do viêm mũi dị ứng
Khi trẻ sổ mũi kèm theo những biểu hiện như ngứa mũi, chảy nước mắt và hắt hơi thì khả năng cao trẻ đang bị viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng trẻ thường hắt xì liên tục đồng thời nghẹt cả hai bên mũi.
Viêm mũi dị ứng khiến trẻ rất khó chịu vì. Bệnh này thường xảy ra vào lúc thời tiết giao mùa, hoặc do lông thú cưng, phấn hoa, bụi,…
Do viêm mũi không dị ứng
Khi trẻ bị sổ mũi kéo dài, ba mẹ có thể xem xét tới khả năng trẻ bị viêm mũi không do dị ứng. Khác với dị ứng hay nhiễm trùng, viêm mũi không dị ứng xảy ra khi có một thứ gì đó kích thích mũi trẻ và gây khó chịu.
Một số tác nhân gây nên viêm mũi không dị ứng ở trẻ có thể kể đến như: thay đổi áp suất khí quyển, thức ăn cay, mùi nước hoa, khói từ chất đốt, khói nhang, đèn sáng,…
Do bệnh hen suyễn
Trẻ ho có đờm, hắt hơi, khó thở kèm sổ mũi kéo dài nguyên nhân chính là do hen suyễn. Ba mẹ nên lưu ý bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Có thể bạn quan tâm: 9 Cách khắc phục tình trạng
9 Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh có đờm hiệu quả tại nhà
Do lệch vách ngăn mũi
Dấu hiệu nhận dạng của lệch vách ngăn mũi là một bên mũi luôn bị sung huyết, phù nề hơn bên còn lại. Hầu như trẻ chỉ bị lệch vách ngăn mũi khi bị chấn thương mũi. Tuy nhiên, một số trẻ bẩm sinh đã bị lệch vách ngăn.
Khi trẻ bị sổ mũi kéo dài do lệch vách ngăn mũi sẽ có các biểu hiện như sau: ngáy ngủ, chảy máu mũi, đau đầu, xoang mãn tính, khó thở một bên mũi,…
Do thuốc
Một nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài đó chính là việc sử dụng sai hoặc lạm dụng thuốc. Điều này không những không khiến bé khỏi bệnh mà còn làm bệnh diễn biến phức tạp hơn. Trẻ có thể sẽ phụ thuộc vào thuốc và lờn thuốc. Đây chính là lý do trẻ bị sổ mũi kéo dài mãi không khỏi.
Do thời tiết
Đôi khi, thay đổi thời tiết hay không khí lạnh sẽ khiến mũi trẻ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn. Đó chính là nguyên nhân trẻ hay bị sổ mũi kéo dài trong những ngày trời lạnh.
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non nớt nên dễ bị sổ mũi dai dẳng, vậy nên ba mẹ lưu ý đảm bảo giữ ấm cho trẻ trong những ngày trời trở lạnh nhé.
Có thể bạn quan tâm: 12
12 Bệnh giao mùa thường gặp nhất ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả
Do dị vật
Nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài mà không phải do cảm cúm, dị ứng hay các nguyên nhân khác thì ba mẹ hãy để ý đến dịch nhầy mũi của bé. Nếu dịch có mùi hôi thì có khả năng có dị vật đang mắc kẹt trong mũi của trẻ. Ba mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Do trẻ chưa biết cách xì mũi
Đôi khi, lý do khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài là do chưa biết cách xì mũi cho hiệu quả. Khi không xì hết nước mũi sẽ làm việc vệ sinh mũi không sạch. Điều này sẽ khiến trẻ bị sổ mũi nặng và dai dẳng hơn, có nguy tái bệnh.
Do chế độ ăn uống
Nếu ba mẹ cho trẻ dùng các loại thực phẩm như sữa nguyên kem, nguyên chất, ăn đồ nhiều dầu mỡ, chất béo hay ăn quá no sẽ khiến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. Điều này sẽ vô tình làm tăng tiết chất nhầy và khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn
Hướng dẫn cách trị nghẹt mũi cho bé đơn giản mà hiệu quả tại nhà
3Điều trị và chăm sóc trẻ bị sổ mũi kéo dài
Sử dụng nước muối sinh lý
Đối với trẻ bị sổ mũi kéo dài, ba mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý có chứa Natri, cottu F hoặc thành phần muối biển để rửa mũi thường xuyên cho trẻ. Đây là phương pháp đơn giản và an toàn, giúp làm sạch khoang mũi của trẻ.
Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, ba mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào trong nước ấm. Sau đó, tiến hành làm sạch mũi cho trẻ, nếu cần thiết có thể dùng đến bóng hút mũi. Thông thường, mẹ có thể nhỏ mũi cho trẻ khoảng 4 đến 5 lần mỗi ngày. Tuy nhiên nên dựa vào từng thể trạng của trẻ để đưa ra liều lượng sao cho phù hợp.
Bổ sung chất lỏng
Một trong những cách ba mẹ nên làm khi trẻ bị sổ mũi kéo dài là bổ sung thêm chất lỏng cho trẻ. Việc này sẽ làm cho dịch khoang mũi loãng đi do lượng nước cơ thể nhiều hơn. Từ đó, quá trình rửa và vệ sinh mũi trẻ trở nên đơn giản và dễ dàng.
Đối với trẻ đang bú sữa mẹ thì mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn các ngày thường. Với các bé đã cai sữa, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm cháo, uống nhiều nước, nhiều sữa hơn. Ngoài ra, với những trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể pha mật ong kết hợp cùng trà gừng để cho trẻ uống.
Mẹ nên bổ sung thêm chất lỏng cho trẻ
Kê cao đầu khi ngủ
Việc kê cao đầu khi ngủ sẽ ngăn các chất dịch nhầy chảy ngược vào hốc mũi của trẻ, từ đó giúp trẻ hít thở dễ dàng và ngủ ngon hơn. Việc này không chỉ giúp dịch mũi chảy ra ngoài tốt mà còn làm giảm khả năng trẻ bị sổ mũi kéo dài do ứ đọng dịch nhầy.
Áp dụng mẹo dân gian
Ba mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để làm giảm tình trạng sổ mũi ở trẻ như: massage bằng nước ấm, xông hơi, sử dụng tinh dầu tràm, bóng hút mũi, nước muối sinh lý,…
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn
Hướng dẫn cách massage cho trẻ theo chuẩn bệnh viện
Đưa trẻ đi khám
Nếu như tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài, kèm theo nước mũi màu vàng đục thì ba mẹ hãy đưa trẻ đi khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ giúp ba mẹ tìm ra được nguyên nhân làm trẻ bị sổ mũi. Từ đó đưa ra liệu trình và phương pháp điều trị thích hợp, tránh để tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Một số biện pháp khác
Ngoài các biện pháp trên, mẹ cũng có thể áp dụng cách sau khi trẻ bị sổ mũi kéo dài. Đó là bôi một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, ngực và lưng rồi massage nhẹ cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ giữ ấm cũng như phòng ngừa cảm lạnh. Nếu có sử dụng điều hòa, mẹ nên mang thêm tất cho trẻ để giữ ấm cơ thể.
Mẹ có thể massage bằng tinh dầu tràm để giúp bé dễ chịu hơn
4Ảnh hưởng khi rửa mũi không đúng cách
Khi trẻ bị sổ mũi kéo dài, hầu như các bậc phụ huynh nào cũng sẽ rửa mũi để làm trôi dịch nhầy và bụi bẩn cho trẻ. Việc này sẽ giúp làm giảm viêm mũi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu rửa sai cách, nước mũi sẽ chảy ngược vào tai, mũi họng gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang,….
Vì vậy, ba mẹ nên rửa mũi cho trẻ tại bệnh viện khi được các bác sĩ có chuyên môn thực hiện, hoặc làm tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý rửa mũi cho trẻ nếu không có hướng dẫn bởi như thế không chỉ làm trẻ khó chịu mà còn làm bệnh tình trở nặng hơn.
Chỉ nên rửa mũi cho trẻ tại nhà khi có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ
Có thể bạn quan tâm: 7 Cách rửa mũi cho bé an toàn, hiệu quả hỗ trợ trị sổ mũi kéo dài
5Cách phòng ngừa trẻ bị sổ mũi kéo dài
Một số cách ba mẹ nên lưu ý để phòng ngừa trẻ bị sổ mũi kéo dài:
-
Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
-
Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh bé sạch sẽ.
-
Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói bụi, ô nhiễm.
-
Vệ sinh, rửa tay cho trẻ hằng ngày.
-
Đeo khẩu trang , mặc ấm cho trẻ mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là vào mùa lạnh.
6Đôi lời từ AVAKids
Trẻ bị sổ mũi kéo dài là điều khiến ba mẹ không khỏi lo lắng, băn khoăn. Vậy nên, AVAKids hy vọng bài viết này giúp cho ba mẹ có thêm các cách điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng sổ mũi ở trẻ nhỏ.
Lưu ý: Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Xem thêm:
- Trẻ ho nhiều về đêm về là do yếu tố môi trường và bệnh lý
- Trẻ bị viêm phế quản cũng có thể gây ra tình trạng sổ mũi kéo dài
- Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh vào thời điểm giao mùa
Tổng hợp bởi Quỳnh Chi
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm